Giá tiêu hôm nay 14/7: Giá tiêu trong nước và thế giới duy trì ổn địnhGiá tiêu hôm nay 15/7: Giá tiêu trong nước đồng loạt giảm nhẹGiá tiêu hôm nay 16/7: Giá tiêu trong nước đảo chiều tăng nhẹ |
![]() |
Giá tiêu hôm nay 17/7: Giá tiêu trong nước giảm nhẹ, cao nhất 140.000 đồng/kg |
Tại Đắk Lắk mức giá tiêu là 140.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 138,000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại tỉnh Lâm Đồng (Đắk Nông cũ sát nhập) giá tiêu ở mức 140,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại TP. Hồ Chí Minh (Bà Rịa - Vũng Tàu cũ sát nhập) mức giá tiêu hôm nay ở mức 139,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại Đồng Nai (Bình Phước cũ sát nhập) mức giá tiêu hôm nay ở mức 139,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 17/7/2025 |
Như vậy, giá tiêu hôm nay 17/7/2025 ghi nhận giá hồ tiêu giảm nhẹ ở Đắk Lắk và Gia Lai, ở các khu vực còn lại ghi nhận bình ổn; hiện giá vẫn đang ở mức 138.000 - 140.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới được cập nhật từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy thị trường biến động trái chiều. Cụ thể như sau:
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 17/7/2025 |
Giá hồ tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đạt 7,240 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng Muntok ghi nhận ở mức 10,092 USD/tấn.
Tại Malaysia, giá tiêu đen ASTA hiện vẫn ở mức 8,900 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ASTA của Malaysia ở mức 11,750 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, Giá thu mua hồ tiêu đen ASTA 570 ở mức 5,800 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá hồ tiêu đen loại 500 g/l hiện ở mức 6.440 USD/tấn và loại 550 g/l hiện đang ở mức 6.570 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng hiện đang ở mức 9.150 USD/tấn.
Giá tiêu trong nước vẫn neo cao nhờ nguồn cung khan hiếm, song thị trường chưa xuất hiện lực đẩy rõ ràng do thiếu tín hiệu từ quốc tế.
Sản lượng thu hoạch năm nay giảm mạnh, trong khi hơn 124.000 tấn tiêu đã được xuất khẩu trong nửa đầu năm, khiến tồn kho trong nước xuống mức thấp nhất 5 - 6 năm qua.
Nguồn cung mới dự kiến chỉ xuất hiện từ đầu năm sau. Với lượng hàng dự trữ cạn kiệt, bất kỳ biến động nào từ phía cầu cũng có thể khiến giá tiêu biến động mạnh trong ngắn hạn.
Ở thị trường thế giới, nhà nhập khẩu lớn như Mỹ và EU đang tạm hoãn mua vào do chưa rõ kết quả đàm phán về mức thuế đối kháng 50% với tiêu Brazil. Điều này khiến hoạt động giao dịch quốc tế chững lại, đẩy tồn kho toàn cầu xuống thấp.
Tại các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, giá tiêu gần như đi ngang, cho thấy phản ánh tâm lý chờ đợi của thị trường.
Dù nguồn cung toàn cầu đang thiếu hụt, nhưng sức mua yếu khiến đà tăng giá bị kìm hãm. Nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang chọn lọc mua vào, chờ tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường Trung Quốc và châu Âu.
Theo dự báo, nếu các nhà nhập khẩu lớn sớm quay lại trong quý IV, giá tiêu có thể bật tăng trở lại.