![]() |
10 thói quen hằng ngày có thể vô tình gây hại cho răng. |
Theo Hiệp hội Nha khoa Thế giới, hiện nay có khoảng 3,9 tỷ người trên toàn cầu bị sâu răng không được điều trị (chiếm đến hơn 1 nửa dân số thế giới). Một khảo sát đã chỉ ra thực tế đáng buồn, có tới hơn 30% người được hỏi nói rằng họ không đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, răng sâu, hỏng không hẳn do bạn lười đánh răng hay ít đi kiểm tra định kỳ, mà do những thói quen nhỏ hàng ngày:
![]() |
Những thói quen xấu gây hại cho răng bạn. |
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) tuyên bố rằng việc sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng hoặc ấn quá mạnh trong khi đánh răng có thể làm hỏng nướu và răng của bạn. Ngược lại, đánh răng quá nhẹ và không đều cũng khiến răng bẩn hơn. Để tránh điều này, hãy sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và chải răng nhẹ nhàng theo chiều rộng của răng trong 2 phút.
Đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính axit có thể gây hại cho lợi. Đánh răng có thể đưa axit vào sâu hơn trong men răng. Bạn nên đánh răng sau khi ăn 30 phút sẽ làm giảm nguy cơ mài mòn răng.
Nếu bạn dùng răng để cạy nắp chai, tháo thẻ quần áo hoặc mở túi nhựa, hãy dừng lại ngay lập tức. Theo ADA giải thích, bất cứ khi nào bạn ngậm thứ gì đó trong răng hoặc cắn mở gói hàng, bạn sẽ có nguy cơ bị thương ở hàm hoặc răng bị nứt. Vì vậy, không nên sử dụng răng của bạn vào những việc không cần thiết.
Tăm là món đồ phổ biến thường được mọi người sử dụng sau khi ăn xong. Thế nhưng nó lại là nguyên nhân khiến kẽ răng của bạn rộng hơn và làm mắc thức ăn nhiều hơn.
Chúng ta đều biết cần đánh răng hai lần mỗi ngày nhưng ít người biết rằng dùng chỉ nha khoa cũng quan trọng không kém. Nó giúp loại bỏ thức ăn bám giữa các răng, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn hình thành.
Hãy tạo thói quen sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước như một cách làm sạch răng miệng tốt hơn.
Nhiều người có thói quen cắn móng tay mỗi khi căng thẳng hoặc buồn chán. Thói quen mất vệ sinh này không chỉ khiến móng tay bạn nham nhở, thịt ngón tay dễ tổn thương mà còn có nguy cơ hình thành sâu răng. Bởi ai cũng biết, trong móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn, khi bạn cắn móng tay, những thứ này sẽ mắc kẹt trên răng, kẽ răng của bạn. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ thành các mảng bám trên kẽ răng, gây sâu răng.
Hơn nữa, trong khi cắn móng tay, hai hàm được đặt ở cùng một vị trí, điều này cuối cùng có thể gây ra rối loạn chức năng hàm.
Cắn và nghiến răng thường là một thói quen trong tiềm thức. Nó có thể gây hỏng răng, đau cơ và hạn chế cử động của hàm.
Nếu bạn nhận thấy mình nghiến răng vào ban ngày, hãy thử các kỹ thuật giảm căng thẳng như hít thở sâu. Vào ban đêm, máng chống nghiến răng được thiết kế riêng bởi nha sĩ có thể bảo vệ răng của bạn trong khi ngủ.
Tất cả các sản phẩm thuốc lá gồm thuốc lá điếu, xì gà hay thuốc lá nhai đều có hại cho răng và nướu của bạn. Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, hôi miệng, khô miệng, sâu răng và ung thư khoang miệng. Việc nhai thuốc lá thậm chí còn tồi tệ hơn vì thuốc lá và các chất gây ung thư liên quan tiếp xúc trực tiếp với nướu và các mô mềm trong một thời gian dài.
Vì vậy để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để hỏi về các chương trình cai thuốc lá.
Mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, tràn ngập các mẹo làm trắng răng, nhưng tốt nhất bạn nên thận trọng và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước. "Tôi hiểu rằng ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ, nhưng các biện pháp khắc phục tại nhà như nước cốt chanh, baking soda hoặc hydrogen peroxide có thể gây hại nhiều hơn lợi", tiến sĩ Mahmood nói. Những chất này có thể làm mòn men răng và khiến răng nhạy cảm hơn.
Để làm trắng răng an toàn và hiệu quả, hãy nói chuyện với nha sĩ của bạn về các phương pháp điều trị chuyên nghiệp hoặc các sản phẩm làm trắng được phê duyệt.
Đường là kẻ thù số 1 của răng miệng, càng để lâu trong miệng thì tình trạng răng càng trở nên tồi tệ hơn. Đường được tiêu thụ bởi vi khuẩn và chúng sẽ sản xuất ra axit trong miệng của bạn. Các axit ăn mòn men răng. Trái cây khô chẳng hạn như nho khô cũng không tốt cho răng miệng. Thay vào đó, hãy ăn các bữa ăn lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho răng miệng và nếu bạn ăn thứ gì đó có đường, hãy uống nhiều nước sau đó.
Nhiều người có thói quen nhai đá trong những ngày nóng bức. Thói quen này làm ảnh hưởng tới men răng của bạn. Hơn nữa nhiệt độ lạnh cũng không tốt cho miệng, thức ăn lạnh có thể gây ra cơn đau buốt trên răng.
Cắn vào những viên đá cứng, đông lạnh có thể làm mẻ hoặc nứt răng của bạn. Đá lạnh có thể kích thích các mô mềm bên trong răng, dẫn đến tình trạng răng thường xuyên bị đau.
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!