Thứ sáu 04/07/2025 23:12
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cứu giá cổ phiếu, doanh nghiệp tăng mua cổ phiếu quỹ

12/10/2020 00:00
Các doanh nghiệp niêm yết dự chi hàng chục ngàn tỉ đồng để mua lại cổ phiếu quỹ.

Để cứu giá cổ phiếu rớt thảm bởi đại dịch COVID-19, khá nhiều doanh nghiệp đã gia tăng sử dụng công cụ mua vào cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với quy mô lên đến hàng triệu đơn vị. Ông lớn ngành sữa Vinamilk, chẳng hạn, dự chi 1.800 tỉ đồng để mua lại 17,5 triệu cổ phiếu. Khang Điền, một công ty bất động sản, cũng dự chi lên tới 448 tỉ đồng mua lại gần 20 triệu cổ phiếu quỹ.

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) quyết định mua 14 triệu cổ phiếu khi giá cổ phiếu sụt giảm gần 30%. Hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã đăng ký mua lại 10 triệu cổ phiếu để bình ổn giá cổ phiếu. Nguồn vốn được trích từ lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm 2019. Hiện giá cổ phiếu của Hòa Bình đang giảm sâu dưới mệnh giá, gây bất an cho ban lãnh đạo doanh nghiệp này.

Chứng kiến giá cổ phiếu rơi vào vùng đáy nhiều năm, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO đã lên phương án mua lại 15 triệu cổ phiếu quỹ. Ngay cả ngân hàng nằm trong top đầu lợi nhuận các năm gần đây là VPBank cũng dự kiến mua lại 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành, tức tương đương 122 triệu cổ phiếu.

Tập đoàn nông nghiệp PAN Group cũng đăng ký mua lại 21,6 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, tương đương với 10% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy đăng ký mua vào 25 triệu cổ phiếu quỹ. Tập đoàn Thiên Long thông báo phương án mua lại 1,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ nhằm tối đa hóa lợi ích của cổ đông.

Ước tính sơ bộ, tổng giá trị mà các doanh nghiệp niêm yết dự chi cho phương án mua cổ phiếu quỹ từ đầu năm đến nay đã lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. “Khi nhà đầu tư đang có tâm lý hoảng loạn, giá cổ phiếu xuống thấp hơn nhiều so với tiềm năng và giá trị công ty, việc cần làm đầu tiên là xây dựng phương án mua cổ phiếu quỹ”, bà Nguyễn Trà My, CEO Pan Group, nhận định.

Có thể thấy, công cụ mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ là chiến thuật được nhiều doanh nghiệp sử dụng mỗi khi thị trường lao dốc. Đó không chỉ là biện pháp cần thiết để hãm đà suy giảm giá trị doanh nghiệp, chia sẻ lợi nhuận bằng tiền cho cổ đông, tránh nguy cơ bị thâu tóm giá rẻ mà còn nằm trong số các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị của lãnh đạo khi mùa đại hội cổ đông đang diễn ra.

Tuy nhiên, khi xét đến diễn biến giá trị doanh nghiệp ở khung thời gian dài hơn, các chương trình mua cổ phiếu quỹ không phải lúc nào cũng khôn ngoan. Trong vài trường hợp, thông điệp từ hành động mua cổ phiếu quỹ gửi tới các nhà đầu tư có thể không mấy tích cực. Bởi khi đó, thị trường sẽ nghi ngờ các nhà điều hành đang mất phương hướng, không biết làm gì với lượng tiền đang có. Cá biệt hơn, một số doanh nghiệp dùng tiền đi vay để mua lại cổ phiếu quỹ, hệ quả là tổng nợ tăng lên và gây sức ép về tài chính cho chính bản thân doanh nghiệp.
“Biện pháp mua cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp niêm yết vào lúc này chỉ có lãng phí tiền, không gì đỡ nổi xu hướng giá giảm dài hạn rất mạnh. Với doanh nghiệp, mua cổ phiếu quỹ chỉ góp phần làm suy yếu thêm vì thiếu tiền khi mọi thứ ổn định trở lại. Trừ khi doanh nghiệp muốn kiếm lời từ cổ phiếu quỹ, sau này bán giá cao cho thị trường, mà như thế phản tác dụng”, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam, nhận định.
Thay vì dùng hàng ngàn tỉ đồng để mua cổ phiếu quỹ, doanh nghiệp có thể dùng số tiền này vào mục đích khác mà có thể giúp giá trị doanh nghiệp gia tăng bội phần. Theo nghiên cứu của Tạp chí Harvard Business Review cho giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 đến đầu năm 2009, các công ty đã tích cực thực hiện các thương vụ thâu tóm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính lại tăng trưởng vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ khác.

Thước đo cho sự hiệu quả của Harvard Business Review thể hiện ở tổng lợi ích mà các cổ đông nhận được (Total Shareholder Return - TSR). Theo đó, nhóm những công ty có thực hiện các thương vụ M&A với quy mô từ 10% vốn hóa thị trường trở lên (người mua tích cực) ghi nhận tỉ lệ TSR trung bình đạt tới 6,4%, một con số khả quan hơn nhiều so với mức -3,4% ở các công ty ít hoạt động M&A hơn.

Đặc biệt, ở những doanh nghiệp M&A tích cực và sở hữu lượng tiền mặt lớn (tổng lượng tiền mặt và đầu tư ngắn hạn so với doanh thu từ 7% trở lên) ghi nhận tỉ lệ TSR lên đến 5%, cao gấp 3 lần so với mức trung bình trên thị trường trong khoảng thời gian từ tháng 1.2007 đến đầu năm 2010. Khoảng cách này tiếp tục tăng lên trong 5 năm sau đó khi TSR của các doanh nghiệp tích cực thâu tóm tăng trưởng trung bình 16,9% so với 4,9% của các công ty khác.

Xét ở khía cạnh này, thay vì dùng một khoản tiền đáng kể để đỡ giá cổ phiếu như trong đại dịch COVID-19, giám đốc tài chính của các doanh nghiệp có lẽ cần quan tâm hơn đến các kênh rót vốn tiềm năng khác nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trong trung và dài hạn.

Tất nhiên, các kế hoạch gia tăng đầu tư, mua sắm tài sản giữa lúc kinh tế lao đao sẽ cần sự đồng thuận từ đại đa số các cổ đông và điều này không hề dễ tại các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu manh mún hay thiếu vắng các cổ đông có tầm nhìn chiến lược. “Các doanh nghiệp nên xem xét danh sách các thương vụ thâu tóm tiềm năng, nhất là trong bối cảnh số lượng tài sản dồi dào và mặt bằng giá đang hấp dẫn”, Tạp chí Harvard Business Review nhận định.

Nguyễn Sơn

Tin bài khác
Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Dự án nhà máy găng tay y tế Alka Products LLC vừa được ra mắt tại tiểu bang Nevada (Mỹ) có tổng diện tích gần 10.000 m² sẽ mang lại hàng trăm việc làm với mức lương hấp dẫn, ưu tiên cộng đồng địa phương và những chuyên gia trong ngành tại Việt Nam.
ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG chính là cánh cửa dẫn tới dòng vốn trị giá 753 tỉ USD từ khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng và đô thị thích ứng biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030.
Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) vừa cấp mã F88 cho 8,26 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư F88.
Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up không chỉ là điểm bán tạm thời mà là chiến lược hiệu quả để thử nghiệm thị trường, thúc đẩy doanh số và xây dựng cộng đồng trung thành.
VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

Dù có lúc chạm ngưỡng 1.348 điểm trong phiên sáng, VN-Index vẫn không thể giữ vững phong độ, kết phiên đảo chiều giảm điểm. Sự suy yếu lan rộng ở nhóm vốn hóa lớn.
Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long là doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi chia cổ tức tiền mặt giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động. Gia đình Chủ tịch có thể nhận về khoảng 21 tỷ đồng.
Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Cổ tức tiền mặt của TVH đạt 4,100 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi lên sàn UPCoM, nối dài ba năm tăng liên tiếp tăng cổ tức cao kỷ lục.
VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index giằng co tại vùng đỉnh cũ khi thiếu vắng động lực bứt phá. Nhà đầu tư cần thận trọng, chọn lọc cổ phiếu có nền tảng giữa lúc thị trường phân hóa mạnh.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Dù sắp chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 11,5%, cổ phiếu BHN vẫn giảm kịch sàn, phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước hiệu quả kinh doanh sụt giảm của Habeco.
Ngành thuế tạm dừng một số ứng dụng công nghệ thông tin từ 23/5 đến 15/6

Ngành thuế tạm dừng một số ứng dụng công nghệ thông tin từ 23/5 đến 15/6

Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế sẽ tạm ngưng hoạt động nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi.
Bắt đầu giao dịch chứng khoán qua hệ thống KRX - nhà đầu tư hưởng lợi ?

Bắt đầu giao dịch chứng khoán qua hệ thống KRX - nhà đầu tư hưởng lợi ?

Sau hơn một thập kỷ chuẩn bị, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn phát triển mới với việc triển khai hệ thống KRX.
Cách Bola Sokunbi biến 100.000 USD thành danh mục đầu tư 1 triệu USD

Cách Bola Sokunbi biến 100.000 USD thành danh mục đầu tư 1 triệu USD

Khám phá hành trình tài chính của Bola Sokunbi – người sáng lập Clever Girl Finance – từ 100.000 USD tiết kiệm đến danh mục đầu tư hơn 1 triệu USD, cùng chiến lược tài chính cá nhân hiệu quả và đa dạng hóa thông minh.
Đọc nhiều