Cúm loại A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, do virus cúm gây ra. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm cúm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu, trong đó cúm A chiếm đa số các trường hợp nghiêm trọng. Việc nhận diện đúng triệu chứng và có biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây lan và biến chứng nặng nề.
Hình ảnh vi-rút, bệnh cúm loại A. |
Triệu chứng của cúm loại A
Không giống như cảm lạnh thông thường, cúm loại A thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng điển hình như:
• Ho khan, đau họng.
• Sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi.
• Đau đầu, đau nhức cơ thể.
Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, cúm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc nhiễm trùng nặng.
Cúm A so với cúm B
Cúm loại A và cúm loại B đều phổ biến nhưng có sự khác biệt đáng kể:
Cúm loại A: Gây đột biến nhanh, thường xuất hiện đại dịch, lây lan trên diện rộng.
Cúm loại B: Ít biến đổi hơn, thường chỉ gây nhiễm trùng ở người và ít nghiêm trọng hơn cúm A.
Chẩn đoán cúm A
Việc chẩn đoán cúm A thường dựa trên:
Triệu chứng lâm sàng: Sốt, ho, đau cơ...
Xét nghiệm: Test nhanh kháng nguyên (RIDTs) hoặc RT- PCR.
RT- PCR là phương pháp chính xác nhất, giúp phát hiện RNA virus cúm trong thời gian ngắn.
Điều trị cúm loại A
Điều trị tại nhà bệnh cúm loại A. |
Trong nhiều trường hợp các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi
• Nghỉ ngơi
• Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp
• Thuốc hỗ trợ: Giảm đau, hạ sốt không kê đơn.
• Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn đủ chất, súp cháo, các loại nước hoa quả, Vitamin C.
Trong một số trường hợp khác bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để chống lại nhiễm trùng.
Các loại thuốc kháng virus phổ biến bao gồm:
Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza)... giúp ngăn chặn virus lây lan từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm.
Nếu bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào trở nên tồi tệ hơn, hoặc sau 7 ngày các triệu chứng vẫn không giảm, hay đến gặp bác sĩ, nhờ sự hỗ trợ y tế.
Phòng ngừa cúm loại A
Triệu chứng và phòng ngừa bệnh cúm loại A. |
Để giảm nguy cơ mắc cúm loại A, bạn nên:
• Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm.
• Rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân.
• Tránh tiếp xúc với người bệnh.
• Che miệng khi ho hoặc hắt hơi
• Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc trong vùng đang có dịch bệnh
Triển vọng
• Bệnh cúm loại A có thể tự khỏi trong phần lớn trường hợp, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được điều trị đúng cách.
• Đừng tự chẩn đoán tình trạng của bạn. Cúm có thể giống với cảm lạnh thông thường, nhưng có thể gây ra các biến chứng nặng hơn.
• Nếu bạn nghĩ rằng mình đã mắc cúm, hãy lên lịch khám bác sĩ để thảo luận về phương pháp điều.
Đặc biệt bạn thuộc nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền.
Cúm loại A không chỉ là một căn bệnh thông thường mà còn có thể trở thành mối đe dọa lớn nếu bạn chủ quan. Hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng cách tiêm phòng vắc-xin hàng năm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn gặp các triệu chứng nghi ngờ, đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. |