Đẩy mạnh thị trường trong nước giúp doanh nghiệp vượt khó dịch Covid-19
- Kinh doanh
- 13:21 27/02/2021
DNHN - Dịch bệnh hoành hành khiến cho giao thương hàng hóa bị tắc nghẽn, điều này đã tác động mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu vì thế thị trường nội địa với 100 triệu dân sẽ trợ giúp các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Doanh nghiệp chuyển hướng
Trong lúc gian nguy nhất, DN đã nhận ra rằng, cần phải tập trung nghiên cứu và khai thác thị trường trong nước, đây chính là mảnh đất màu mỡ để các DN nội mở rộng thị phần, thay vì phải khó khăn khi đi khai thác thị phần xa trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.
Đại diện một DN chuyên xuất khẩu nông sản cho biết, từ thời điểm dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trở lại, các thị trường mà DN này xuất khẩu hàng hóa chủ yếu lại đang là những “điểm nóng” của dịch bệnh như Mỹ, châu Âu... cho nên việc giao thương, ký kết các hợp đồng mới hầu như không được thực hiện, khiến DN đứng trước vô vàn khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp tập trung thị trường trong nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Với chiến lược đưa sản phẩm chinh phục thị trường trong nước, DN này tiếp tục nghiên cứu tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân Việt mà trước đến nay còn bị bỏ ngỏ.
“Từ việc nắm rõ được tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, DN đã có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm cũng như chú trọng mẫu mã và cách tiếp thị nên dần dần vì thế sản phẩm của DN đã từng bước được người tiêu dùng đón nhận”, đại diện DN cho biết.
Không chỉ là hàng hóa tiêu dùng, nhiều DN trước đây từng chú trọng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực của Việt Nam nay cũng hướng về thị trường nội địa khi đại dịch Covid -19 hoành hành.
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), thị trường nội địa Việt Nam đang phát triển có thể bổ sung một phần, thậm chí đối trọng với thị trường nước ngoài. Hiện, khoảng 1/6 dân số Việt Nam đã gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu với chi tiêu bình quân đầu người hơn 15 USD/ngày.
“Nếu duy trì được tốc độ hiện tại, mỗi năm Việt Nam sẽ có thêm 1 triệu người tham gia nhóm tiêu dùng này”, WB cho hay, đồng thời đánh giá, tầng lớp trung lưu mới nổi sẽ không chỉ tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ nhiều hơn mà còn yêu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Điều này đòi hỏi các DN cần phải nâng cao năng lực sản xuất để nâng chất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, như vậy mới có thể cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài.
Tập đoàn Minh Phú thời gian qua vốn nổi tiếng với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đến các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản... thế nhưng dịch bệnh khiến hàng hóa không thể tiêu thụ, lưu thông được. Tập đoàn này đã quyết định hướng mạnh vào thị trường nội địa bằng những sản phẩm thủy sản thế mạnh được chế biến phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.
Giảm bớt khâu trung gian trong phân phối hàng hóa
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để kích cầu nội địa trong dịch Covid-19 cần phải phát huy những tiềm năng vốn có của thị trường nội địa. Nhất là khi các kênh thương mại truyền thống chưa được quan tâm đúng mức, cùng lúc phải cạnh tranh một cách quyết liệt với kênh thương mại hiện đại của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Nhận định về tầm quan trọng của thị trường nội địa trong bối cảnh hiện nay, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với chặng đường hơn 10 năm qua đã thực sự lan tỏa, phần lớn người Việt vẫn lựa chọn kênh phân phối truyền thống, đó chính là thế mạnh của các DN, từ đó khẳng định vị trí của mình trên sân nhà.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chỉ rõ, muốn phát triển thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng cá nhân trước hết cần phải phải tạo công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động trong toàn xã hội. Muốn tăng sức mua xã hội cần phải tăng cung hàng hóa có chất lượng, có giá cả cạnh tranh, mẫu mã hàng hóa đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
“Sản xuất và phân phối nhất thiết phải lập được các chuỗi hoạt động một cách hiệu quả, lợi nhuận của từng khâu trong chuỗi phải được xác định hợp lý nhằm kích thích chuỗi phát triển bền vững. Hàng hóa sản xuất phải đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, vừa giảm khâu trung gian, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt ở thị trường nội địa”, ông Phú nói.
Ngoài ra, muốn kích cầu thị trường nội địa, theo ông Vũ Vinh Phú, cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối quốc gia, bao gồm các vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh. Đi đôi với các trung tâm dự trữ hàng hóa, nhà máy chế biến, hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics,… cần sớm thiết lập hệ thống các chợ đầu mối nhằm đảm bảo cho hàng hóa được giao dịch một cách công khai, minh bạch trên thị trường.
PV
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với nhiều sản phẩm nhôm Trung Quốc từ 25/4
Đã có kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Sau Becamex UDJ, công ty mẹ - Becamex cũng sai phạm về thuế
Cơ quan chức năng xác định Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex) đã có hành vi khai sai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường nội địa trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ra toàn thế giới và vẫn đang có những diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trái cây đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do một số thị trường tạm ngừng thông quan hoặc tăng cường kiểm dịch phòng chống Covid-19.
Hòa Bình: Phát triển kinh tế vùng hồ gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản
Ngày 22/4, trong khuôn khổ dự án "Liên minh bình đẳng vì sinh kế của người dân tộc thiểu số", Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh phối hợp Tổ chức AOP tổ chức hội thảo Hợp tác phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản.
Sau nhiều sai phạm của Netflix, Bộ Thông tin và Truyền thông muốn siết quy định về phim chiếu trên internet
Theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, cần có các quy định về cảnh báo rõ ràng cho người xem về những nội dung có thể không phù hợp, nguy hiểm... và gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu.
Việt Nam xuất siêu gần 1,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4
Trong nửa đầu tháng 4/2021, Việt Nam đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 26,61 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 12,65 tỷ USD.
Các giao dịch SPAC trên phố Wall về cơ bản đã ngưng trệ
Tưởng chừng sẽ kéo dài, nhưng "bữa tiệc" SPAC (công ty mua lại có mục đích đặc biệt) ở Phố Wall bất ngờ nguội nhanh chóng những ngày gần đây – hãng tin CNBC cho hay.
Tập đoàn Hòa Phát sẽ chia cổ tức lên tới 40%
Nguồn chi trả cổ tức năm 2020 của Tập đoàn Hòa Phát đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thực hiện trong quý II, quý III năm 2021.
Che giấu sở hữu cổ phiếu PVI, HDI Global SE bị phạt
HDI Global bị phạt vì thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định.
3 bài học xử lý khủng hoảng từ vụ lùm xum của Tesla tại Thượng Hải
Dù là doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh đều cần khoảng thời gian dài không ngừng nỗ lực chứng minh bản thân tuy nhiên chỉ một sai lầm có thể hủy hoại tất cả. Đây chính là trường hợp của Tesla tại triển lãm xe Thượng Hải vừa qua và cách xử lý khủng hoảng của nhà sản xuất xe điện không được lòng chính phủ cũng như người dân Trung Quốc.