Thứ sáu 09/05/2025 21:23
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm

24/06/2022 10:17
Trong các phiên thảo luận về chủ đề đầu tư công tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15, rất nhiều đại biểu bày tỏ ý kiến lo ngại về vấn đề lập dự toán các dự án đầu tư công theo kiểu “bốc thuốc” dẫn đến đội vốn tràn lan cũng như tình trạng thừa vốn đầu tư
Ảnh minh họa
Nhiều dự án đầu tư công đội vốn gấp nhiều lần so với dự toán ban đầu được lập và phê duyệt. Ảnh: N.K

Tính đến hết tháng 5-2022, cả nước mới chỉ giải ngân được 22,37% vốn đầu tư theo kế hoạch đề ra. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công ì ạch đến mức lãnh đạo Quốc hội trong phiên họp tổ đã đề nghị các đại biểu hiến kế để khắc phục tình trạng “bốc thuốc” cũng như đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Từ việc lập dự toán theo kiểu “bốc thuốc”

Tình trạng đội vốn trong các dự án có vốn đầu tư công diễn ra hàng chục năm nay và ngày càng trở nên trầm trọng. Nhiều dự án trọng điểm quốc gia như Gang thép Thái Nguyên, đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Metro Bến Thành – Suối Tiên… đều đội vốn gấp nhiều lần so với dự toán ban đầu được lập và phê duyệt.

Việc đội vốn đầu tư công ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, hiệu quả đầu tư dự án bị giảm sút, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ, cân đối ngân sách của trung ương và địa phương. Một căn bệnh cần chỉ ra đó là việc lập dự toán theo kiểu “bốc thuốc”. Thông thường tùy theo quy mô dự án mà chủ đầu tư tự lập dự toán dự án đầu tư hoặc thuê các đơn vị tư vấn lập dự toán dự án đầu tư. Thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư không có kinh nghiệm hoặc thuê các đơn vị tư vấn không đủ năng lực, không có kinh nghiệm về lĩnh vực tư vấn dẫn đến tình trạng “bốc thuốc” giá trị gói thầu. Hậu quả là giá trị dự toán thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, đòi hỏi phải bổ sung ngân sách, dự án bị gián đoạn chờ phê duyệt bổ sung nguồn vốn.

Cũng không loại trừ các chủ đầu tư, các cơ quan chủ quản cố tình làm đẹp số liệu, thông đồng với các đơn vị tư vấn làm nhỏ giá trị đầu tư để các cấp có thẩm quyền dễ thông qua hoặc giành quyền quyết định đầu tư về bộ ngành, đơn vị mình sau đó khi thực hiện dự án sẽ xin phê duyệt bổ sung ngân sách sau. Các chủ đầu tư dự án thường nêu ra hàng loạt lý do nghe có vẻ hợp lý để xin điều chỉnh bổ sung giá trị dự toán như: giá thị trường biến động, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, phát sinh thêm nội dung công việc, thay đổi phương án thi công, thay đổi nguyên vật liệu, địa hình phức tạp… Thực tế, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có thể đã tiên liệu các vấn đề này nhưng để dự án dễ thông qua họ đã cố tình bỏ qua các yếu tố này khi trình dự toán.

Đến căn bệnh sợ trách nhiệm

Cũng trong phiên họp Quốc hội vừa rồi, Chủ tịch Quốc hội than phiền cơ chế đã mở hết cỡ nhưng giải ngân đầu tư công vẫn chậm. Nhiều ý kiến cho rằng cơ chế đầu tư công, đấu thầu hiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều lỗ hổng dẫn đến việc lãnh đạo các dự án đầu tư lo ngại trong việc ra các quyết định đầu tư. Thực tế Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu hiện hành là hành lang pháp lý đầy đủ, quy định rõ quy trình, trình tự, thủ tục đầu tư, đấu thầu nên không có lý do gì để trì hoãn các dự án đầu tư công.

Đặc điểm nổi bật của hai bộ luật này và các nghị định kèm theo là tính công khai, minh bạch. Có thể thấy rõ rằng trước đây các chủ đầu tư dự án thường lợi dụng hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế để trục lợi nên dẫn đến hầu hết các sai phạm trong lĩnh vực đầu tư công. Quy trình đấu thầu thường thực hiện không minh bạch, dẫn đến tình trạng “quân xanh quân đỏ”, chia chác hoa hồng là những nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư công. Rất tiếc khi phải nói rằng yếu tố tiêu cực cũng là một “động lực” thúc đẩy một số chủ đầu tư đẩy nhanh quy trình giải ngân vốn đầu tư công trước đây.

Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến giá trị đầu tư phải được tiên liệu và đưa vào dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tránh trường hợp phê duyệt các dự án đầu tư theo kiểu chủ trương chung chung, chưa làm rõ nội dung đầu tư cụ thể.

Hiện nay nhiều vụ tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư công đã bị phanh phui, nhiều chủ đầu tư có tâm lý ngại phê duyệt các dự án đầu tư công, sợ trách nhiệm khi ra quyết định đầu tư, phê duyệt ngân sách, phê duyệt gói thầu, nhà thầu dẫn đến tình trạng giải ngân ì ạch, có tiền cũng không tiêu được. Đây chính là căn bệnh sợ trách nhiệm của người đứng đầu và có vẻ đang dần phổ biến trong tình hình hiện nay.

Trị bệnh đúng giúp phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công là giải pháp chủ yếu giúp nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch Covid-19 trong điều kiện đầu tư nước ngoài, xuất khẩu giảm tốc trong ba năm vừa qua. Tình trạng giải ngân đầu tư công chậm, không đạt kế hoạch do Chính phủ đặt ra cũng như tình trạng “bốc thuốc” khi lập các dự án đầu tư công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu tư và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm sắp tới. Vì vậy ngoài những nguyên nhân khách quan, cần chấn chỉnh ngay các nguyên nhân chủ quan để lành mạnh hóa và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công.

Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ máy ban quản lý dự án của các chủ đầu tư, chọn lựa đội ngũ chuyên gia tư vấn và các đơn vị tư vấn có năng lực, có kinh nghiệm để có thể trình cơ quan chủ quản dự toán đầu tư có tính khả thi nhất, hạn chế chênh lệch phát sinh khi tiến hành đầu tư.

Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến giá trị đầu tư phải được tiên liệu và đưa vào dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tránh trường hợp phê duyệt các dự án đầu tư theo kiểu chủ trương chung chung, chưa làm rõ nội dung đầu tư cụ thể.

Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự nếu cố tình chia nhỏ dự án, giảm bớt khối lượng, phạm vi công việc để dự án được thông qua. Chính việc đội vốn các dự án đầu tư sẽ phá vỡ cân đối ngân sách của trung ương và địa phương, giảm hiệu quả đầu tư dự án, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong tình hình hiện nay, Chính phủ nên giao chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công như là một chỉ tiêu KPI chính trong việc đánh giá năng lực lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương có dự án đầu tư công phải xem đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, không được thoái thác, đổ lỗi cho cơ chế.

Cuối cùng, cần xử lý nghiêm khắc các bộ ngành, địa phương, đơn vị chây ì trong việc giải ngân vốn đầu tư đã được phân bổ. Ngoài việc điều chuyển vốn từ các đơn vị, bộ ngành chậm giải ngân sang đơn vị khác như cách làm hiện nay, cũng cần xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công hoặc để các dự án đầu tư đội vốn do thiếu trách nhiệm trong việc lập, phê duyệt dự án.

Một khi hành lang pháp lý về đầu tư công và đấu thầu đã rõ ràng, công khai minh bạch rồi thì không thể đổ lỗi cho cơ chế để trốn tránh trách nhiệm của người đứng đầu.

TS. Võ Duy Nghi, Viện quản trị kinh doanh FSB – Đại học FPT

Theo Thesaigontimes.vn

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.
TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP.Tân Uyên đã hoàn tất điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, bảo đảm sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương.
Chứng chỉ môi giới bất động sản:  Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Chứng chỉ môi giới bất động sản: Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Gần 90% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Thể chế vướng mắc, kỳ thi chưa tổ chức, thị trường đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.