Chuyên gia Đinh Thế Hiển: “Nguồn cung nhà ở mới không phải là vấn đề đáng lo ngại"
- Bất động sản
- 09:37 09/02/2020
“Đi đâu cũng nói thiếu nhà nhưng thiếu là vì mỗi người dân cần có nhà chứ không phải thiếu nhà để ở. Nguồn cung hiện đang đủ cho năm nay và thậm chí cả năm sau”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển nói.
Trong bối cảnh nguồn cung tắc nghẽn, nhiều dự án mới không thể triển khai do công tác phê duyệt thủ tục hành chính kéo dài, nhiều doanh nghiệp đã phải gửi đơn thư cầu cứu đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đứng ở góc độ của một chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Đinh Thế Hiển lại cho rằng việc khan hiếm nguồn cung mới không phải là vấn đề đáng lo ngại trong thời điểm này.
Theo phân tích của vị chuyên gia này, tổng nguồn cung trong thời kỳ bùng nổ bất động sản từ năm 2015 - 2018 đã tạo ra quá nhiều sản phẩm trên thị trường mà đến nay vẫn chưa được sử dụng hết. Việc người dân thiếu nhà ở là vì họ cần nguồn sản phẩm giá rẻ, mỗi một người dân đều muốn có nhà chứ không hẳn là do thiếu nguồn cung. Còn việc chậm trễ trong cấp phép dự án mới là do Chính phủ đang muốn giảm tốc lại để điều chỉnh phát triển theo hướng an toàn hơn sau thời gian phát triển quá nhanh.

TS Đinh Thế Hiển
“Trước hết, chúng ta phải hình dung rằng năm 2019 ngân hàng Nhà nước đã ra chủ trương siết tín dụng bất động sản cho thấy hệ thống ngân hàng đã có những hạn chế cho vay bất động sản. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không phải đơn phương làm như vậy mà đã có chính sách của Chính phủ trong việc siết tín dụng bất động sản. Có thể họ nhận thấy rằng việc bất động sản phát triển quá nhanh và thiếu an toàn nên mới đưa ra chỉ thị như vậy.
Về khó khăn trong lĩnh vực bất động sản hiện nay, Chính phủ, ngân hàng Nhà nước đều biết nhưng vẫn ra chủ trương siết chặt là có nguyên do. Có thể thấy trong vòng 3 năm từ 2015-2018, số lượng căn hộ và đất nền tại TP.HCM đã xây dựng và đang xây dựng đã nhiều hơn gấp 4 lần so với thời kỳ đóng băng vào năm 2008. Điều đó cho thấy bất động sản đã phát triển cực mạnh trong những năm qua.
Như vậy, rõ ràng nguồn cung rất lớn, nguồn hàng có sẵn đã đủ cho năm nay và thậm chí cả năm sau chứ không phải thiếu hay đáng lo ngại. Điều đó cho thấy các dự án về nhà ở không phải là thiếu. Nếu có thiếu thì là do mỗi người dân đều muốn có nhà giá rẻ chứ không phải thiếu nơi ở để Chính phủ phải lo ngại. Phải nhìn vào thực tế, nếu như những dự án đã ra hàng bán hết toàn bộ, kín người mua, thuê thì mới đáng lo còn hiện tại vẫn trống rất nhiều thì không có gì đáng lo”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển phân tích.
Cũng theo vị chuyên gia này, đối với một doanh nghiệp bất động sản khi tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận làm việc theo cơ chế thị trường, theo cung cầu và tuân theo pháp luật. Khi Nhà nước có cơ chế siết chặt, hạn chế cấp phép các dự án mới tức là đang muốn sàng lọc lại thị trường.
Dự án có vấn đề, doanh nghiệp làm không đúng luật, lách luật thì mới bị ách tắc chứ không tự nhiên mà ách tắc về thủ tục hành chính. Còn doanh nghiệp nào đang làm những dự án đúng luật, tuân thủ mọi thủ tục, quy định của các cơ quan mà vẫn bị chậm trễ về thủ tục thì cứ mạnh dạn kiến nghị ra cấp cao hơn, không được thì gửi ra Tòa án, tổ chức họp báo công bố mọi thủ tục giấy tờ hợp pháp. Khi đó, cơ quan nào làm việc thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh sẽ được xử lý.
“Tôi đánh giá vấn đề ít nguồn cung mới trong bất động sản hiện nay không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Bằng chứng là GDP vẫn tăng trưởng tốt trong năm 2019 dù cho bất động sản vướng mắc, đình trệ. Như vậy đây không phải là vấn đề của kinh tế thị trường mà là sự lập lờ giữa sự cần thiết của các doanh nghiệp trong bất động sản. Khi một dự án bị ách tắc, doanh nghiệp cần tự hỏi lại chính mình rằng tại sao dự án lại có vấn đề? Phải chăng là không minh bạch về chuyển giao đất công. Hiện nay, xã hội rõ ràng là đang thiếu công viên, công trình dân sinh, bệnh viện, trường học… mà tại sao lại có nhiều công ty có đất để làm dự án riêng như vậy?

Tóm lại, nếu dự án không được cấp phép, bị ách tắc thì phải làm rõ rằng liệu dự án đó có sự thất thoát đất công hay không. Nếu doanh nghiệp chết thì là do doanh nghiệp làm không đúng. Còn trong trường hợp anh đã làm đúng hết thì cứ công bố dự án cụ thể, chứng minh thủ tục đầy đủ, doanh nghiệp muốn phát triển được thì phải đủ năng lực kiện lên Tòa án chứ không thể nói suông. Còn hiện tại, thị trường đang có sự sàng lọc, kỷ cương bất động sản cần được lập lại, Nhà nước đang kiên quyết lập lại trật tự, kiên quyết “đốt lò “để đưa thị trường đi theo hướng phát triển chủ trương kinh tế sạch.
Còn nếu nói bất động sản xuống dốc kéo theo bất ổn về kinh tế là chưa đúng. Nếu như vậy thì tại sao GDP năm 2019 lại tăng trường tốt hơn mà không cần dựa vào bất động sản. Phải lật lại vấn đề, vào thời kỳ năm 2008, 2009, 2011 Chính phủ đã chủ trương đưa nền kinh tế phát triển theo hướng “kinh tế sạch”, “kinh tế bền vững”. Do đó, nếu bất động sản có phát triển chậm lại so với 2 năm trước tức là để làm rõ pháp lý của từng dự án cụ thể, phải xử lý đúng sai rõ ràng thì khi đó doanh nghiệp mới có thể làm tốt.
Nhìn chung, nguồn cung bất động sản trong các năm qua vẫn đang đủ cho nguồn cầu. Cho nên, doanh nghiệp muốn trụ lại thì trước tiên phải làm đúng luật. Nếu dự án sạch nhưng vẫn bị chậm trễ do sự vô trách nhiệm của các cơ quan thì hãy kiện lên cấp cao hơn, họp báo để đòi công bằng chứ không thể nói chung chung rồi kêu giải cứu.
Vào năm 2012, trong lúc thị trường suy thoái, nhiều lãnh đạo chuyên gia đều đã nhận định rằng doanh nghiệp muốn sống lâu thì phải đủ thực lực để phát triển, đủ nguồn vốn để trụ lại khi rủi ro. Chứ không thể nói do tôi đi vay nhiều nên phải có dự án để làm, để phát triển. Như vậy, doanh nghiệp cũng phải đủ tài chính mới phát triển được”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển nhận định.
Ngọc Anh
Tin liên quan
Đọc thêm Bất động sản
Bất động sản bán lẻ ở Hà Nội giá vẫn cao dù tỷ lệ trống gia tăng
Tại Hà Nội, mặt bằng bán lẻ có tỷ lệ trống tăng ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm.
Dự báo bất động sản công nghiệp mạnh lên và sôi động ở nhiều tỉnh, thành phố trong năm 2021
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự báo, trong năm 2021, sự dịch chuyển sản xuất và lắp đặt hàng hóa từ khu vực ngoài tiếp tục chuyển hướng vào Việt Nam sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng bất động sản công nghiệp trong nước.
Giá thuê đất công nghiệp đua nhau tăng mạnh trong đại dịch
Trong Đại dịch Covid-19, thị trường khu công nghiệp là mảng duy nhất chứng kiến sự tăng trưởng tích cực về cả giá thuê và tỷ lệ lấp đầy, bất động sản công nghiệp đã trở thành cơ hội hấp dẫn cho cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Bất động sản 2021: Thị trường nào sẽ là điểm đầu tư chủ lực?
Năm 2020 vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng địa ốc vẫn là kênh đầu tư được mọi người lựa chọn. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng vào năm 2021, thị trường bất động sản vẫn còn rất nhiều cơ hội.
Giá bán căn hộ sơ cấp khu vực ngoại thành Hà Nội trung bình đạt 1.531 USD/m2 trong quý 4/2020
Theo báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản JLL Việt Nam, giá bán căn hộ sơ cấp tại khu vực ngoại thành Hà Nội trong quý 4/2020 đã đạt mức cao mới.
Hàng loạt chính sách "gỡ khó" giúp thị trường BĐS phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021
Theo đánh giá, trước những tín hiệu tích cực giai đoạn cuối năm 2020, sang năm 2021 dự báo thị trường bất động sản (BĐS) sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ nhờ loạt chính sách “gỡ khó”.
Thị trường bất động sản 2020 vẫn có nhiều điểm sáng
Mặc dù còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về yếu tố pháp lý dự án nhưng thị trường bất động sản (BĐS) cả nước vẫn ghi nhận những điểm tích cực, có nhiều chỉ số cải thiện đáng kể trong năm 2020 - năm dịch bệnh hoành hành.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ trở thành lực kéo của nền kinh tế năm 2021
Trong năm 2021, bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi và được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những lực kéo quan trọng để kinh tế có thêm nhiều hi vọng cho năm tới.
Gala Dot Property Southeast Asia Awards 2020: Động lực mạnh mẽ cho ngành bất động sản Đông Nam Á
Đêm 17/12 vừa qua, tại khách sạn The Reverie Saigon, Gala Dot Property Southeast Asia Awards 2020 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đêm Charity Gala có sự góp mặt của gần 100 khách mời là quản lý cấp cao của các doanh nghiệp BĐS thắng giải, các vị cố vấn giải thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực Đổi mới sáng tạo, nhà tài trợ, đối tác Venue, đối tác Charity và các đối tác truyền thông cùng đông đảo phóng viên báo đài.
Giải mã hệ sinh thái MeeyLand: Rút ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán Bất động sản
Với làn sóng công nghệ 4.0 thay đổi từng ngày, cả người bán bất động sản (BĐS) và người mua đều cần sẵn sàng thay đổi, thích ứng nhanh chóng với các công nghệ mới để nhanh chóng xóa bỏ các khoảng cách giữa đôi bên. Nhận thấy điều đó, hệ sinh thái công nghệ bất động sản MeeyLand đã đưa ra các giải pháp kết nối người mua và người bán hiệu quả.