Chàng trai Nam Định từng rửa bát thuê ở Nhật trở thành Chủ tịch startup triệu Yên
- Khởi nghiệp
- 14:40 19/02/2021
DNHN - Báo Nikkei Asia của Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết về tấm gương thành công của Chủ tịch Hachix Nguyễn Công Thành, doanh nhân Việt Nam khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở nước này.

Startup phát triển phần mềm do 3 người Việt trẻ ở Nhật Bản thành lập có tên Hachix kỳ vọng nắm được các cơ hội lớn bằng việc cung cấp các chi tiết mà các công ty Nhật Bản thường bỏ qua.
HACHIX được thành lập vào tháng 6/2017 tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản với số vốn ban đầu 5 triệu Yên (khoảng 43.600 USD thời đó). Một nửa số tiền đó là do anh Thành góp vào, số còn lại là từ 2 nhà đồng sáng lập khác và 1 doanh nhân quen biết với họ. Công ty phát triển và bán các hệ thống trí thông minh nhân tạo và phân tích dữ liệu cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và nhà cung cấp công nghệ thông tin.
HACHIX cung cấp phần mềm dự đoán và phân tích doanh số bán văn phòng phẩm, cung cấp một hệ thống Internet of Things cho các nhà máy sử dụng cảm biến để giám sát dây chuyền sản xuất. Họ cũng cung cấp dữ liệu lấy từ cảm biến để tối ưu hóa việc sắp xếp công nhân nhà máy.
"Chúng tôi nỗ lực đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách rẻ nhất có thể", anh Thành nói.
HACHIX cắt giảm chi phí phát triển các hệ thống theo đơn đặt hàng bằng việc sử dụng các phần mềm miễn phí, các cảm biến đa năng và các thiết bị khác.
Những đơn hàng họ nhận được có giá từ 1 - 2,5 triệu Yên. Khách hàng chủ yếu là các nhà sản xuất vừa và nhỏ với số lượng từ 50 - 100 nhân viên. Do nhiều công ty như vậy cho tới giờ vẫn chưa máy tính hóa hệ thống của họ nên HACHIX tin rằng họ có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Đơn hàng đầu tiên của họ tới từ một nhà hàng Việt. Họ cần một hệ thống cung cấp vé đồ ăn tự động. HACHIX tạo ra chương trình dựa trên máy tính bảng để xử lý đơn hàng và thanh toán. HACHIX nhận thấy rằng họ chỉ có thể giành được đơn hàng từ những nhà hàng mới bởi thị trường đã đông đúc, có nhiều sự cạnh tranh.
Năm đầu tiên khởi nghiệp rất "kinh khủng", CEO Thành nhớ lại.

Những trải nghiệm khởi nghiệp khó khăn ngày đầu đã giúp Hachix bắt đầu tìm kiếm các nhà sản xuất và nhà cung cấp IT. Từ thời điểm ban đầu tới tháng 6/2018, Hachix đã đạt doanh số 3 triệu yên. Năm tiếp theo con số này tăng lên 16 triệu yên.
Dịch Covid-19 khiến tốc độ tăng trưởng của Hachix chậm lại tuy nhiên công ty vẫn kỳ vọng doanh số có thể tăng 50% trong năm 2021.
"Khi còn là học sinh cấp 2, tôi đã bắt đầu nghĩ đến việc mở doanh nghiệp”, Cong Thanh cho biết.
Sinh ra ở Nam Định, từ bé đã được xem tivi nhãn hiệu Sony và đi xe máy Honda, Thanh đã rất yêu thích những thương hiệu của Nhật Bản. Dù thi đỗ một trường đại học ở Việt Nam và bị gia đình phản đối, Thanh vẫn quyết định sang Nhật Bản.
Trong thời gian học tiếng tại một trường dạy tiếng Nhật ở thành phố Hiroshima, Thanh rửa bát thuê tại một khách sạn và làm những công việc tay chân khác. Năm 2005, anh thi đỗ Đại học Osaka và nhận bằng thạc sĩ về mạng lưới thông tin.
Sau đó, Thanh làm việc tại Brother Industries, một nhà sản xuất thiết bị điện và điện tử có trụ sở tại Nagoya. Ở đây, anh phát triển các chương trình sử dụng cho máy photocopy đa chức năng trong 6 năm. Sau khi nghỉ việc tại Brother, anh bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập công ty đồng thời liên tục tham gia các hội thảo về khởi nghiệp và các chương trình khác.
"Tôi cảm thấy may mắn khi cứ 100 người mình gặp thì có một người đồng ý nói chuyện về dự án kinh doanh của chúng tôi", Thanh nói. Anh cũng tiết lộ, nhiều email anh gửi không có lời hồi đáp.
Hachix hiện có 8 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian, tất cả đều là người Việt Nam và là các chuyên gia về AI và các lĩnh vực tiên tiến khác. "Sự tham gia của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực là một lý do tại sao chúng tôi nhanh chóng phát triển hệ thống và chuyển giao chúng với chi phí thấp”, Thanh cho biết.
Thời gian tới, Hachix dự định tuyển thêm những nhân viên người Nhật và có thể sẽ thành lập các chi nhánh ở Hà Nội và Đà Nẵng. Công ty cũng đang xem xét việc phát triển các hệ thống y tế, chẳng hạn như sự kết hợp của xác thực khuôn mặt và các chương trình đo nhiệt độ cơ thể.
PV
Tin liên quan
#ý tưởng khởi nghiệp

Dự án của học sinh Hà Nội đạt giải Nhất khởi nghiệp sáng tạo
Chiều tối 16/12, Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ tổng kết Ngày hội khởi nghiệp và trao giải thưởng vòng chung kết Hội thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2018”. Đến dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Lê Hải An.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart đầu tư vào công ty khởi nghiệp xe tự lái bằng điện của GM
Walmart đang đặt cược vào lĩnh vực xe tự lái với khoản đầu tư vào công ty sản xuất ô tô điện tự hành Cruise của GM. Gã khổng lồ bán lẻ hôm nay đã thông báo rằng họ đã tham gia vòng tài trợ mới nhất trị giá 2,75 tỷ đô la của startup, mặc dù họ từ chối tiết lộ khoản đóng góp của mình.
6 công ty khởi nghiệp hàng đầu thúc đẩy sự bùng nổ của pin dành cho xe điện
Khi Ford, Volkswagen, General Motors, Tesla và phần còn lại của ngành công nghiệp ô tô “tấn công” thị trường xe điện đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải đối mặt với một vấn đề khó khăn tồn tại bất lâu nay: Những chiếc xe đắt tiền vẫn sử dụng Pin lithium-ion truyền thống. Và nỗ lực tiếp tục cắt giảm chi phí pin là trở ngại chính để cung cấp những chiếc xe điện giá rẻ thực sự cũng như hoàn thành việc chuyển đổi không sử dụng động cơ đốt trong mà vẫn thu được lợi nhuận.
Ngân hàng Rakyat của Indonesia đầu tư vào nền tảng thương mại điện tử Bukalapak
Kỳ lân Bukalapak, một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Indonesia, đã nhận được tài trợ từ Ngân hàng Rakyat Indonesia - công ty cho vay lớn nhất của đất nước.
Kế hoạch của Grab mở ra chương mới trong câu chuyện khởi nghiệp của Đông Nam Á
Kế hoạch của tập đoàn công nghệ Singapore Grab để trở thành một công ty đại chúng niêm yết của Hoa Kỳ thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC), là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đối với công ty.
Startup Việt Nam với tham vọng trở thành công ty xe máy điện hàng đầu Đông Nam Á
Đạt Bike , một công ty khởi nghiệp Việt Nam với tham vọng trở thành công ty xe máy điện hàng đầu Đông Nam Á, đã huy động được 2,6 triệu USD tiền tài trợ trong vòng Series A do Jungle Ventures đứng đầu.
IPO thông qua SPAC có lợi ích gì? Chia sẻ từ câu chuyện của nhà sáng lập startup Hims and Hers trị giá 1,6 tỷ đô la
Startup sức khỏe trị giá 1,6 tỷ đô la Hims and Hers ra mắt công chúng sau ba năm hoạt động. Nhà sáng lập công ty khởi nghiệp đã lựa chọn IPO thông qua một công ty mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC) với nhiều lợi ích hơn so với IPO truyền thống.
Công ty công nghệ Yappa huy động 3,5 triệu đô la để chống lại các bình luận xúc phạm trên mạng internet
Với thực trạng khoảng 40% người Mỹ từng bị làm xúc phạm trên mạng internet, một công ty công nghệ thuộc sở hữu của 2 người da màu đã ra đời nhằm tạo ra một phương thức giao tiếp ảo văn knh hơn.
Memic gây quỹ 96 triệu đô la cho nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của rô bốt
Memic, một công ty khởi nghiệp đang phát triển một nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot, gần đây đã nhận được ủy quyền tiếp thị từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Phía công ty thông báo đã kết thúc vòng tài trợ Series D trị giá 96 triệu đô la.
88 công ty khởi nghiệp công nghệ hủy bỏ các đợt IPO tại Trung Quốc trong năm nay
Bị áp lực bởi Đảng Cộng sản cầm quyền trong nước và chính quyền Hoa Kỳ, các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đã bắt đầu suy nghĩ lại về kế hoạch ra mắt công chúng (IPO).
Chương trình "Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng" - Giúp các DN trẻ tự tin khởi nghiệp và phát triển bền vững
Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp và Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) đã đạt được thỏa thuận hợp tác về việc triển khai chương trình phát triển Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025, còn gọi là chương trình "Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng".