“Đế chế” của Warren Buffett, "lò" sản sinh tỷ phú
- Gương mặt doanh nhân
- 14:35 04/05/2019
Nhà đầu tư huyền thoại đã đưa Berkshire Hathaway từ chỗ là một công ty dệt bên bờ vực phá sản trở thành một “đế chế” trị giá 537 tỷ USD...
Vào năm 1995, khi đàm phán để bán lại công ty gia đình cho Warren Buffett, Bill Child quyết tâm đổi lấy cổ phiếu Berkshire Hathaway - tập đoàn đa lĩnh vực của nhà đầu tư huyền thoại.
"Đó là một trong những quyết định đúng đắn nhất mà tôi từng có", ông Child nhớ lại.
Khi ông Child đổi công ty đồ gia dụng R.C. Willey Home Furnishings của gia đình lấy cổ phần trong Berkshire, giá cổ phiếu Berkshire vào khoảng 24.000 USD/cổ phiếu. Hiện nay, giá cổ phiếu này là gần 328.000 USD/cổ phiếu.
Theo ước tính của hãng tin Bloomberg, nếu nhà Child giữ nguyên số cổ phiếu đó đến bây giờ, thì giá trị đã đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 14 lần so với thời điểm năm 1995.
Ông Buffett đã cùng với người cộng sự đắc lực Charles Munger đưa Berkshire Hathaway từ chỗ là một công ty dệt bên bờ vực phá sản trở thành một "đế chế" trị giá 537 tỷ USD, với các lĩnh vực kinh doanh trải rộng từ bảo hiểm, chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh cho tới đường sắt.
Quá trình lớn mạnh của Berkshire không chỉ đưa Buffett trở thành người giàu thứ tư thế giới và còn sản sinh nhiều tỷ phú khác, từ ông Munger cho tới những nhà đầu tư sớm có sự tin tưởng vào tập đoàn, và những gia đình phía sau các công ty được Berkshire mua lại. Theo ước tính của Bloomberg, ngoài Buffett, Berkshire còn giúp tạo ra 7 tỷ phú khác.
Danh sách các cá nhân và gia đình trở thành tỷ phú nhờ Berkshire Hathaway:
Cá nhân/gia đình |
Nguồn tài sản |
Giá trị tài sản ròng |
Warren Buffett |
Nắm cổ phần 17% trong Berkshire Hathaway |
81,9 tỷ USD |
Walter Scott |
Nắm 8% Berkshire Hathaway Energy Co. |
4,8 tỷ USD |
Gia đình Van Tuyl |
Bán Van Tuyl Group cho Berkshire vào năm 2015 |
3,9 tỷ USD |
Gia đình Ueltschi |
Bán FlightSafety International cho Berkshire vào năm 1996 |
2,5 tỷ USD |
Stewart Horejsi |
Bắt đầu đầu tư vào Berkshire vào 1980 |
1,5 tỷ USD |
Gia đình Haslam |
Bán cổ phần Pilot Flying J cho Berkshire vào 2017 |
5,9 tỷ USD |
David Gottesman |
Nhà đầu tư sớm vào Berkshire |
2,1 tỷ USD |
Charles Munger |
Phó chủ tịch Berkshire từ 1978 |
1,5 tỷ USD |
Nguồn: Bloomberg
Chặng đường phát triển của Berkshire không hề bằng phẳng. Cổ phiếu của công ty từng sụt giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và trong vòng 1 thập kỷ qua, mức tăng giá của cổ hiếu này thấp hơn mức tăng của chỉ số S&P 500.
Tuy nhiên, những nhà đầu tư nắm cổ phiếu Berkshire từ năm 1964 đến nay đã đạt mức lãi 2.472.627%, cao gấp 165 lần mức tăng của S&P 500. Với 10.000 USD đầu tư cách đây 55 năm, người nắm giữ cổ phiếu Berkshire đến nay đã có trong tay hơn 170 triệu USD.
Một trong những chiến lược của ông Buffett là mua lại các công ty gia đình và duy trì đội ngũ quản lý ban đầu sau khi đã đưa các công ty đó gia nhập hệ thống Berkshire.
Trong số những công ty gia đình mà ông từng mua phải kể đến mạng lưới cửa hàng ô tô Van Tuyls với giá 4,1 tỷ USD, công ty sản xuất nhà tiền chế Clayton Homes với giá 1,7 tỷ USD, siêu thị đồ nội thất Nebraska Furniture Mart với giá 55 triệu USD, hay công ty đào tạo hàng không FlightSafety International với giá 1,5 tỷ USD.
Trong các thương vụ mua lại, ông Buffett thường thích thanh toán bằng tiền mặt, nhưng ông cũng cân nhắc phát hành cổ phiếu Berkshire để trả nếu nhận thấy giá trị phù hợp của công ty được mua. Những gia đình bán công ty cho Berkshire, nếu được trả bằng cổ phiếu và nắm giữ lâu dài, thì lợi ích đạt được là rất lớn.
Chẳng hạn, vào năm 1993, Buffett mua lại công ty giày Dexter Shoe từ hai gia đình Alfond và Lunder bằng 25.203 cổ phiếu Berkshire. Số cổ phiếu đó hiện có giá trị khoảng 8 tỷ USD.
Dùng cổ phiếu Berkshire để trả cho các vụ mua lại, tuy hấp dẫn với bên bán, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt cho Buffett. Nhà đầu tư huyền thoại 88 tuổi thừa nhận rằng vụ thâu tóm Dexter là "thương vụ" tồi tệ nhất của ông. Trong một là thư gửi cổ đông Berkshire, ông nói rằng đã sai lầm khi không đánh giá đúng về năng lực cạnh tranh của Dexter, và tiếp đó lại phạm thêm sai lầm nữa khi trả bằng cổ phiếu để mua công ty này.
Mức lợi nhuận "khủng" mà Buffett mang lại cho những ai nắm giữ cổ phiếu Berkshire là lý do chính phía sau việc có nhiều đến vậy các cổ đông "hành hương" về Omaha mỗi năm để dự đại hội cổ đông thường niên của tập đoàn. Hội nghị của năm nay sẽ diễn ra vào ngày 4/5.
Tuy nhiên, tốc độ tăng giá cổ phiếu Berkshire như trước đây ngày càng khó duy trì, bởi tập đoàn đã trở nên quá lớn.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC vào năm 2015, ông Buffett nói rằng những thương vụ tiềm năng đủ lớn để có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả kinh doanh của Berkshire đã trở nên "rất, rất hạn chế".
Hôm thứ Năm vừa rồi, ông Buffett tiết lộ rằng Berkshire đã mua cổ phiếu hãng thương mại điện tử Amazon sau nhiều năm gần như tránh cổ phiếu công nghệ. "Nhà tiên tri xứ Omaha" thừa nhận đã không đánh giá đúng về Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, và "đã là một kẻ ngốc khi không mua cổ phiếu Amazon từ trước".
Bình Minh
Tin liên quan
#tỉ phú

Giám đốc đầu tư của Tiedemann Advisors - Kent Insley phân bổ tài sản như nào?
Giám đốc đầu tư tại văn phòng gia đình trị giá 20 tỷ đô la giải thích cách ông phân bổ tài sản cho những người siêu giàu - và chia sẻ 3 nhà quản lý quỹ tương hỗ tốt hơn trong danh sách mua của mình

Chuyện những siêu tỷ phú tiết kiệm, sống giản dị
Nắm trong tay hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đô nhưng họ vẫn khoác lên mình một phong cách hết sức giản dị, giống như biết bao người bình thường khác.

Tỷ phú Nga nộp 20 triệu bảng để tại ngoại
Oleg Tinkov, tỷ phú nổi tiếng người Nga, đã trả 20 triệu bảng cho tòa án Anh để được tại ngoại trong khi tiếp tục tìm cách chống lại việc dẫn độ sang Mỹ.

Nữ tỉ phú Thái Lan vừa chi nghìn tỷ mua cổ phần nước mặt sông Đuống giàu có tới mức nào?
Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện là một trong người phụ nữ giàu có, quyền lực bậc nhất tại Thái Lan với khối tài sản 865 triệu USD.

Vì sao Jeff Bezos luôn bình tĩnh trước biến động của cổ phiếu Amazon?
Niêm yết vào năm 1997, cổ phiếu Amazon từng có thời điểm sụt xuống chỉ còn 6 USD khi bong bóng dot-com vỡ đầu những năm 2000. Hiện cổ phiếu này giao dịch với giá hơn 1.760 USD...

Giàu thứ 5 thế giới nhưng tỷ phú Carlos Slim lại ở trong một căn nhà giản dị suốt 40 năm
Hiện xếp thứ 5 và từng vượt mặt Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng tỷ phú Carlos Slim lại chỉ ở trong một căn nhà giản dị suốt 40 năm qua. Siêu giàu có nhưng vị tỷ phú lại không có du thuyền và chỉ dùng chiếc đồng hồ máy tính bằng nhựa...
Đọc thêm Gương mặt doanh nhân
Ba người từng khởi nghiệp từ viết phần mềm và giờ họ là 3/5 tỷ phú giàu nhất hành tinh với tài sản hàng trăm tỷ USD
Thực tế, viết phần mềm không còn là một nghề quá xa lạ với chúng ta và trên thế giới, từng có rất nhiều người khởi nghiệp từ nghề này và trở thành triệu phú hay thậm chí là tỷ phú đô la.
Doanh nhân Lê Thị Quyên vinh dự được nhận danh hiệu “Nữ doanh nhân ấn tượng” với nhiều hoạt động cộng đồng
Ngày 16/1/2021 vừa qua tại Hải Phòng, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình “Hội tụ nữ doanh nhân Việt Nam” năm 2021. Doanh nhân Lê Thị Quyên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Queen Group vinh dự nhận danh hiệu “Nữ doanh nhân ấn tượng” năm 2020.
Tỷ phú bất động sản hàng đầu châu Á rơi vào cảnh nợ nần chồng chất
Chỉ trong 5 năm, ông trùm bất động sản Hồng Kông - Pan Sutong đã từ vị trí là một trong số những người giàu nhất châu Á nay trở thành con nợ sau khi tòa nhà chọc trời hàng đầu của công ty ông bị tịch thu bởi các chủ nợ đòi số tiền hơn 1 tỷ USD.
Tỷ phú Trần Bá Dương và những câu chuyện kinh doanh "bẻ lái" thành công
Nói đến Trần Bá Dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ông chủ dẫn dắt Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) tung hoành trong ngành công nghiệp ô tô. Nhưng sẽ là chưa đủ, bởi ngoài lĩnh vực ô tô, ông còn kinh doanh bất động sản, làm nông nghiệp, hải sản...
Bài học kinh doanh từ hành trình của cậu bé bán báo trở thành CEO tập đoàn tỷ đô
Thật khó hình dung câu chuyện về một cậu bé bán báo và sau này trở thành CEO tập đoàn tỷ đô. Hành tình của ông đã để lại nhiều bài học trong kinh doanh cho các nhà khởi nghiệp.
Hành trình Lance Uggla đưa IHS Markit trở thành một mỏ vàng dữ liệu trị giá hàng chục tỉ USD
Là một doanh nhân khởi nghiệp thành công đòi hỏi phải có tầm nhìn lớn và khả năng kiên trì bám đuổi để biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Lance Uggla, người đã đưa những dữ liệu tài chính khô khan thành mỏ vàng mà được biết đến với cái tên IHS Markit.
Con trai tỷ phú Pháp Bernard Arnault tiếp quản hãng trang sức Tiffany
Theo Bloomberg, việc nắm quyền quản lý Tiffany & Co sẽ đưa Alexandre Arnault - 28 tuổi, con trai thứ ba của tỷ phú Bernard Arnault vào "câu lạc bộ" những nhân vật hàng đầu trong thế giới trang sức xa xỉ.
Người đứng sau đế chế giao đồ ăn trị giá hơn 30 tỷ USD
Với mức định giá hơn 30 tỷ USD của DoorDash sau IPO, cổ phần của Tony Xu - đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của gã khổng lồ giao đồ ăn sẽ trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.
Doanh nhân Trần Thị Minh Hiền: Làm từ thiện không phải để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi...
“Với tôi làm từ thiện xuất phát từ tâm mình. Không phải làm để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi và khi giàu có mới làm, bởi từ thiện không chỉ dựa vào số tiền nhiều hay ít, món quà chất lượng hay không mà quan trọng nhất là cách tặng, cách trao, để người nhận quà cảm nhận mình được quan tâm, sẻ chia thực sự”. Đó là chia sẻ của nữ doanh nhân Trần Thị Minh Hiền tại Lễ “Trao yêu thương 2021” do vợ chồng chị tổ chức ngày 8/12 vừa qua tại tư gia- Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Tuổi thơ dữ dội của những tỷ phú hàng đầu thế giới
Các tỷ phú thường trông như thế nào khi còn nhỏ? Trong khi Mark Zuckerberg là một anh chàng mọt sách thì tỷ phú Warren Buffett lại là một cậu bé không nổi trội trong việc học tập.