Cứu giá cổ phiếu, doanh nghiệp tăng mua cổ phiếu quỹ
- Chứng khoán
- 14:04 04/06/2020
Các doanh nghiệp niêm yết dự chi hàng chục ngàn tỉ đồng để mua lại cổ phiếu quỹ.
Để cứu giá cổ phiếu rớt thảm bởi đại dịch COVID-19, khá nhiều doanh nghiệp đã gia tăng sử dụng công cụ mua vào cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với quy mô lên đến hàng triệu đơn vị. Ông lớn ngành sữa Vinamilk, chẳng hạn, dự chi 1.800 tỉ đồng để mua lại 17,5 triệu cổ phiếu. Khang Điền, một công ty bất động sản, cũng dự chi lên tới 448 tỉ đồng mua lại gần 20 triệu cổ phiếu quỹ.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) quyết định mua 14 triệu cổ phiếu khi giá cổ phiếu sụt giảm gần 30%. Hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã đăng ký mua lại 10 triệu cổ phiếu để bình ổn giá cổ phiếu. Nguồn vốn được trích từ lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm 2019. Hiện giá cổ phiếu của Hòa Bình đang giảm sâu dưới mệnh giá, gây bất an cho ban lãnh đạo doanh nghiệp này.
Chứng kiến giá cổ phiếu rơi vào vùng đáy nhiều năm, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO đã lên phương án mua lại 15 triệu cổ phiếu quỹ. Ngay cả ngân hàng nằm trong top đầu lợi nhuận các năm gần đây là VPBank cũng dự kiến mua lại 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành, tức tương đương 122 triệu cổ phiếu.
Tập đoàn nông nghiệp PAN Group cũng đăng ký mua lại 21,6 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, tương đương với 10% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy đăng ký mua vào 25 triệu cổ phiếu quỹ. Tập đoàn Thiên Long thông báo phương án mua lại 1,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ nhằm tối đa hóa lợi ích của cổ đông.
Ước tính sơ bộ, tổng giá trị mà các doanh nghiệp niêm yết dự chi cho phương án mua cổ phiếu quỹ từ đầu năm đến nay đã lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. “Khi nhà đầu tư đang có tâm lý hoảng loạn, giá cổ phiếu xuống thấp hơn nhiều so với tiềm năng và giá trị công ty, việc cần làm đầu tiên là xây dựng phương án mua cổ phiếu quỹ”, bà Nguyễn Trà My, CEO Pan Group, nhận định.
Có thể thấy, công cụ mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ là chiến thuật được nhiều doanh nghiệp sử dụng mỗi khi thị trường lao dốc. Đó không chỉ là biện pháp cần thiết để hãm đà suy giảm giá trị doanh nghiệp, chia sẻ lợi nhuận bằng tiền cho cổ đông, tránh nguy cơ bị thâu tóm giá rẻ mà còn nằm trong số các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị của lãnh đạo khi mùa đại hội cổ đông đang diễn ra.
Tuy nhiên, khi xét đến diễn biến giá trị doanh nghiệp ở khung thời gian dài hơn, các chương trình mua cổ phiếu quỹ không phải lúc nào cũng khôn ngoan. Trong vài trường hợp, thông điệp từ hành động mua cổ phiếu quỹ gửi tới các nhà đầu tư có thể không mấy tích cực. Bởi khi đó, thị trường sẽ nghi ngờ các nhà điều hành đang mất phương hướng, không biết làm gì với lượng tiền đang có. Cá biệt hơn, một số doanh nghiệp dùng tiền đi vay để mua lại cổ phiếu quỹ, hệ quả là tổng nợ tăng lên và gây sức ép về tài chính cho chính bản thân doanh nghiệp.
“Biện pháp mua cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp niêm yết vào lúc này chỉ có lãng phí tiền, không gì đỡ nổi xu hướng giá giảm dài hạn rất mạnh. Với doanh nghiệp, mua cổ phiếu quỹ chỉ góp phần làm suy yếu thêm vì thiếu tiền khi mọi thứ ổn định trở lại. Trừ khi doanh nghiệp muốn kiếm lời từ cổ phiếu quỹ, sau này bán giá cao cho thị trường, mà như thế phản tác dụng”, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam, nhận định.
Thay vì dùng hàng ngàn tỉ đồng để mua cổ phiếu quỹ, doanh nghiệp có thể dùng số tiền này vào mục đích khác mà có thể giúp giá trị doanh nghiệp gia tăng bội phần. Theo nghiên cứu của Tạp chí Harvard Business Review cho giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 đến đầu năm 2009, các công ty đã tích cực thực hiện các thương vụ thâu tóm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính lại tăng trưởng vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ khác.
Thước đo cho sự hiệu quả của Harvard Business Review thể hiện ở tổng lợi ích mà các cổ đông nhận được (Total Shareholder Return - TSR). Theo đó, nhóm những công ty có thực hiện các thương vụ M&A với quy mô từ 10% vốn hóa thị trường trở lên (người mua tích cực) ghi nhận tỉ lệ TSR trung bình đạt tới 6,4%, một con số khả quan hơn nhiều so với mức -3,4% ở các công ty ít hoạt động M&A hơn.
Đặc biệt, ở những doanh nghiệp M&A tích cực và sở hữu lượng tiền mặt lớn (tổng lượng tiền mặt và đầu tư ngắn hạn so với doanh thu từ 7% trở lên) ghi nhận tỉ lệ TSR lên đến 5%, cao gấp 3 lần so với mức trung bình trên thị trường trong khoảng thời gian từ tháng 1.2007 đến đầu năm 2010. Khoảng cách này tiếp tục tăng lên trong 5 năm sau đó khi TSR của các doanh nghiệp tích cực thâu tóm tăng trưởng trung bình 16,9% so với 4,9% của các công ty khác.
Xét ở khía cạnh này, thay vì dùng một khoản tiền đáng kể để đỡ giá cổ phiếu như trong đại dịch COVID-19, giám đốc tài chính của các doanh nghiệp có lẽ cần quan tâm hơn đến các kênh rót vốn tiềm năng khác nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trong trung và dài hạn.
Tất nhiên, các kế hoạch gia tăng đầu tư, mua sắm tài sản giữa lúc kinh tế lao đao sẽ cần sự đồng thuận từ đại đa số các cổ đông và điều này không hề dễ tại các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu manh mún hay thiếu vắng các cổ đông có tầm nhìn chiến lược. “Các doanh nghiệp nên xem xét danh sách các thương vụ thâu tóm tiềm năng, nhất là trong bối cảnh số lượng tài sản dồi dào và mặt bằng giá đang hấp dẫn”, Tạp chí Harvard Business Review nhận định.
Nguyễn Sơn
Tin liên quan
#M&A

Gelex hoàn tất thương vụ M&A Viglacera
Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) vừa thông báo chính thức trở thành công ty mẹ của Tổng Công ty Viglacera kể từ ngày 6/4/2021.

Các doanh nghiệp nội "bán mình" là để tìm cơ hội trong những ngành nghề mới hay "tất tay" để rời khỏi thị trường?
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 20/2/2021 có 445 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 543,1 triệu USD

Chiến lược kinh doanh các “ông lớn” qua các thương vụ M&A
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng về kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế thì hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sẽ giảm bớt được thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, tìm mặt bằng, tuyển nhân sự, tìm đối tác, xây dựng hệ thống, thiết lập chuỗi... điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và có thể nắm bắt cơ hội một cách nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 khiến việc đi lại tìm hiểu trở nên khó khăn… Không quá khó để nhận ra, các “đại gia” Masan, Novaland đều là các “ông trùm” trên thị trường M&A Việt Nam…

M&A trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới
Không ít thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đã diễn ra từ đầu năm đến nay nhưng sự thiếu vắng các thương vụ đình đám khiến giá trị thị trường M&A Việt Nam năm 2020 đang bị chậm lại đáng kể so với năm trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, hoạt động M&A có thể tăng trở lại tư giữa năm 2021, khi kinh tế phục hồi và dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ hơn. Quy mô thị trường co thể sớm trở lại mức 5 tỷ USD…

Doanh nghiệp công nghệ thời số hóa: Sôi động M&A
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu đang phải đối mặt với vô vàn thách thức do những ảnh hưởng chưa từng có của cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID -19.

Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Khi tin đồn tạo kỳ vọng hơn là nỗi sợ
Thị trường M&A ở Việt Nam gần đây được phen hứng khởi khi nhiều tin đồn được tung ra.
Đọc thêm Chứng khoán
Chủ tịch FLC muốn mua 20 triệu cổ phiếu ROS
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu ROS để nâng tỷ lệ sở hữu. Cổ phiếu ROS cùng với cổ phiếu FLC là những cổ phiếu có dao động mạnh và khối lượng thanh khoản lớn nhất trong những ngày giao dịch từ đầu tháng 4 tới nay.
Biến động giá, sếp Hoàng Anh Gia Lai đăng ký bán hơn nửa triệu cổ phiếu HAG
Lãnh đạo tại CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) đăng ký bán ra cổ phiếu khi giá cổ phiếu biến động mạnh.
Hai "trụ lớn" nhà Vin tăng mạnh, thanh khoản trên HOSE bùng nổ
Mức tăng tới gần 21 điểm như hôm nay tại sàn HOSE có sự đóng góp lớn của 2 trụ cột lớn là cổ phiếu VIC (Vingroup) và VHM. (Vinhomes).
Loạt cựu lãnh đạo hầu tòa, giá cổ phiếu Gang thép Thái Nguyên tăng vọt
Việc giá cổ phiếu TIS của Gang thép Thái Nguyên được cho là theo xu thế chung của thị trường. Cụ thể, sắc xanh được duy trì suốt thời gian giao dịch của thị trường ngày 14/2. Đáng nói, mã TIS tăng trong ngày loạt cựu lãnh đạo của TISCO hầu toà khiến thị trường chú ý.
Cổ phiếu Alibaba tăng vọt sau khoản tiền phạt chống độc quyền kỷ lục
Cổ phiếu của Alibaba đã tăng mạnh vào thứ Hai (12/4) sau khoản tiền phạt chống độc quyền kỷ lục 18 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 2,75 tỷ USD) đối với tập đoàn thương mại điện tử này, khi các Giám đốc điều hành của tập đoàn này tuyên bố sẽ khắc phục các vấn đề của mình và tăng cường nỗ lực để giữ chân các người bán mà tập đoàn này đang liên doanh cùng.
Tác động tiềm tàng của Bitcoin đối với doanh nghiệp lớn hơn giá trị 100 nghìn đô la mà nó mang lại
Theo Wedbush, con đường đạt tới trị giá 100.000 đô la cho mỗi đồng tiền của Bitcoin không quan trọng bằng tác động tiềm tàng của loại tiền kỹ thuật số này đối với thế giới doanh nghiệp trong thập kỷ tới.
Dragon Capital thành cổ đông lớn của Gelex , nạp thêm hàng triệu cổ phiếu của HPG và CII
Hanoi Investments Holdings Limited – thành viên của nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa mua thêm 1,2 triệu cổ phiếu. Trước đó nhóm Dragon Capital cũng mua cổ phiếu HPG và CII.
HOSE tạm dừng nhận giao dịch cổ phiếu mới
Cho đến khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo và hướng dẫn tiếp theo, HOSE tạm dừng nhận giao dịch cổ phiếu mới.
Dược Pymepharco không còn là công ty đại chúng, xin huỷ niêm yết trên HOSE
Công ty Cổ phần Pymepharco - PME thông báo đã không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng và huỷ tư cách công ty.
Tháng 3 thiết lập kỷ lục tài khoản mở mới trên thị trường chứng khoán
Tính trung bình, mỗi ngày của tháng 3 có 3.673 tài khoản mới được các công ty chứng khoán mở mới cho khách hàng tham gia thị trường.