Hiện tượng ê buốt xảy ra khi các kích thích từ bên ngoài tác động qua lớp bảo vệ men và ngà răng, đi vào tủy răng thông qua các ống ngà. Đây là những ống nhỏ li ti chứa dịch ngà giúp dẫn truyền cảm giác đến dây thần kinh trong tủy răng. Khi lớp bảo vệ bị tổn thương các tác nhân kích thích dễ dàng xâm nhập gây nên cảm giác ê buốt.
Thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc lạnh làm thay đổi áp lực trong các ống ngà, kích thích dây thần kinh trong răng. Điều này thường gây ra cơn đau buốt đột ngột, đặc biệt ở những người có răng nhạy cảm.
Nguyên nhân phổ biến khiến răng bị ê buốt. |
• Axit: các thực phẩm như trái cây chua, nước ngọt có gas làm hư hại các lớp bảo vệ, tăng nguy cơ ê buốt
• Đường: Đường cung cấp môi trường lý tưởng cho Vi khuẩn gây sâu răng dẫn đến tổn thương men và ngà răng.
Việc nghiến răng liên tục, đặc biệt khi ngủ làm mòn hoặc nứt men răng, để lộ ngà rang bên dưới, tạo điều kiện cho các kích thích tiếp cận với tủy răng
Khi nướu bị tụt hoặc viêm nhiễm, chân răng lộ ra ngoài, chân răng không còn được bảo vệ bởi men, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài.
• Sâu răng tiến triển làm mất đi lớp men, ngà, tạo điều kiện cho vi khuẩn và kích thích xâm nhập trực tiếp vào tủy răng
• răng bị nứt hoặc vỡ cũng có thể làm lộ ngà răng, gây cảm giác ê buốt khi ăn nhai
Một số thủ thuật như làm trắng răng, trám răng hoặc bọc răng sứ có thể làm răng nhạy cảm tạm thời. Nếu tình trạng kéo dài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tình trạng ê buốt nhẹ thường có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên bạn nên đến nhà khoa khi:
• Ê buốt kéo dài hơn 1- 2 tuần mà không rõ nguyên nhân
• Kèm theo triệu chứng như đau nhức, sưng nướu hoặc răng đổi màu
• Cơn đau ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Bác sỹ chuyên khoa II trưởng khoa răng hàm mặt bệnh viện tỉnh Thanh Hóa Lương Xuân Tuấn:“Để điều trị ê buốt răng, cần xác định nguyên nhân chính xác. Nếu do sâu răng cần trám răng hoặc điều trị tủy răng. Nếu do mòn men răng có thể sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chuyên dụng” |
• Sử dụng bàn chải lông mềm, tránh chải răng quá mạnh.
• Dùng kem đánh răng chuyên dụng giảm ê buốt chứa fluor để củng cố men răng
• Súc miệng bằng nước muối hoặc các nước súc miệng theo tiêu chuẩn y tế
• Hạn chế thực phẩm và đồ uống chứa axit hoặc đường cao
• Uống nước ngay sau khi ăn để giảm tác động của axit lên men răng
• Cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ mảng bám gây viêm nướu
• Trám răng hoặc bọc răng sứ đối với răng sâu, bị nứt, vết mòn ở chân răng
• Sử dụng các chất che phủ nha khoa để bảo vệ chân răng bị lộ
“Dùng một lá trầu rửa sạch nhai dập, ngậm trong miệng 10-15 phút, ngày 2-3 lần, hoặc thoa một lớp kem chuyên dụng chứa fluor lên vùng chân bị lộ, răng sẽ hết ê buốt rất nhanh” Bs nha khoa Dương Đức Tú Nha Trang. |
Nếu bạn có thói quen nghiến răng, hãy sử dụng máng chống nghiến vào ban đêm, theo chỉ định của bác sỹ
Răng bị ê buốt kéo dài cần gặp nha sĩ. |
Răng bị ê buốt không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách, hạn chế các tác nhân gây hại và đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn chuyên sâu. Bảo vệ sức khỏe răng miệng là cách tốt nhất để duy trì nụ cười khỏe mạnh và tự tin!