Thứ tư 30/10/2024 10:20
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

30/09/2021 14:37
Trong 10 năm thực thi vừa qua (2011-2021), các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự p
aa

Người tiêu dùng được bảo vệ từ “gốc”

Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Từ khi ra đời đến nay, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó, đặc biệt là việc hình thành hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương; mạng lưới các Hội Bảo vệ NTD và một số thành tựu trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ NTD, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo hành và thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.

Theo đánh giá, quyền lợi của NTD đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán đã được cải thiện, đặc biệt đã bắt đầu thực hiện việc bảo vệ NTD từ “gốc” - bảo vệ theo chuỗi sản xuất phân phối, hàng hóa có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Các đơn vị bán lẻ từng bước xây dựng được thương hiệu của mình thông qua công tác phục vụ và công tác bảo vệ NTD.

Thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD (Bộ Công Thương) cho thấy, số lượng các Hội Bảo vệ NTD được thành lập mới tại các tỉnh, thành phố đã có sự gia tăng đáng kể, từ 44 hội trên cả nước vào năm 2012 lên 56 hội vào năm 2020. Trong đó, nhiều hội đã phát triển mạng lưới xuống cấp huyện, xã, cũng như thành lập nhiều chi hội trực thuộc. Một số hội tại các địa phương đã đăng ký thành viên của Hội Bảo vệ NTD Việt Nam, tạo thành một khối tổ chức thống nhất, cùng hoạt động vì mục tiêu bảo vệ NTD.

Song song với đó, công tác tư vấn, hỗ trợ NTD giải quyết khiếu nại tại các cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương đã ghi nhận số lượng vụ việc khiếu nại, phản ánh gia tăng rõ nét, từ chỗ chỉ có trên dưới 100 vụ việc/năm trong giai đoạn 2011-2012 đã tăng lên trên 500 vụ/năm trong giai đoạn 2015-2020...

Quyền lợi của NTD đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán đã được cải thiện.

Một trong những kết quả rất nổi bật là việc xây dựng và đưa vào vận hành tổng đài tư vấn hỗ trợ NTD tại đầu số miễn phí cước gọi đến 1800.6838. Thống kê cho thấy, năm 2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD đã tiếp nhận hơn 14.000 phản ánh, khiếu nại, yêu cầu tư vấn từ NTD; trong đó, chủ yếu tăng mạnh thông qua Tổng đài tư vấn và hỗ trợ NTD 1800.6838. Mặc dù vậy, trong năm 2020 có tới 11.211 cuộc gọi tới tổng đài của Bộ Công Thương nhưng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD chỉ có thể tiếp nhận và trả lời được khoảng 80 - 90% cuộc gọi đến. Đây là con số khá cao so với khoảng 60% cuộc gọi tới được trả lời vào giai đoạn 2015-2019.

Với số lượng cuộc gọi này cho thấy, việc phản ánh, khiếu nại của NTD ngày càng tăng lên cùng với năng lực xử lý tại các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tồn tại chưa được xử lý hết. Thực tế cho thấy, quyền lợi của NTD vẫn bị xâm phạm nhiều bởi một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, chính xác những quy định pháp luật về vấn đề này. Nhiều phản ánh về hiện tượng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại cho NTD (chủ yếu liên quan đến các giao dịch trên môi trường mạng); vi phạm quyền được bảo vệ thông tin của NTD, quấy rối NTD. Trong đó, chủ yếu là lĩnh vực như nhà chung cư, bất động sản, bảo hiểm, tiêu dùng.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền đã được chủ động và thường xuyên, liên tục thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nổi bật là hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của NTD Việt Nam (ngày 15/3) hàng năm luôn ghi nhận sự tham gia của ít nhất 58 tỉnh, thành phố với nhiều hoạt động hướng tới NTD. Tổ chức hàng chục nghìn hội thảo, tập huấn, mittinh, phát hành sách báo, tạp chí và tài liệu tuyên truyền; phát hàng triệu tờ rơi, các buổi phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của NTD, cộng đồng doanh nghiệp đối với các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Thêm vào đó, phạm vi và đối tượng tuyên truyền cũng đã được mở rộng, không chỉ tập trung ở các vùng thành thị mà đã định hướng xuống các địa phương, vùng sâu, vùng xa và hướng tới đối tượng đặc biệt (đồng bào dân tộc) hoặc các nhóm đối tượng như học sinh, sinh viên...

Bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng

Bên cạnh các kết quả đạt được, một vấn đề hạn chế, tồn tại trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã được chỉ rõ là hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan liên ngành tại địa phương chưa cao, chưa phát huy được hiệu quả trong thúc đẩy các hoạt động bảo vệ NTD tại địa phương. Trong khi đó, kết quả đánh giá quá trình thực thi Luật cũng cho thấy, địa phương nào có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức thì công tác bảo vệ NTD tại địa phương đó sẽ có nhiều kết quả khởi sắc, thu hút được sự tham gia của đông đảo các chủ thể tại địa phương, qua đó, nâng cao hiệu quả bảo vệ NTD trên địa bàn.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam cho biết: Từ thực tiễn 10 năm thực thi, Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế và không đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn xã hội như tên gọi. Quyền lợi cơ bản của NTD vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD (Hội bảo vệ NTD) có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Nhưng hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Đáng chú ý, trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, với các hình thức mua bán trực tuyến trên các website thương mại điện tử, qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo… đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi NTD mới. Trong khi đó, một số quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa rõ ràng hoặc không còn phù hợp với bối cảnh thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trên mạng. Dẫn đến việc nhiều người bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết phản ánh với cơ quan, tổ chức nào, không biết địa chỉ để khiếu nại.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong thời gian tới, việc xây dựng và phát huy hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD là vấn đề cấp thiết, mang tính định hướng cho thành công của công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đồng thời, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Theo Báo Công thương

Tin bài khác
Phú Thọ: Công ty TNHH Hải Linh đứng đầu danh sách nợ thuế

Phú Thọ: Công ty TNHH Hải Linh đứng đầu danh sách nợ thuế

Vừa qua, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã công khai danh sách 1.371 doanh nghiệp, cá nhân người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tính đến hết 30/9/2024.
Những điều cần biết về giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025

Những điều cần biết về giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, có hiệu lực từ 1/1/2025, đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong quản lý và cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam.
Im lặng có phải là đồng ý giao kết hợp đồng?

Im lặng có phải là đồng ý giao kết hợp đồng?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, im lặng có thể được coi là đồng ý hoặc chưa thể xác định là đồng ý giao kết hợp đồng.
Tổng Giám đốc Công ty DreamLand bị bắt vì chiếm đoạt tài sản khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty DreamLand bị bắt vì chiếm đoạt tài sản khách hàng

Ngày 26-10, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết đã bắt tạm giam Phạm Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Công ty DreamLand, vì vẽ bản đồ phân lô trên thửa đất không thuộc sở hữu của mình, nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bách Đạt An

Công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bách Đạt An

Cơ quan CSĐT công an tỉnh đang giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Hoàng Thị Kim Châu, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bách Đạt An.
Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Từ ngày 11/10, khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định, sinh viên, người lao động đi thuê nhà tại các tỉnh, thành phố phía Nam sẽ được áp giá điện như thế nào?
Xử phạt hành chính gần 1,9 tỷ đồng đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Xử phạt hành chính gần 1,9 tỷ đồng đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định số 2100/QĐ-XPHC (ngày 24/10/2024) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH.
Xuất hiện dùng app ngân hàng giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xuất hiện dùng app ngân hàng giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, trong đó đang xuất hiện chiêu trò dùng app ngân hàng giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân.
Sở Công Thương TP.HCM  kiến nghị Bộ Công Thương kiểm soát kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương TP.HCM kiến nghị Bộ Công Thương kiểm soát kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương TP.HCM đã gửi văn bản lên Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển TMĐT.
Thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư kinh doanh chậm tiến độ: Điểm sáng trong chế tài!

Thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư kinh doanh chậm tiến độ: Điểm sáng trong chế tài!

Luật Đất đai 2024 đã đưa ra chế tài mạnh tay đối với các dự án chậm tiến độ, hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng "đất vàng" bỏ hoang.
Phú Thọ: Thu phạt hơn 16 tỷ đồng từ các vụ vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại

Phú Thọ: Thu phạt hơn 16 tỷ đồng từ các vụ vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại

9 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đã phát hiện và xử lý 1.178 vụ vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả với tổng số tiền phạt là 16.306.500.000 đồng.
TP. HCM không gia hạn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

TP. HCM không gia hạn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Kiểm tra, giám sát các hoạt động xả thải tại khu công nghiệp và xử lý nghiêm các cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
TP. Hồ Chí Minh vẫn tái diễn nạn chăn dắt trẻ em ăn xin

TP. Hồ Chí Minh vẫn tái diễn nạn chăn dắt trẻ em ăn xin

Tình trạng trẻ em Campuchia được cha mẹ chăn dắt ăn xin đang hoạt động khắp các quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh. Thực trạng này kéo dài nhiều năm qua và chưa được xử lý triệt để.
Tập đoàn Hà Đô bị xử phạt 4,49 tỷ đồng vì vi phạm thuế

Tập đoàn Hà Đô bị xử phạt 4,49 tỷ đồng vì vi phạm thuế

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, vừa bị Tổng cục Thuế phạt 4,49 tỷ đồng vì khai sai thuế và sử dụng hóa đơn không đúng quy định.
Bảo vệ lao động nữ: 15 quyền lợi pháp lý quan trọng cần biết

Bảo vệ lao động nữ: 15 quyền lợi pháp lý quan trọng cần biết

Pháp luật Việt Nam đã có những chính sách đặc biệt nhằm bảo vệ và hỗ trợ lao động nữ, đảm bảo họ có một môi trường làm việc an toàn và công bằng trong suốt thời gian làm việc và chăm sóc gia đình.
Đọc thêm