Đền Pác Tạ (Na Hang): Điểm du lịch tâm linh tưởng nhớ phu nhân tướng quân Trần Nhật Duật
- 8
- Khám phá
- 19:02 31/12/2021
DNHN - Tuyên Quang được mọi người biết đến là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, trong đó phải kể đến đền Pác Tại nơi đây thờ phụng và tưởng nhớ vị hôn thê của Tướng quân Trần Nhật Duật. Có thể khẳng định đền Pác Tạ là một trong những dấu tích còn lại minh chứng cho cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai năm 1285 do một vị tướng tài giỏi Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật lúc đó trấn thủ vùng đất Tuyên Quang.
Đền Pác Tạ là một ngôi đền cổ nơi hợp lưu sông Gâm và sông Năng. Núi Pác Tạ sau lưng tạo cho đền thế tựa sơn đạp thủy. Đến nơi đây bạn sẽ cảm nhận được mỗi góc nhìn núi lại hiện lên hình dáng khác nhau. Có góc thấy con Voi trầm ngâm, có góc thấy nậm rượu khổng lồ. Truyện kể lại rằng những năm trấn thủ Tuyên Quang, Tướng quân Trần Nhật Duật đem lòng yêu con gái một tù trưởng. Ngày rước dâu về kinh, đoàn thuyền đi trên sông Gâm chẳng may gặp cơn lốc xoáy. Cô dâu tử nạn. Tiếc thương vô hạn, Trần Nhật Duật lệnh cho quan lại, dân chúng cố tìm vớt thi thể nàng. Rồi sai lập đền thờ tại nơi tìm thấy thi thể người con gái đoản mệnh. Dòng họ Ma được giao lo việc thờ cúng. Ban đầu đền làm bằng tre, nứa dựng bên tả ngạn sông Năng. Một hôm trời nổi cơn giông, gió quấn mái đền bay sang rẻo đất đối diện. Cho là điềm lành, dân chúng bèn dựng ngôi đền mới, khang trang hơn dưới chân núi Pác Tạ.

Theo ông Ma Văn Lược, hậu duệ dòng họ làm từ thì kiến trúc đền hình chữ nhất, ba gian hai chái, sáu hàng cột, vách gỗ, lợp lá, cửa hướng ra sông Gâm. Nền cao hơn sân 1 mét, bó gạch sung quanh. Gạch bó nền màu hồng tươi, làm bằng đất đồi tại chỗ, không qua tinh luyện nên nhiều sạn sỏi, độ nung khá cao. Bằng vào các đặc trưng, đoán định gạch có niên đại thế kỷ 17.

Các cấu kiện kiến trúc đều bằng gỗ, lợp ngói vẩy rồng, nóc có đôi Rồng chầu nguyệt, bốn góc có đao cong hình con Rồng, bốn nóc xối có bốn con Nghê chầu. Kiến trúc trong đền được chạm khắc tinh tế. Chân cột bằng đá, 2 thớt, trên hình tròn, dưới hình bát giác. Gian giữa phía trong cùng có gác lửng, bưng ván. Chính giữa đặt tượng "Đức Thánh Mẫu" bằng gỗ trong tư thế ngồi, mặc áo thụng, hai tay đặt lên đầu gối, kích thước như người thực. Phía trên khán thờ có bức đại tự: Đền thiêng Pác Tạ. Các đồ tế tự gồm có: Hoành phi, câu đối, chuông, thanh la, bát hương.
Với những giá trị về mặt văn hóa và lịch sử, đền Pác Tạ luôn luôn là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách thập phương không chỉ là vẻ đẹp về giá trị tâm linh mà nơi đây com đep lại giá trị văn hóa được người dân bản xứ giữ gìn bảo vệ. Ai đã từng đến nơi đây sẽ cảm nhận được văn hóa truyền thống từ cha ông để lại mang ý nghĩa uông nước nhớ nguồn.
Vũ Tiến
Bài liên quan
Đọc thêm Khám phá
Ẩm thực - Cầu nối đến Cà Mau
Năm 2022 đánh dấu sự hồi sinh mạnh mẽ của du lịch Cà Mau. Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2022” với hàng loạt sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đã thổi bùng luồng sinh khí sôi động, gia tăng tính cạnh tranh của thị trường du lịch tỉnh nhà. Một trong những điểm nhấn của du lịch Cà Mau được du khách đặc biệt quan tâm đó là văn hoá ẩm thực phong phú, đầy bản sắc, mang đậm hồn cốt của đất và người miền địa đầu cực Nam Tổ quốc.
Châu Đốc (An Giang): Nét đẹp văn hoá từ tín ngưỡng võ tướng thần tại Miếu Hàn Lâm
Khi các du khách thập phương đến với An Giang sẽ thoả mình chiêm ngưỡng nét đẹp văn hoá, du lịch tâm linh được hình thành, giữ gìn và phát triển qua hàng thế kỷ nơi đây trở thành nơi hội tụ và giao hòa nhiều dòng chảy văn hóa khác nhau quá trình giao thoa văn hoá đã đưa nên văn hoá nơi đây đặc sắc với tín ngưỡng thờ võ thần.
An Giang: Lộ diện “Phật thạch thủ” khổng lồ
Vùng đất An Giang vốn nổi tiếng về những câu chuyện mang màu sắc tâm linh huyền bí, Bàn Tay Phật tương truyền trong nhân gian giờ đã “lộ diện” sau bấy lâu ẩn mình trong dãy Thất Sơn hùng vĩ. Mới đây, tiếng lành đồn xa về “cầu được, ước thấy” quá đỗi vi diệu không chỉ thu hút đông đảo Phật Tử đến viếng thăm, nhiều khách du lịch được dịp về đây cũng dừng chân chiêm ngưỡng “tuyệt tác nhiệm màu của tạo hóa” thỏa sự hiếu kỳ.
Hòa Bình: Trải nghiệm Bay dù lượn trên “Trời Mây Xứ Mường”
Ngày 29/4/2022, hơn 40 phi công dù lượn Hà Nội đã tham gia “Chương trình trải nghiệm bay dù lượn “Trời mây Xứ Mường” tại xã Quang Tiến, TP Hòa Bình, Hòa Bình. Chương trình do UBND thành phố Hòa Bình phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh, Công ty CP Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Dù lượn TP Hà Nội tổ chức nhân dịp chào mừng 47 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước.
Mở cửa tham quan Nhà máy Điện mặt trời đẹp nhất Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) An Hảo có vốn đầu tư trên 6000 tỷ đồng, công suất phát điện 210MWp, trải rộng trên diện tích khoảng 275 ha, tọa lạc tại xã An Hảo - huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Công trình có sức sản xuất lượng điện năng hơn 302 triệu KWh/năm, do Sao Mai Group làm chủ đầu tư.
Trà Sư - Bảng màu rực rỡ của thiên nhiên
Trà Sư - một miền kỳ quan thiên tạo sở hữu không gian xanh tuyệt diệu, cảnh sắc yên bình như “viên ngọc ẩn” lênh lênh trong bốn bề non nước. Mỗi độ lễ hội ở An Giang , bức tranh thiên phú Trà Sư càng quyến rũ hơn bởi “bảng màu” rực rỡ, tươi đẹp.
Làng nghề Trường Sơn: Nơi hội tụ nhiều tác phẩm mỹ nghệ độc đáo
Nếu một lần bạn đến với Nha Trang du lịch sẽ mê mẩn với nét đẹp truyền thống làng nghề Trường Sơn, phường Phước Long, thành phố Nha Trang đến nơi đây bạn sẽ cảm nhận được những giá trị văn hoá được cha ông gìn giữ hàng trăm năm cho đến ngày nay qua hàng trăm tác phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, trong đó có 10 bộ tác phẩm đạt kỷ lục Việt Nam.
Độc đáo nghề dệt thổ cẩm
Từ đôi tay khéo léo của những con người dân tộc Cơtu đã tạo ra vô số sản phẩm độc đáo. Những sản phẩm đó đã được bảo lưu nét tinh hoa văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và trang phục. Đây là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của tộc người Cơtu.
Tuyên Quang: Hương vị cơm Lam in sâu trong lòng du khách
Tuyên Quang được biết đến không chỉ là những khu di tích lịch sử nổi tiếng được mệnh danh là “thủ đô kháng chiến” mà còn được biết đến những món ăn dân dã mang đậm hương vị nơi thủ đô kháng chiến đó là món ăn cơm lam tại phường Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Những gương mặt vui vẻ trìu mến khách, những giọt mồ hôi lăn trên má vì lò cơm lam lửa đỏ hồng.
Thuỷ Xuân (TP. Huế): Nét đẹp độc đáo từ phố làng hương kiến du khách mê mẩn
Khi các du khách thập phương đến với Huế mộng mơ là nhắc ngay đến vẻ đẹp của Làng nghề làm hương tại phường Thủy Xuân, TP.Huế nơi đây được hình thành từ thời nhà Nguyễn lúc đầu là phục vụ cho nhu cầu tâm linh, thờ cúng của Triều đình và nhân dân trong vùng. Nhiều năm trở lại đây, các hộ gia đình đã lập các cơ sở trình diễn nghề, trưng bày và quảng bá sản phẩm đến khách du lịch trong và ngoài nước khiến nhiều du khách cảm thán từ cách làm đến vấn đề lựa chọn nguyên vật liệu.