Chủ nhật 06/07/2025 10:06
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng khá!

12/10/2020 00:00
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, nhưng kinh tế của Việt Nam được dự báo vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá.

Kinh tế của Việt Nam được dự báo vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế thế giới đã có nhiều biến động trong tháng 8/2018 bởi mối quan hệ căng thẳng giữa các nước lớn trong việc xác định vị thế mới của các nước này trong bối cảnh mới, như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và các nước đồng minh, giữa Mỹ và Nga… đã làm dấy lên những lo ngại đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang. Ngày 23/8/2018, Mỹ áp mức thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Sau hai ngày đàm phán (ngày 22- 23/8), Mỹ và Trung Quốc đều không đạt được thỏa thuận nào giúp chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giá cả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp theo tình hình của cuộc chiến tranh thương mại và cuộc khủng hoảng tài chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ảnh minh họa

Mặc dù vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế của Việt Nam được dự báo vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá.

Theo đó, ngày 21/8/2018, Moody’s đã đánh giá Việt Nam nhiều khả năng sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6,4% trong giai đoạn 2018-2022, giúp ổn định tình hình nợ công của Việt Nam, năng lực cạnh tranh được cải thiện, dòng chảy thương mại lành mạnh và tiêu dùng trong nước ở mức cao.

Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý III và cả năm 2018 dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi từ sự phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới, tăng trưởng thương mại toàn cầu, từ tiến trình xúc tiến đàm phán các FTA.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến căng thẳng thương mại Trung - Mỹ

Mặc dù kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn tăng trưởng khá, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm vẫn còn hết sức nặng nề, đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục nỗ lực, tập trung chỉ đạo thực hiện.

Theo đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến căng thẳng thương mại Trung - Mỹ và động thái của các đối tác thương mại và đầu tư chính. Nghiên cứu, đánh giá tác động và khả năng ứng phó của Việt Nam. Có biện pháp ngăn chặn gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc.

Đối với lạm phát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để bình ổn giá cả thị trường những tháng còn lại của năm 2018 cần theo dõi diễn biến thị trường các mặt hàng thiết yếu, xử lý các vấn đề phát sinh khi thị trường có biến động bất thường. Đồng thời, một số hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng, nhất là giá dầu thô đang diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, chủ động công tác truyền thông để không gây tâm lý kỳ vọng lạm phát, bất ổn trên thị trường ngoại hối. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Tiếp tục thông tin định kỳ với thị trường về công tác điều hành tỷ giá.

Thực hiện nghiêm kỷ luật chi Ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh các giải pháp nhằm giảm bội chi ngân sách, tăng thu ngân sách qua chống thất thu thuế, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần tiếp tục ưu tiên cải cách môi trường kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bám sát diễn biến thời tiết để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ở những vùng thường xuyên bị thiên tai như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu đặc biệt là nông sản, thủy sản thâm nhập vào các thị trường mới.

Ngoài ra, tăng cường và đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra thị trường; chủ động phòng chống, phát hiện và xử lý nghiêm nạn buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả, đảm bảo ổn định thị trường.

Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của Chỉnh phủ triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng và sớm thành lập “Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia”; phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam. Tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7518/VPCP-KTTH ngày 7/8/2018 và số 6609/PCP-KTTH ngày 13/7/2018; rà soát tiến độ giải ngân của các dự án, nhất là các dự án ODA, thực hiện công tác điều hòa, điều chỉnh để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công đã được giao kế hoạch. Triển khai công tác xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và Kế hoạch đầu tư công năm 2019 của ngành mình, cấp mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội theo đúng thời gian quy định.

Minh Ngọc

Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.