Thứ hai 18/11/2024 00:30
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Cuộc đấu trí kiểm soát công thức vắc xin bí mật trị giá 36 tỷ đô la của Pfizer

16/11/2021 09:53
Cuộc tranh chấp giá cả, lợi nhuận và quyền kiểm soát nguồn cung vắc xin vẫn chưa đến hồi kết.

Những nhân vật quyền lực nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch đã phải đối mặt với một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 nhằm tìm ra phương án cung cấp nhiều vắc xin hơn cho những quốc gia nghèo nhất thế giới. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, đã gọi đây là sự mất cân bằng trong phân bố nguồn cung vắc-xin. Ông nói rằng không thể chấp nhận việc các nhà sản xuất theo đuổi mức giá cao và phân chia lượng vắc xin khổng lồ cho các nước giàu. Tedros tỏ ra bất bình trong cuộc thảo luận với các nhà phát triển vắc xin: "Thành thật mà nói, tôi không thấy những cam kết mà thế giới mong đợi".

Người đứng đầu Pfizer, Bourla trong buổi phỏng vấn với Bloomberg
Người đứng đầu Pfizer, Bourla trong buổi phỏng vấn với Bloomberg. (Ảnh: Bloomberg)

Gần một năm sau những mũi tiêm đầu tiên, các nhà sản xuất vắc xin phương Tây và quan chức y tế công cộng vẫn đang vật lộn để thu hẹp khoảng cách giữa một số quốc gia, trong đó chỉ có 6% người dân châu Phi được tiêm chủng đầy đủ vào đầu tháng 11. Pfizer, Moderna, AstraZeneca hay Johnson & Johnson đều bắt đầu phân phối vắc xin cho các nước giàu có trước tiên nhưng giờ đây những "gã khổng lồ" dược phẩm lựa chọn đi trên những con đường khác nhau và tất nhiên gây ra không ít tranh cãi.

Nhìn chung, Moderna không chú trọng mở rộng nguồn cung tới phần còn lại của thế giới chủ yếu là do các hạn chế xuất khẩu và cam kết cung cấp sớm cho Mỹ và châu Âu. Kế đến là vắc xin Johnson & Johnson từng được kỳ vọng là người chơi mới tiềm năng nhưng cuối cùng không có nhiều đột phá. AstraZeneca ban đầu bán vắc xin thu lợi trong thời gian xảy ra đại dịch đã nhanh chóng chuyển hướng sang cam kết không kiếm lời từ vắc xin Covid và tăng cường cung cấp tới các quốc gia kém may mắn, phần lớn thông qua cấp phép công thức cho một nhà sản xuất ở Ấn Độ.

Cuối cùng là Pfizer, đối tác BioNTech của Đức dự kiến tạo ra doanh thu 36 tỷ đô la trong năm nay. Dữ liệu phân phối cho thấy Pfizer là nguồn cung cấp vắc xin Covid số một cho các quốc gia giàu có nhất hành tinh. Hãng tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trong đại dịch khi công bố phát triển loại thuốc viên uống giúp giảm 89% số ca nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có định giá và cách thức phân phối cụ thể. Trong những tháng gần đây, người ta thấy vắc xin Pfizer dần xuất hiện ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tính đến ngày 7/11, công ty đã vận chuyển hơn 658 triệu liều thuốc đến các quốc gia dễ bị tổn thương hơn. Đến cuối năm, Pfizer dự kiến con số sẽ đạt 1,1 tỷ liều trong số khoảng 3 tỷ liều được sản xuất.

Tuy nhiên, có một điểm không thể lay chuyển được ý chí của giám đốc điều hành Pfizer, Bourla: Công thức vắc xin Covid-19. Các trung tâm sản xuất vắc xin của thế giới như Ấn Độ nhiều lần đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin và phương pháp điều trị Covid. Ngược lại, người đứng đầu Pfizer đã thẳng thắn gọi quyền sở hữu trí tuệ là "máu của khu vực tư nhân", phản đối lời kêu gọi chia sẻ công nghệ mặc dù theo lý thuyết, xóa bỏ rào cản về mặt pháp lý giúp đưa phân phối vắc xin nhanh hơn, công bằng hơn. Pfizer cho biết trong một tuyên bố: "Đề xuất miễn trừ không chỉ ra bằng chứng xác đáng rằng tiếp cận vắc xin bị hạn chế là do trình độ sản xuất hiện tại. Ngành công nghiệp này đang trong quá trình sản xuất đủ vắc xin cho toàn thế giới vào giữa năm sau".

Dòng người xếp hàng đi tiêm vắc xin AstraZeneca tại Ấn Độ
Dòng người xếp hàng đi tiêm vắc xin AstraZeneca tại Ấn Độ. (Ảnh: Bloomberg)

Tháng sau đó, Pfizer đồng ý bán 500 triệu liều với giá gốc cho Hoa Kỳ để phân phối cho các quốc gia có thu nhập thấp. Sau khi thực hiện thỏa thuận, nhà sản xuất thuốc đã từ chối các cuộc đàm phán về một thỏa thuận cung cấp lớn mới với Covax, chương trình do WHO hỗ trợ để cung cấp vắc xin cho các nước nghèo. Brook Baker, giáo sư luật tại đại học Northeastern nói về Pfizer: "Cách tiếp cận của họ là hãy để chúng tôi kiểm soát nguồn cung cấp và chúng tôi sẽ làm việc với các quốc gia để tăng các khoản đóng góp. Ngành công nghiệp này đều biết rằng từ bỏ quyền kiểm soát nguồn vắc xin là mối đe dọa nghiêm trọng đối với mô hình kinh doanh".

Trong bối cảnh hỗn loạn, các công ty khác nhau đã thống trị cung cấp vắc xin đến các nước có thu nhập thấp, trung bình và cao. Đối với Pfizer, có lẽ thông điệp rõ ràng nhất là các nước nghèo hơn hãy nhanh tay mua vắc xin của hãng. Phân phối thuốc đi các nước giàu có, Bourla đã so sánh chi phí vắc xin với giá của một bữa ăn đơn giản khoảng 20 đô la và các nước có thu nhập thấp được hưởng giá bằng một nửa. Bourla trả lời cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV ngày 2/11 khi được hỏi liệu việc phân bổ vắc xin có tính đến tỷ lệ mắc Covid của một quốc gia hay không: "Chúng tôi phân phối dựa trên số lượng công ty có và khách hàng nào muốn mua. Hầu hết các cuộc thảo luận lúc này là với các nước có thu nhập trung bình và cao. Chủ yếu là có thu nhập cao".

Bất chấp mọi chỉ trích, Pfizer vẫn là gương mặt đắt giá trong sản xuất vắc xin mà hàng trăm quốc gia mong muốn kí hợp đồng mua bán. Với tư cách là giám đốc điều hành, Bourla đã đánh một canh bạc mạo hiểm nhưng vô cùng sáng suốt khi hợp tác với BioNTech để phát triển công nghệ mRNA. Theo ông, mọi người nên bỏ ra bất cứ số tiền nào cần thiết để có được loại vắc xin hiệu quả. Ông thậm chí còn bật đèn xanh cho việc xây dựng hệ thống phân phối công nghệ cao của riêng Pfizer để đảm bảo nguồn vắc xin được bảo quản tốt, số lượng ổn định và giao hàng hàng loạt. Chiến thắng trong vụ đặt cược đã biến Pfizer trở thành người dẫn đầu cuộc đua vắc xin Covid toàn cầu. Vắc xin Pfizer đang tạo ra lợi nhuận và doanh thu cao nhất trong số tất cả các hãng với 20 tỷ đô la lợi nhuận trước thuế vào năm 2021, bao gồm 50% cổ phần thuộc về BioNTech. Đây cũng là loại thuốc đầu tiên được chấp nhận để tiêm nhắc lại.

Trong số những nhà sản xuất vắc xin lớn còn lại, Moderna dẫn đầu triển vọng kiếm được 12,2 tỷ đô la trước thuế trong năm nay, mặc dù còn kém xa so với Pfizer. Johnson & Johnson cam kết bán vắc xin của mình không lợi nhuận trong thời gian xảy ra đại dịch. Astra Zeneca chuyển sang mô hình hoạt động vì lợi nhuận kể từ ngày 12/11 khi cho rằng dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn đặc hữu. Chỉ có Pfizer vẫn kiên định và chỉ ra chính sự sẵn sàng tìm mua vắc xin, chi tiền để có được thuốc của nước giàu cũng là rào cản đối với nước nghèo bên cạnh khả năng bảo quản vắc xin.

Những người ủng hộ Pfizer lập luận dỡ bỏ các hạn chế IP không giúp đẩy nahnh tiêm chủng. Bourla và các đồng nghiệp một lần nữa nhấn mạnh: "Nếu để ngành công nghiệp hiện tại tiếp tục làm việc như bây giờ, tôi nghĩ rằng như vậy là đủ. Các công ty khác nhau sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển giao và đi vào sản xuất hàng loạt bởi một nhà sản xuất hiện phải mất từ một năm đến 18 tháng để có thể hoạt động hết công suất ".

Công thức bí mật của Pfizer dùng tới hơn 280 loại dược liệu được thực hiện bởi các nhà cung cấp ở 19 quốc gia, nhiều thành phần trong số này được bảo hộ dưới nhiều hình thức. Công ty sẽ phải thương lượng nhiều loại giấy phép để có thể đi đến sản xuất một liều vắc xin cũng như đảm bảo bí mật thương mại. Bên cạnh đó, Pfizer trì hoãn cung cấp cho một số quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình do không đạt được thỏa thuận về đảm bảo trách nhiệm pháp lý liên quan đến vắc xin từ bên mua. Mặt khác, Pfizer đứng ra yêu cầu các quốc gia từ bỏ quyền truy đòi hợp pháp đối với bất kỳ hậu quả tiêu cực nào của vắc xin, bao gồm cả lỗi sản xuất hoặc sơ suất. Một cách chung nhất, Pfizer đã và đang nỗ lực đáp ứng lời kêu gọi mở rộng phân phối nhưng quyết không từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ làm nên "vũ khí" trị giá 36 tỷ đô la.

TL

Tin bài khác
YouTube lên tiếng giải thích về việc người dùng trả phí nhưng vẫn thấy quảng cáo

YouTube lên tiếng giải thích về việc người dùng trả phí nhưng vẫn thấy quảng cáo

Một số người dùng YouTube tại Đức đã phản ánh về việc quảng cáo vẫn xuất hiện trên nền tảng, mặc dù họ đã đăng ký gói Premium đầy đủ.
Người dùng iPhone tại Việt Nam phàn nàn về sự cố chậm, giật sau khi nâng cấp lên iOS 18.1

Người dùng iPhone tại Việt Nam phàn nàn về sự cố chậm, giật sau khi nâng cấp lên iOS 18.1

Người dùng cho biết, tình trạng này chỉ mới xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày qua, mặc dù họ đã thực hiện nâng cấp iPhone của mình lên iOS 18.1 từ cuối tháng 10.
Meta bị phạt 840 triệu USD vì lạm dụng dịch vụ Facebook Marketplace

Meta bị phạt 840 triệu USD vì lạm dụng dịch vụ Facebook Marketplace

Meta chỉ ra “quyết định của Ủy ban châu Âu không cung cấp bằng chứng về tác hại cạnh tranh đối với các đối thủ hoặc bất kỳ tác hại nào đối với người tiêu dùng".
Bí kíp khi tham gia du lịch trưc tuyến: Những điều cần biết để phòng tránh rủi ro

Bí kíp khi tham gia du lịch trưc tuyến: Những điều cần biết để phòng tránh rủi ro

Du lịch trực tuyến gần đây có mức tăng trưởng mạnh. Khi nền kinh tế số Việt Nam công bố chạm mốc 36 tỷ USD/năm, ghi nhận sự đóng góp lớn từ du lịch trực tuyến.
FPT ra mắt Nhà máy AI tại Nhật Bản giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành

FPT ra mắt Nhà máy AI tại Nhật Bản giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành

Nhà máy AI tại Nhật Bản của FPT sẽ cung cấp hơn 20 sản phẩm AI tạo sinh, giúp doanh nghiệp ứng dụng AI nâng cao hiệu suất vận hành, trải nghiệm khách hàng,...
iPhone SE 4: Lộ diện thiết kế và cấu hình, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025?

iPhone SE 4: Lộ diện thiết kế và cấu hình, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025?

Phone SE 4 sẽ tận dụng các linh kiện phần cứng từ những đời iPhone trước đó. Điều này sẽ giúp Apple tối ưu chi phí sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm.
Amazon ra mắt dịch vụ thương mại điện tử giá rẻ tại Mỹ

Amazon ra mắt dịch vụ thương mại điện tử giá rẻ tại Mỹ

Động thái này cho thấy Amazon đang cảm nhận sức ép cạnh tranh từ Temu, vốn đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ tại thị trường Mỹ với những sản phẩm giá cực thấp.
Viettel công bố triển khai thương mại trạm 5G Open RAN

Viettel công bố triển khai thương mại trạm 5G Open RAN 'Make in Vietnam'

Trong phát triển trạm phát sóng 5G Open RAN, các kỹ sư của Viettel và Qualcomm cùng tham gia vào các công đoạn thiết kế công nghệ lõi và ứng dụng vào sản phẩm.
EC yêu cầu Apple chấm dứt hành vi hạn chế nội dung theo vị trí địa lý

EC yêu cầu Apple chấm dứt hành vi hạn chế nội dung theo vị trí địa lý

Theo EC, "gã khổng lồ công nghệ" Apple sẽ có một tháng để đề xuất các cam kết nhằm giải quyết hành vi chặn địa lý được xác định.

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu tăng trưởng kỷ lục

Lợi nhuận của Sea được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ sự phối hợp hiệu quả giữa ba mảng kinh doanh chính: Thương mại điện tử, trò chơi và tài chính số.
Các hãng công nghệ nước ngoài tăng cường thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Các hãng công nghệ nước ngoài tăng cường thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Reuters cho biết các hãng công nghệ nước ngoài đang mở rộng thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường đầu tư.
iPhone 16 đạt doanh thu khoảng 5.000 tỉ đồng tại Việt Nam trong tháng đầu mở bán

iPhone 16 đạt doanh thu khoảng 5.000 tỉ đồng tại Việt Nam trong tháng đầu mở bán

Việt Nam từng nằm ngoài bản đồ bán hàng của Apple, nhưng với doanh số iPhone tăng vọt trong hơn 4 năm qua, “nhà táo” đã thay đổi cách nhìn về thị trường này.
Apple Vision Pro 2 dự kiến sẽ ra mắt khi nào?

Apple Vision Pro 2 dự kiến sẽ ra mắt khi nào?

Apple dự định nâng cấp Vision Pro 2 từ chip M2 lên chip M5, còn về thiết kế, Apple Vision Pro 2 nhiều khả năng sẽ có ngoại hình tương tự như thế hệ hiện tại.
Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực bán dẫn trong tương lai

Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực bán dẫn trong tương lai

Nhu cầu nhân lực lĩnh vực bán dẫn được dự đoán sẽ tăng mạnh do sự phát triển của công nghệ và ứng dụng ở nhiều lĩnh vưc.
Từ 25/12, người dùng mạng xã hội bắt buộc xác thực bằng số điện thoại hoặc mã định danh

Từ 25/12, người dùng mạng xã hội bắt buộc xác thực bằng số điện thoại hoặc mã định danh

Chỉ trong trường hợp người dùng mạng xã hội không có số điện thoại di động tại Việt Nam thì sẽ phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.