
Điểm lại những nỗ lực phân phối vaccine Covid-19 trên toàn cầu
Bên cạnh một phần thế giới tiến tới nơi lỏng các hạn chế và sống chung với đại dịch, tại các nước nghèo, hình ảnh bệnh nhân lây nhiễm và tử vong ngày càng tăng cao, điều này cho thấy sự thiếu hụt cả về chính sách đất nước lẫn nguồn cung vaccine đủ để kìm hãm bùng phát dịch bệnh.

Trong số các nỗ lực hiện có nổi bật nhất là COVAX, chương trình dựa vào đóng góp từ các nước giàu và các nhà tài trợ tư nhân nhằm phân bổ nguồn vaccine công bằng khắp thế giới. Tuy nhiên COVAX dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn chưa thể hoàn thiện phủ sóng vaccine, bỏ lỡ các mục tiêu phân phân phối do không đủ nguồn lực nhằm đảm bảo nguồn cung cấp vaccine sớm trong đại dịch. Tính đến giữa tháng 8, COVAX đã phân phối khoảng 207 triệu liều cho 138 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây vẫn là con số khiêm tốn so với 417 triệu liều ở riêng Hoa Kỳ.
COVAX được thành lập vào năm ngoái để cố gắng và đảm bảo vaccine được phân phối công bằng và được dẫn dắt bởi các cơ quan y tế công cộng bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới. Không đủ vaccine, hiện COVAX đang dựa vào số liều tiêm chủng do các nước giàu tặng lại nhưng hầu hết không thể bàn giao hết trong năm nay.
Để nhận được vaccine từ COVAX, các quốc gia phải trình bày chiến lược phân phối vaccine và ưu tiên những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế và người cao tuổi. Tuy nhiên một số quốc gia trong tình trạng cấp bách không thể đưa ra một kế hoạch rạch ròi chi tiết và thiếu kinh phí để thực hiện các chiến dịch tiêm chủng. Từ đây, các tổ chức, quốc gia khác trên toàn cầu tiếp tục chung tay trợ lực.
Tháng 7 vừa qua, Liên minh châu Phi cho biết đã mua 400 triệu liều vaccine Johnson & Johnson cho 45 quốc gia châu Phi. Trung Quốc, Nga và Mỹ đã tài trợ hàng triệu vaccine cho các quốc gia khác. Vào tháng 6, các quốc gia công nghiệp hàng đầu gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ (G7) tuyên bố sẽ tặng 1 tỷ liều cho các nước nghèo. Thế nhưng con số này chưa đủ so với 11 tỷ liều mà WHO cho rằng cần thiết để ngăn chặn đại dịch. Nhằm bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao ở những nước nghèo, WHO đã kêu gọi các nước giàu ngay lập tức tặng thêm vaccine, ngừng kế hoạch tiêm chủng bổ sung và tiêm liều tăng cường cho trẻ em.
TL
Cùng chuyên mục


Thêm một cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây - Trung Quốc

Niềm tin của Airbus vào tương lai của ngành công nghiệp hàng không

Tổng Lãnh sự Ấn Độ : “Việt Nam là quốc gia có tinh thần hỗ trợ, dám nghĩ dám làm”

50 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ đang tìm hiểu tại thị trường Việt Nam

Đà Nẵng tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng, xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp Hàn Quốc
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?