Châu Phi, hiện được nhắc tới như một biểu tượng cho sự thất bại của phương Tây trong lời hứa phân phối vaccine công bằng, Cụ thể, hàng triệu liều vaccine Covid sản xuất tại châu Phi lẽ ra có thể cứu sống người dân nơi đây đã được chuyển đến châu Âu trong những tuần gần đây. Thật vậy, trong tháng này và tháng tiếp theo, khoảng 10 triệu liều vaccine Johnson & Johnson (J&J) tiêm một mũi duy nhất tại nhà máy Aspen ở Nam Phi sẽ được xuất khẩu sang châu Âu, vào đúng thời điểm mà châu Phi đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 chết người nhất.
So với sự phát triển nhanh chóng của vaccine Covid, chủ nghĩa dân tộc vaccine vàcách tiếp cận của châu Âu đối với sức khỏe toàn cầu đang phân chia thế giới thành những người giàu có và được bảo vệ, những người nghèo hơn có nguy cơ tử vong cao. Trong số 4,7 tỷ vaccine đã được phân phối trên toàn cầu, hơn 80% đã đến các nước G20 giàu có nhất. Khoảng cách giàu nghèo hiện nay quá rộng, trong khi các nước thu nhập cao đã tiêm gần 100 liều cho mỗi 100 công dân, thì các nước thu nhập thấp chỉ tiêm 1,5 liều trên 100.
Cho đến nay, 496 triệu vaccine đã được sử dụng trên khắp Liên minh châu Âu, quốc gia có dân số khoảng 440 triệu người. Chỉ có 77,3 triệu liều đã được sử dụng trên toàn bộ dân số châu Phi, con số này lớn gấp gần ba lần với 1,3 tỷ người. Như vậy, trong khi 50% dân số trưởng thành ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh hiện đã được tiêm chủng đầy đủ, con số này ở Châu Phi là 1,8%, xếp sau Ấn Độ, quốc gia mới chỉ được tiêm phòng 8%. Do việc cung cấp vaccine chậm chạp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện dự đoán rằng 47 trong số 54 quốc gia của châu Phi sẽ không đạt được mục tiêu thậm chí rất khiêm tốn trong tháng 9 là tiêm chủng cho 10% công dân. Ở những nước như Burundi, chưa có một loại vaccine nào được đưa vào sử dụng.
Với tỷ lệ hiện tại, không có hy vọng về việc châu Phi đạt được mức tiêm chủng của phương Tây trong năm nay hoặc năm tới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo châu Phi nói về “phân biệt chủng tộc bằng vaccine”. Trong khi các chính phủ ở phương Tây sẵn sàng chi tiền vaccine tăng cường, hàng triệu y tá và nhân viên y tế của châu Phi liều mạng để cứu người bệnh đều không được bảo vệ. Nhóm dân số già dễ bị tổn thương của Châu Phi cũng vậy.
Chương trình vaccine lẽ ra phải là một cuộc chạy đua “vũ trang” kiểu mới. Liên tiếp nhanh chóng, quốc gia này đến quốc gia khác tiêm chủng cho công dân. Thay vào đó, các quốc gia có nhiều vaccine lại không giúp được những người ít vaccine nhất, và giờ đây, những tác động kinh tế gây tổn hại đến sinh kế đang gây ra sự phân hóa ngày càng lớn giữa số phận của các quốc gia nghèo và giàu.
Tổ chức Tín thác mua lại vaccine châu Phi (AVAT) thất vọng vì phương Tây không thực hiện lời hứa cung cấp tài trợ cho 700 triệu vắc xin cho châu Phi vào cuối năm (cơ sở Covax đa quốc gia chỉ có thể bảo đảm 60 triệu cho đến nay), hiện cơ quan đã phải tự giải quyết vấn đề. AVAT đã đàm phán một thỏa thuận với Johnson & Johnson (J&J) cho 400 triệu liều vaccine. Để làm được như vậy, thỏa thuận trên phải vượt qua sự phản kháng của EU. Chỉ sau khi tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa can thiệp và đe dọa cấm xuất khẩu tất cả vaccine từ Nam Phi, châu Âu mới đồng ý để lại tất cả vaccine do J&J sản xuất ở châu Phi từ tháng 10. Giờ đây, 30% dân số trưởng thành của châu Phi đã được tiêm phòng.
Trên hết, vẫn chưa đủ vaccine để đáp ứng mục tiêu tiêm chủng của Châu Phi với 60% người lớn hoặc 30% nhóm người mà phương Tây hứa hẹn cung cấp vaccine. Liên minh châu Phi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mở các cuộc đàm phán với Trung Quốc để mua ít nhất 200 triệu vaccine do Trung Quốc sản xuất.
Thế giới sẽ sản xuất thêm khoảng 6 tỷ liều vắc-xin vào tháng 12 và tăng cường sản xuất thêm nhiều tỷ liều nữa trong năm tới. Nguồn cung này có thể đủ cho mọi quốc gia để đáp ứng mục tiêu tiêm chủng 60% vào mùa hè năm sau. Các vấn đề kéo dài sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine chỉ có thể được giải quyết khi đạt được phối hợp toàn cầu mà cho đến nay các nhà lãnh đạo G7 và G20 vẫn chưa thể đồng thuận.
Thay đổi chính sách là điều cấp thiết. Đầu tiên, cần phải tạo ra một vòng tròn đạo đức bắt nguồn với tài trợ quốc tế được đảm bảo từ các nước giàu nhất và đẩy nhanh sự phát triển năng lực sản xuất toàn cầu mới ở các nước nghèo hơn. Điều này sẽ bao gồm việc xúc tiến việc chuyển giao công nghệ thông qua các thỏa thuận cấp phép sẽ được hưởng lợi từ việc miễn trừ tạm thời đối với các bằng sáng chế vaccine
Tuy nhiên, châu Phi cần vắc xin ngay lập tức trong khi Hoa Kỳ tiếp tục mua thêm liều bổ sung, Canada đạt được 191 triệu liều cho gần 10 loại vaccine. Do đặt hàng quá nhiều, số lượng vaccine có thể dư thừa, các nhà lãnh đạo G7 hiện phải vào cuộc để đảm bảo nguồn cung đến nơi cần nhất. Các quốc gia có nguồn cung dư thừa phải chấm dứt tình trạng kìm kẹp đối với vaccine sẵn có và nguồn cung cấp trong tương lai. Không chỉ chuyển một phần cho châu Phi mà theo đề xuất của IMF và bốn cựu bộ trưởng tài chính Mỹ, cung cấp hỗ trợ tài chính ít nhất 50 tỷ đô thông qua Covax và trợ giúp hậu cần cần thiết để đảm bảo vaccine có thể được sử dụng nhanh chóng và an toàn.
Đảm bảo người dân châu Phi được tiếp cận với tiêm chủng không chỉ là điều bắt buộc đối với châu Phi mà còn vì lợi ích của thế giới. Như nhà khoa học vaccine hàng đầu của Anh Sarah Gilbert đã nói, mối đe dọa lớn nhất mà tất cả chúng ta phải đối mặt là Covid lây lan và đột biến ở các quốc gia chưa được tiêm chủng. Chúng ta phải liên tục nhắc nhở bản thân về lý do đảm bảo việc tiêm chủng hàng loạt trên toàn thế giới: không ai có thể an toàn ở bất kỳ đâu cho đến khi mọi người đều an toàn ở mọi nơi, và mọi người sẽ sống trong sợ hãi cho đến khi không có ai mắc bệnh.
TL (theo The Guardian)