Dấu ấn lịch sử bên trong Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

14:05 29/03/2021

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm thu hút nhiều khách thăm quan bởi kiến trúc đặc sắc, cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử một thời hào hùng: 30 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ của ông cha ta.

Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc 65 Lý Tự Trọng Quận 1, trên khuôn viên rộng 2 ha, giới hạn bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và chụp ảnh và là điểm đến ưa thích của những người yêu thích Lịch sử. 

Nhiều cặp đôi lựa chọn Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh làm nơi chụp ảnh cưới (Ảnh: Internet)
Nhiều cặp đôi lựa chọn Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh làm nơi chụp ảnh cưới (Ảnh: Internet).

Nội dung trưng bày tại đây gồm 9 phần cố định, bao gồm: Phòng “Thiên nhiên – khảo cổ; Phòng “Địa lý - hành chính Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh”; Phòng “Thương cảng, Thương mại - dịch vụ”; Phòng "Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp";Phòng "Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh"; Phòng “Đấu tranh cách mạng 1930 - 1954”; Phòng “Đấu tranh cách mạng 1954 - 1975”; Phòng "Kỷ vật kháng chiến" và Phòng "Tiền Việt Nam".

Lưu giữ, bảo tồn giá trị về "những năm tháng hào hùng": 

Kiến trúc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (nguồn: internet)
Kiến trúc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: internet).

Du khách khi đến thăm quan tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có thể chiêm ngưỡng những kỹ vật về một thời hào hùng chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Đặc biệt là tại Phòng "Kỷ vật kháng chiến": Nơi đây trưng bày những hiện vật, di vật đồng hành với cuộc sống và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ, liệt sĩ trong 30 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ trên mảnh đất "thành đồng" vì độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, bao gồm các nhóm hiện vật: Di vật của liệt sĩ trinh sát Trung đoàn Gia Định, hiện vật của văn công tiền tuyến, trang bị cá nhân của các chiến sĩ Trường Sơn, máy ảnh, máy quay phim của phóng viên chiến trường, kỷ vật trong tù của các chiến sĩ cách mạng, mô hình bếp Hoàng Cầm, ký họa kháng chiến...

Ngoài ra, phòng “Đấu tranh cách mạng 1930 - 1954” là nơi nêu bậc các phong trào đấu tranh chính trị từ khi có Đảng, gương hy sinh của Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đ/c Trần Phú, của người thanh niên Lý Tự Trọng hy sinh ở tuổi 17, đó là khởi nghĩa Nam Kỳ ở Bà Điểm, Hóc Môn ngày 23/11/1940 với sự hy sinh của các chiến sĩ Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong… phòng trưng bày tái hiện  phần nào quang cảnh ngày độc lập tại quảng trường Norodom – Sài Gòn ngày 2/9/1945 và cuộc kháng chiến 9 năm sau ngày độc lập ấy đến sự kiện vang dội hoàn cầu – chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tại phòng “Đấu tranh cách mạng 1954 - 1975”, nơi đây trưng bày các các vấn đề: hội nghị Genève về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương năm  ngày 21/7/ 1954, phong trào Đồng Khởi năm 1960, địa đạo Củ Chi, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 20/12/1960, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngày 6/6/1969, Hội nghị Paris ngày 27/1/1973, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, phong trào đấu tranh của các nước trên thế ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Có thể nói, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ những kỹ vật, câu chuyện về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Cùng đắm mình vào lối kiến trúc "tinh xảo", đầy tính nghệ thuật, bên cạnh đó khi đến đây du khách có thể tìm thấy một nét Sài Gòn xưa cũ đầy hoài niệm.

P.V