Đà Nẵng: Không ngừng phát triển làng nghề truyền thống đưa kinh tế doanh nghiệp đi lên

22:27 05/10/2022

Tại cuộc họp báo về hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ban tổ chức cho biết đã tiếp nhận 317 sản phẩm từ nhiều tỉnh thành phố trong cả nước bao gồm nhóm sản phẩm gốm sức và thuỷ tinh và nhóm dệt thêu đan, móc, mây tre lá, sơn mài.

Sáng nay ngày 5/10/2022, tại Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo về hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022. Hội thi nhằm tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế sản phẩm thủ công phát huy ý tưởng sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 

Ảnh minh họa
Giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Theo thông tin từ ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn chia sẻ: Với tiềm năng phát triển, sự đa dạng các sản phẩm ngành nghề nông thôn. các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề Việt Nam ngày càng được quan tâm hơn về môi trường, xã hội, nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng. Tính đến cuối năm 2021, cả nước có 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Tổng số cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh các làng nghề năm 2021 khoảng 213.000 cơ sở tạo việc làm cho hơn 672.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 4-4,5 triệu đồng/người/tháng.

Có thể khẳng định những năm gần đây, việc phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi được ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch trong cả nước góp phần không nhỏ vào lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà còn thể hiện một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc, gìn giữ bản sắc, hình ảnh con người Việt Nam.

Vũ Tiến