
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề xuất trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo quy định hiện hành, Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập và được thành lập ở cấp tỉnh. Kinh phí hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính. Quá trình tổ chức thi hành trong thời gian qua đã phát sinh khó khăn vương mắc bất cập nên đã không phát huy được vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất trong việc tạo lập quỹ đất.
Tại dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi nội dung này theo hướng: Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công hoặc doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp Tổ chức phát triển quỹ đất là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tạo quỹ đất.
Quy định cụ thể kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất được cấp từ ngân sách nhà nước, ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng; huy động từ liên doanh, liên kết; nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho tổ chức này hoạt động có hiệu quả.
Về mô hình tổ chức, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án:
- Phương án 01: Thực hiện theo mô hình một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, được thành lập chi nhánh tại địa bàn cấp huyện.
- Phương án 02: Thực hiện theo mô hình 2 cấp. Tại cấp tỉnh, thành lập hoặc sắp xếp, kiện toàn lại Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công hoặc doanh nghiệp công ích trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tại cấp huyện, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
PV
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
- Lý do gì khiến cựu CEO Twitter "bốc hơi" 526 triệu USD tài sản?
- Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay
Cùng chuyên mục


Trình tự, thủ tục giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Công bố 10 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần

Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước thi hành từ ngày 20/3/2023

Những điều cần biết về "Doanh nghiệp tư nhân"

Nhận diện được app đầu tư chứng khoán hợp pháp
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?