Chủ nhật 06/07/2025 18:51
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

COO Nguyễn Hoàng Anh: “ Không từ bỏ và luôn sẵn sàng cho các thử thách tiếp theo”

12/10/2020 00:00
Sự thành công về sản phẩm, những đợt gọi vốn thu hút sự chú ý, những giải thưởng danh giá không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ đi trên con đường trải hoa hồng.

Năm 2015, Abivin vừa được thành lập với sự “máu lửa” khởi nghiệp, giấc mơ của chị về Abivin khi đó như thế nào? Ngành Logistics “hấp dẫn” thế nào để chị lựa chọn?

COO Nguyễn Hoàng Anh: Ước mơ của Abivin là xây dựng một nền tảng thông minh để tối ưu quy trình vận hành và giảm chi phí logistics cho Việt Nam cũng như khu vực ASEAN. Có nhiều lý do khiến chúng tôi quyết định cho ra đời Abivin và tập trung vào phát triển nền tảng tối ưu logistics. Logistics là một ngành có truyền thống lâu đời và có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của nhiều ngành kinh doanh. Từ trước đến nay, ngành này vẫn hoạt động trên cơ sở kinh nghiệm của con người với những cách thức tính toán tương đối thủ công, ít hiệu quả, mất thời gian, tốn nhân công và chi phí không cần thiết. Do vậy, chi phí dành cho logistics ở Việt Nam cao gần gấp đôi so với ở các nước phát triển. Điều này khiến cho ngành Logistics ở Việt Nam mất đi tính cạnh tranh.

Tuy nhiên, ngành logistics ở Việt Nam cũng có nhiều cơ hội phát triển. Với trên 3.000km đường biển trải dài từ Bắc vào Nam, cơ hội giao thương với nước ngoài là rất lớn. Hơn nữa, nền kinh tế vĩ mô đang từng bước được cải thiện với sự phát triển nhanh chóng của hàng hoá, của cơ sở hạ tầng vận tải, của hoạt động chuyển phát nhanh, của thương mại điện tử... song song với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính trong quản lý của Chính phủ. Vì vậy, thị trường logistics ở Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Để khẳng định vị thế của mình, Abivin sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp để giảm tối đa chi phí logistics, tạo ra lợi thế cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà. Abivin sẽ tiếp tục hoàn thiện giải pháp tối ưu Logistics mang chất lượng quốc tế, và được xây dựng hoàn toàn bởi người Việt Nam.

COO Nguyễn Hoàng Anh

Người ta nói rằng làm startup cũng giống như đi tàu lượn siêu tốc. Vậy chị có thể chia sẻ những cảm giác thăng trầm của mình khi ngồi trên con tàu Abivin?

COO Nguyễn Hoàng Anh: Khởi nghiệp trong lĩnh vực nào cũng có vô vàn khó khăn. Trên “con tàu khởi nghiệp" này, khó khăn sẽ nối tiếp khó khăn về tài chính, nhân sự, sản phẩm... Với Abivin, bên cạnh những khó khăn chung mà startups nào cũng gặp phải thì khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics, chúng tôi còn phải đối mặt với nhiều thử thách khác nữa.

Trước hết, logistics là một ngành có truyền thống lâu đời, tuy còn nhiều hạn chế như đã nêu, song tính bảo thủ vẫn cao. Việc ứng dụng công nghệ mới giải quyết được nhiều vướng mắc, tuy nhiên, để thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ, thói quen làm việc không hề đơn giản, nhất là khi mức độ tự động hoá cao và sự minh bạch khi ứng dụng công nghệ mới có thể động chạm đến công ăn, việc làm hay lợi ích nhóm nào đó. Do vậy, không phải lực lượng nào trong chuỗi cung ứng cũng dễ dàng đồng tình, ủng hộ. Cái khó thứ hai của Abivin khi bước chân vào ngành này là tính phức tạp trong quy trình hoạt động của các doanh nghiệp logistics. Có thể nói, có bao nhiêu doanh nghiệp là có bấy nhiêu quy trình hoạt động với nhiều điểm đặc thù khác nhau, nhiều điều kiện kèm theo khác nhau. Và cuối cùng là khó khăn đến từ chất lượng dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi được gần gũi với những hoạt động và khó khăn thực tiễn của khách hàng và biến mình thành người bạn đồng hành với doanh nghiệp mỗi khi có bài toán cụ thể cần được giải đáp.

Chiêm nghiệm từ con đường lớn mạnh của Abivin, chị có thể đưa ra lời khuyên nào với các startup, để rút ngắn thời gian đi đến thành công?

COO Nguyễn Hoàng Anh: Phải có định hướng, giải pháp đúng và ý chí rất cao! Ý tưởng khởi nghiệp vô cùng nhiều, song phải lựa chọn những ý tưởng mang tính thực tiễn, phù hợp nhu cầu của xã hội, của thực tiễn cuộc sống đặt ra, có khả năng ứng dụng, mở rộng và tất nhiên, phải phù hợp năng lực, sở trường của các nhà sáng lập. Các mục tiêu để đạt được ý tưởng đó trong từng giai đoạn cũng phải rõ ràng, bám sát sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Giải pháp thực hiện ý tưởng phải có tính đột phá, lan truyền. Với những yếu tố nêu trên, việc khởi nghiệp mới dễ cuốn hút các nguồn lực hỗ trợ, dễ áp dụng vào thực tế, mang lại giá trị thực cho khách hàng, và nhanh chóng lan tỏa. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường đối với các startup rất khắc nghiệt, luôn đào thải nếu không có ý chí, quyết tâm.

Tháng 5/2019, vượt qua hơn 30.000 công ty trên toàn cầu, Abivin đã trở thành nhà vô địch cuộc thi Start-up World Cup 2019 diễn ra tại Mỹ. Theo chị điều gì tạo nên thành công cho Abivin?

COO Nguyễn Hoàng Anh: Startup World Cup có thể coi là một trong những cuộc thi dành cho startup lớn nhất mà Abivin từng tham gia. Thực sự thì chúng tôi đi thi với tâm thế là giao lưu, học hỏi nên cũng không quá đặt nặng về kết quả. Đây là cơ hội lớn để học hỏi từ rất nhiều đại diện lớn đến từ các quốc gia trên thế giới, điển hình như Mira (US Silicon Valley), Sonavi Labs (US Boston) hay Noul (South Korea)... Vậy nên, kết quả này hoàn toàn nằm ngoài dự tính của chúng tôi và rất vui mừng vì Abivin đại diện cho Việt Nam đã được xướng tên ở vị trí cao nhất.

Theo tôi, để đạt được thành công thì cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Tôi nghĩ, Abivin chưa thể gọi là thành công, nhưng những thành tựu cho đến hiện tại của Abivin là kết quả của các yếu tố bao gồm thế mạnh của bản thân, yếu tố thị trường, thời điểm, chính sách của xã hội và tất nhiên, cả may mắn.

Khi xây dựng Abivin, chúng tôi đã sử dụng thế mạnh chuyên môn của mình, đó là công nghệ thông tin, thuật toán tối ưu, xử lý dữ liệu lớn. Chúng tôi đã có sự chuẩn bị tốt và cũng may mắn trong việc nghiên cứu thị trường để phát hiện thấy “lỗ hổng” trong ngành Logistics, nơi Abivin tìm được chỗ đứng. Thành công bước đầu của Abivin cũng đến từ việc tập trung xây dựng một sản phẩm có tầm quốc tế, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, quy mô đa quốc gia, để có được ấn tượng ban đầu cho các khách hàng tiềm năng tiếp theo. Startup thay đổi theo từng giai đoạn và người sáng lập không có chìa khóa thần kỳ cho tất cả các thử thách đó, điều quan trọng là "Không từ bỏ" và luôn sẵn sàng cho các thử thách tiếp theo.

Chị kỳ vọng gì về những thay đổi chính sách hỗ trợ cho các startup của Chính phủ?

COO Nguyễn Hoàng Anh: Chúng tôi mong muốn Chính phủ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mong Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ban ngành tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để hỗ trợ startup (nhất là những startup đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế) tiếp cận nguồn tín dụng, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, đồng thời, sẽ tạo điều mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các quỹ mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần vào Việt Nam hoạt động. Chính phủ cũng nên có chủ trương tuyên truyền cho việc sử dụng phần mềm nội địa, phát triển bởi kỹ sư Việt Nam. Thực tế các phần mềm thuần Việt hiện nay chỉ bán với giá không cao, nhưng các phần mềm nước ngoài cồng kềnh, lại bán được với giá cao hơn rất nhiều với chất lượng tương đương hoặc thậm chí không bằng phần mềm Việt về chất lượng, độ khó và dịch vụ khách hàng. Nếu tiếp tục có sự chênh lệch này, tài nguyên đầu tư cho Khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục được dùng để nuôi các công ty nước ngoài, tài nguyên về dữ liệu sẽ bị rủi ro, rơi vào tay các tập đoàn quốc tế và nhiều vấn đề khác nếu nhà nước không quan tâm. Đồng thời, Chính phủ nên có chính sách hợp tác cụ thể đối với các nước trong nền kinh tế chung APEC, tạo điều kiện cho các nước có thể dễ dàng và an toàn hơn, tin cậy và yên tâm hơn trong đầu tư vào Việt Nam nói chung và đầu tư cho startup nói riêng.

Đối với các công ty phần mềm, chúng tôi mong muốn có được những điều kiện tốt hơn nữa về hạ tầng công nghệ thông tin cho startup, những ưu đãi cho ngành công nghiệp không khói - phần mềm tại Việt Nam, và đặc biệt là giáo dục Việt Nam sẽ ưu tiên các môn khoa học và kỹ thuật để có thêm người tài hoạt động trong lĩnh vực và xây dựng được lõi công nghệ đột phá cho Việt Nam.

Chị suy nghĩ sao về một “kỳ lân” của startup? Định hướng của Abinvin trong thời gian tới như thế nào, thưa chị?

COO Nguyễn Hoàng Anh: Kỳ lân vẫn là một danh hiệu mà nhiều startup lấy làm đích đến.Tuy nhiên 3 năm trở lại đây, việc IPO của các công ty Kỳ lân bị lỗ xuất hiện ngày càng nhiều. Về ngắn hạn thì đây là điều tốt cho người tiêu dùng do công ty có thể bù lỗ thông qua việc IPO. Tuy nhiên, đây là điều chưa tốt cho cộng đồng doanh nghiệp và chuỗi cung ứng nói chung để tồn tại lâu dài, khi mà chưa chứng minh được rằng giá trị mình tạo ra sẽ nhiều hơn chi phí của mình bỏ ra.

Chúng tôi không đặt nặng mục tiêu phải trở thành Kỳ lân. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một doanh nghiệp phát triển nhanh, hiệu suất cao và bền vững. Để là một phần không thể thiếu trong quản lý chuỗi cung ứng, chúng tôi vẫn đang từng bước khẳng định các giá trị gia tăng của mình và hướng tới mục tiêu tạo ra nhiều giá trị hơn chi phí mình bỏ ra. Tính đến tháng 9 năm 2019, Abivin đã có mặt tại 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Việt Nam, Myanmar, Singapore, Indonesia.Trong tương lai, Abivin mong muốn có thể mở rộng nền tảng tối ưu Logistics Abivin vRoute sang nhiều quốc gia hơn nữa, góp phần giảm chi phí và phát triển ngành Logistics của Việt Nam cũng như khu vực ASEAN.

Năm 2010, Abivin dự định sẽ tiếp tục phát triển R&D cho sản phẩm với Trí tuệ nhân tạo trong Logistics để giải quyết những bài toán nhức nhối trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng cho khách hàng tại Việt Nam nói riêng và trong khu vực ASEAN nói chung.

Xin trân trọng cảm ơn chị về cuộc trao đổi!

Thảo Trang (thực hiện)

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Với số vốn vừa huy động, startup Neuralink của tỷ phú Elon Musk đặt mục tiêu mở rộng quy mô nghiên cứu và phát triển công nghệ cấy ghép thần kinh tiên tiến.
Quỹ đầu tư mạo hiểm dùng ngân sách nhà nước: Cú huých cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Quỹ đầu tư mạo hiểm dùng ngân sách nhà nước: Cú huých cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Quỹ đầu tư mạo hiểm sử dụng ngân sách nhà nước, nếu được triển khai hiệu quả có thể trở thành động lực cốt lõi đưa TP.HCM trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước.