Thứ bảy 21/12/2024 20:15
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Đấu giá đất giáo dục gặp nhiều khó khăn và rủi ro đối với các nhà đầu tư

09/03/2023 11:46
Đấu giá đất giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro, khiến cho việc tìm kiếm đất để xây dựng trường học trở thành một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư.

Đóng góp ý kiến tại “Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Tài Nguyên và Môi trường vừa tổ chức tại Hà Nội, bà Trần Phương Hoa, Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Giáo dục EQuest cho biết: Tập đoàn Giáo dục EQuest có hơn 23 ngàn học sinh/sinh viên với 17 trường từ mẫu giáo, phổ thông liên cấp tới cao đẳng đại học với 25 ngàn học sinh, sinh viên. Ngoài ra, tập đoàn có hơn 134 nghìn học sinh đang sử dụng nền tảng kỹ thuật số.

Ảnh minh họa
Bà Trần Phương Hoa, Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Giáo dục EQuest phát biểu ý kiến tại “Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi”.

Hệ thống EQuest gồm trường liên cấp Newton, Alpha, Ngôi sao Hà Nội, Công nghệ giáo dục CGD và Victory Thực nghiệm tại Hà Nội; Trường Quốc tế Canada gồm 4 trường tại TP Hồ Chí Minh; Trường Quốc tế Saint Nicholas tại Đà Nẵng cùng các trường Trung cấp, Cao đẳng Việt Mỹ, Đại học Phú Xuân và Đại học Broward Mỹ tại Việt Nam.

“Nhu cầu của chúng tôi về việc có cơ sở vật chất là rất lớn. Đơn cử trường Ngôi sao Hà Nội trong hệ thống của chúng tôi năm học 2022-2023 có hơn 2.000 học sinh đăng ký mà chỉ có thể nhận khoảng 400 học sinh tại cơ sở 1. Chúng tôi thực sự cần mở rộng các cơ sở để có thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong hệ thống của mình”, bà Hoa nói.

Theo bà Hoa, EQuest đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu Định hướng giáo dục Việt Nam đến năm 2030 của Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tập đoàn đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Đó là việc cần tìm những mảnh đất giáo dục để xây trường, nhưng ngay việc đầu tiên này đã gặp khó khăn vì thông tin không được công khai, tập đoàn phải nhờ các bên giới thiệu và rất khó mới có được thông tin về đất giáo dục.

Tiếp đó, chi phí nhận chuyển nhượng đất giáo dục quá cao và không phù hợp với những nhà đầu tư thuần giáo dục. Nhiều lô đất giáo dục được giao theo chủ trương xã hội hóa gần như miễn phí ban đầu, tuy nhiên nhiều chủ đầu tư được giao đất không triển khai đầu tư xây dựng, để hoang và chờ giá lên. Hiện tại, giá đất giáo dục lên tới 8-10 triệu/m2, thậm chí hơn, dẫn tới mảnh đất giáo dục có giá trị hàng trăm tỷ, trở thành rào cản cho nhà đầu tư thuần về giáo dục.

Hiện nay, suất đầu tư xây dựng cũng đang rất cao, với chi phí lên tới 8-10 triệu/m2 sàn xây dựng, chưa kể đến chi phí cho nội thất và thiết bị dạy học... khiến việc đầu tư xây dựng lên tới hơn trăm tỷ. Có nghĩa là để có 1 cơ sở vật chất, EQuest phải đầu tư từ 200-300 tỷ đồng.

“Nhiều mảnh đất giáo dục đã được quy hoạch từ rất lâu, theo mạng lưới cố định và chưa linh hoạt, hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thực tế về thị trường. Trong khi việc thay đổi quy hoạch tốn kém nguồn lực và thời gian. Chúng tôi đã gặp phải nhiều trường hợp, theo quy hoạch trong khu vực chỉ còn trường mầm non, trong khi nhu cầu của thị trường lại là trường phổ thông liên cấp. Mầm non chỉ có khoảng 200-300 học sinh là nhiều, nhưng phải bỏ ra 200-300 tỷ đầu tư để xây dựng trường. Điều này cho thấy tuy đất thừa, nhu cầu thì lớn, nhưng ai có thể đầu tư vào trường học vì bài toán kinh tế không hiệu quả này?”, bà Hoa đặt câu hỏi.

Cũng theo bà Hoa, đấu giá đất giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro, khiến cho việc tìm kiếm đất để xây dựng trường học trở thành một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư giáo dục. Thậm chí, trong quá trình đấu giá, còn có rủi ro một số cá nhân hay tổ chức đẩy giá đất lên cao, gây khó khăn cho các tổ chức giáo dục thực sự cần đất để đáp ứng nhu cầu học tập của rất nhiều học sinh.

Để khắc phục tình trạng này, Giám đốc chiến lược của EQuest kiến nghị 3 vấn đề sau.

Thứ nhất, cần tăng cường việc kiểm soát quản lý việc sử dụng đất giáo dục. Đối với các dự án giáo dục chậm tiến độ, nên gia hạn cho chủ đầu tư tiếp tục thực hiện thêm một thời gian cố định. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực và không cam kết thực hiện, cần cưỡng chế thu hồi, tổ chức đấu giá cho cá nhà đầu tư mới có năng lực thực sự về giáo dục và có tài chính.

Thứ hai, cân nhắc khung giá riêng cho giáo dục (bằng 1/15 đến 1/20 đất thổ cư). Chỉ như thế, việc đầu tư vào giáo dục mới hiệu quả. Đồng thời, nên giảm bớt các thủ tục hành chính cho việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học.

“Cụ thể, chúng tôi có 1 dự án đã được cấp chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch cho cao đẳng, chủ đầu tư cũ không có đủ nguồn lực để thực hiện, sau khi chúng tôi đầu tư vào, họ cũng không đủ kiên nhẫn đã rút ra. Mặc dù đáp ứng đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm vận hành. Hiện tại, chúng tôi phải đi thuê cơ sở vật chất và cũng đã tuyển sinh hơn 1.000 sinh viên, cơ sở thuê cũng đã lấp đầy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong các thủ tục xin gia hạn để thực hiện dự án. Thậm chí là phải chạy vòng quanh, không biết tháo gỡ ở đâu. Trường hoạt động tốt, không có cơ sở/phải đi thuê, dự án được cấp mà không thực hiện được, tôi rất mong được gặp người có thẩm quyền để hỗ trợ việc này”, bà Hoa nói.

Bà Hoa khẳng định, việc đầu tư vào giáo dục là cần thiết và quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập rất lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực là việc cực kỳ gian khó, đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết. Vì vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất giáo dục, xây dựng các chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với đất đất giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức giáo dục trong việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học.

Hoài Anh

Tin bài khác
Bình Dương: Điểm sáng tiềm năng trong phát triển logistics và bất động sản công nghiệp

Bình Dương: Điểm sáng tiềm năng trong phát triển logistics và bất động sản công nghiệp

Ngày 20/12, tại Bình Dương, Hiệp hội Bất động sản tỉnh đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Thúc đẩy phát triển bất động sản và logistics công nghiệp, giải pháp vận hành nhà chung cư trong giai đoạn mới”.
Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Theo phương án điều chỉnh ranh giới, KKT Đông Nam Quảng Trị sẽ có tổng diện tích 26.092 ha, tăng 2.300 ha so với quy hoạch cũ.
Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát việc chuyển đổi công năng các công trình nhà ở và đảm bảo an toàn cháy nổ theo quy định pháp luật.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất đến hết năm 2025

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất đến hết năm 2025

Việc gia hạn và điều chỉnh bảng giá đất lần này không chỉ bảo đảm tính minh bạch, công bằng mà còn là bước đệm quan trọng cho việc xây dựng bảng giá đất mới giai đoạn 2026-2030 của Hà Nội.
Newtown Diamond – Không gian lý tưởng cho cuộc sống cân bằng

Newtown Diamond – Không gian lý tưởng cho cuộc sống cân bằng

Tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond tại Đà Nẵng hứa hẹn mang đến một không gian sống lý tưởng cho những chủ nhân xứng tầm, vốn luôn theo đuổi nghệ thuật sống cân bằng hoàn hảo về thể chất lẫn tinh thần của phong cách Dolce Far Niente đậm chất Địa Trung Hải.
Hà Nội dự báo có thêm 2.000 căn hộ dịch vụ trong 3 năm tới

Hà Nội dự báo có thêm 2.000 căn hộ dịch vụ trong 3 năm tới

Sự gia tăng vốn FDI đã tạo động lực mạnh mẽ cho thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội, dự kiến 2.000 căn hộ sẽ được cung cấp trong ba năm tới.
Lý do nhà đầu tư ngoại ưa thích bất động sản công nghiệp miền Bắc

Lý do nhà đầu tư ngoại ưa thích bất động sản công nghiệp miền Bắc

Các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài nhờ chính sách ưu đãi, hạ tầng hoàn thiện và nguồn lao động dồi dào.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Hà Nội: Gỡ bỏ những sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện

Hà Nội: Gỡ bỏ những sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện

Sở Xây dựng Hà Nội vừa mới yêu cầu rà soát, kiểm tra các sàn giao dịch bất động sản. Những sàn không đủ điều kiện sẽ bị gỡ bỏ khỏi hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản.
Bất Động Sản TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng 9%, ước đạt 250.000 tỷ đồng

Bất Động Sản TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng 9%, ước đạt 250.000 tỷ đồng

Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh năm 2024 phục hồi mạnh với doanh thu đạt 250.000 tỷ đồng, nhưng vẫn đối mặt thách thức về nguồn cung, giá cả và cơ cấu sản phẩm.
Hải Phòng khởi công xây cầu hơn 6.000 tỷ đồng bắc qua sông Cấm

Hải Phòng khởi công xây cầu hơn 6.000 tỷ đồng bắc qua sông Cấm

Chiều nay 18/12/2024, TP Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận. Đây là một trong những dự án trọng điểm của thành phố năm trong 2024.
Các doanh nghiệp bất động sản đang

Các doanh nghiệp bất động sản đang ''sống nhờ'' hoạt động tài chính

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phụ thuộc vào hoạt động tài chính thay vì bán hàng. Điều này có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản và chất lượng dự án.
Thái Nguyên: Thu hút 10 dự án đầu tư công nghiệp tại TP. Sông Công

Thái Nguyên: Thu hút 10 dự án đầu tư công nghiệp tại TP. Sông Công

TP. Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đón nhận thêm 10 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, hứa hẹn thúc đẩy kinh tế và phát triển hạ tầng trong năm 2024.
Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Bất động sản kho xưởng đang trở thành phân khúc "hot" trên thị trường. Vì sao phân khúc này lại được săn đón mạnh mẽ trong những năm gần đây?
Hướng đi nào để tạo ra thị trường nhà ở giá rẻ bình đẳng hơn?

Hướng đi nào để tạo ra thị trường nhà ở giá rẻ bình đẳng hơn?

Thiếu nhà ở giá rẻ đang tạo nên bất bình đẳng trong tiếp cận nhà ở, gây áp lực lớn lên người dân có thu nhập thấp và trung bình, đẩy mạnh nhu cầu nhà ở xã hội.