Châu Á - Thái Bình Dương cần tái thiết hệ thống vắc xin

21:41 25/10/2021

Giờ đây, tất cả chúng ta đều biết rằng thế giới sẽ không an toàn cho đến khi tất cả đều an toàn, nhưng làm thế nào chúng ta có thể đẩy nhanh cuộc chiến chống lại Covid-19 khi vi rút tiếp tục đột biến và lây lan?

Nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương bao gồm Indonesia đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu tiêm chủng.
Nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương bao gồm Indonesia đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu tiêm chủng. (Ảnh: Reuters)

Nhằm kiểm soát đại dịch tốt hơn và tạo ra một tương lai bền vững, Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Cải cách phục hồi đã tập hợp các nhà hoạch định chính sách hàng đầu và các chuyên gia y tế công cộng để nghiên cứu kinh nghiệm của khu vực và rút ra bài học cho hiện tại và sau này. Theo đó, rrung tâm đã xác định ba thách thức chính: phân phối vắc xin công bằng trên toàn cầu, quản lý hiệu quả và nhanh chóng các luồng vắc xin và hệ thống sản xuất dược phẩm phân bổ toàn khu vực. Tại châu Á, tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở hầu hết các quốc gia chẳng hạn như giãn cách và kiểm dịch kéo dài tại Úc dẫn đến cạn kiệt nguồn lực đất nước, ảnh hưởng tâm lý người dân.

Ngược lại, nếu thách thức ba được đáp ứng, đây sẽ là cơ hội để thế giới trở nên linh hoạt hơn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, năng suất kinh tế và tính bền vững của môi trường.  Với vị trí trung tâm của nền kinh tế thế giới, châu Á tiếp nhận lượng lớn vắc xin phục vụ mục tiêu tái hoạt động kinh tế. Kiểm soát đại dịch hiệu quả năm 2020 đã giúp khu vực giảm lây lan. Với tư cách là động lực tăng trưởng và dẫn đầu trong việc sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho phần còn lại của thế giới, châu Á - Thái Bình Dương phải nhanh chóng khôi phục môi trường lành mạnh, mở lại chuỗi cung ứng và phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực này cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giám sát toàn cầu trong tương lai có thể phát hiện và ngăn chặn đại dịch tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Á và Thái Bình Dương tụt hậu xa so với châu Âu và Hoa Kỳ trong việc tiêm chủng.

Ngoài các quốc gia có thu nhập cao như Úc và Đài Loan, các quốc gia khác đang gặp vấn đề trong việc quản lý vắc xin như Indonesia, Philippines, Việt Nam và Myanmar chưa thể đạt mục tiêu tiêm chủng. Do thiếu các cơ sở sản xuất theo hợp đồng khu vực, nhiều nước đã sử dụng các cơ chế thị trường thay thế và ngoại giao vắc xin để có được số lượng cần kíp. Đồng thời, vắc xin được sử dụng ra sao cũng là bài toán cần cân nhắc. Ngay cả những xã hội giàu có với đầy đủ thuốc cũng phải vật lộn với tình trạng do dự tiêm vắc xin, thiếu tin tưởng chính phủ. Lấy ví dụ so sánh Singapore đã tiêm cho 80% dân số với Hồng Kông có nguồn cung cấp dồi dào một số loại vắc xin nhưng hầu như vẫn chưa đạt miễn dịch. Trong bối cảnh đó, hợp tác khu vực giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự để truyền bá kiến ​​thức khoa học khách quan về nhu cầu tiêm chủng có thể là một cách để xây dựng lòng tin và sự đồng thuận về tiêm chủng.

Mặt khác, xây dựng dây chuyền sản xuất vắc xin theo hợp đồng là phương án phù hợp với khu vực thay vì chỉ dựa vào một vài điểm sản xuất bên ngoài. Để có khả năng phục hồi lâu dài, năng lực sản xuất phân bổ phải được phát triển để tăng cường khả năng đáp ứng đối với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Hơn nữa, hiện chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia cung cấp các thành phần và sản xuất vắc xin Covid-19. Không có thỏa thuận toàn cầu về phân phối vắc xin trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, thị trường và các lực lượng chính trị chi phối quá trình này và khiến các bên yếu thế hơn dễ bị tổn thương. Những quốc gia như vậy có thể trở thành những ổ dịch bất cứ lúc nào vì phần lớn cộng đồng chưa được tiêm chủng. Nhiều chính phủ đặt hàng thừa mứa vắc xin hoặc hạn chế xuất khẩu sang châu Á mà không có bất kỳ sự phối hợp nào để hỗ trợ phần còn lại của thế giới. Do đó xuất hiện tình trạng một số quốc gia dư thừa vắc xin, trong khi nhiều quốc gia khác không có đủ nguồn cung.

Cần phải loại bỏ tâm lý coi đại dịch Covid-19 như một trò chơi có tổng bằng không và chủ nghĩa phân biệt để thế giới trở nên an toàn hơn. Các tổ chức đa phương có thể tạo điều kiện cho sự hợp tác có ý nghĩa trong dài hạn nhưng phải được bổ sung bằng hành động ngay lập tức từ khu vực tư nhân và nhà nước. Sẽ khó hợp tác hiệu quả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu nếu coi các nước khác là đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong đại dịch. Ta phải biến Covid-19 thành cơ hội để tìm ra giải pháp nhằm tăng cường công bằng trong sản xuất, triển khai và phân phối vắc, đẩy mạnh khả năng phục hồi trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

TL (theo Nikkei Asia)