Chủ nhật 11/05/2025 17:26
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cặp bài trùng Singapore – Đài Loan: Bộ đôi anh hùng chống dịch của châu Á

10/11/2021 10:35
Đã hơn một năm kể từ thời điểm Covid-19 xuất hiện, thế giới trải qua cuộc biến động chưa từng có khi biên giới các nước đóng của dài kỳ, thậm chí một số nơi đã kịp trải qua quá trình chuyển đổi chính trị chóng vánh như tốc độ đột biến của vi rút. Tất

Đánh đổi để tồn tại

Singapore được ca ngợi như “người chiến thắng” trong công cuộc ứng phó đại dịch, đạt hiểu quả cao với số ca tử vong gần như thấp nhất trên toàn khu vực. Xuyên suốt quãng thời gian qua, đảo quốc Sử Tử thường xuyên giữ vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng khả năng phục hồi COVID-19 của Bloomberg. Bộ tứ tác giả Gwendolyn Thong, Steven PL Ooi, Eduarado và Alfred Muluan Wu đã viết trên Diễn đàn Chính sách châu Á – Thái Bình Dương như sau: Bí quyết để Singapore xử lý và kiểm soát cuộc khủng hoảng COVID-19 là nhờ vào ba đánh đổi quan trọng.

Singapore cùng Đài Loan nổi lên nhưng những “tấm gương” chống dịch theo con đường “Sống chung với COVID-19” tại châu Á.
Singapore cùng Đài Loan nổi lên nhưng những “tấm gương” chống dịch theo con đường “Sống chung với COVID-19” tại châu Á.. (Ảnh: Getty Images)

Đầu tiên, hãy xem xét tác động của các đợt hạn chế ảnh hưởng đến sinh kế và môi trường sống. Tại Singapore, đóng cửa đất nước không được coi là giải pháp thực sự mà chỉ là một biện pháp nhằm ngăn chặn lây lan, tránh tê liệt nền kinh tế. Thay vào đó, thận trọng mở cửa trở lại mặc dù số ca mắc vẫn tăng lên là lựa chọn khả thi. Thứ hai là thách thức phân bổ nguồn lực trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu liên tục đứt quãng. Chính phủ nước này ưu tiên nguồn vật tư cho tuyến đầu chống dịch như các cơ sở chăm sóc sức khoẻ nhằm tránh tình trạng tiêu dùng bừa bãi gây căng thẳng chuỗi cung ứng.

Chìa khoá cuối cùng và đóng vai trò then chốt nhất là niềm tin của nhân dân vào chính phủ. Có thể đánh giá, Singapore đã nhận được đồng thuận từ phần đông dân số và nhiều bằng chứng cho thấy công dân thích chính phủ thẳng thắn về rủi ro của các cuộc khủng hoảng. Jeremy Lim, đồng giám đốc chương trình y tế toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore kiêm tác giả trên tạp chí Asianscientist nhận định: Phản ứng hiệu quả do chính phủ lãnh đạo, sự tin tưởng vào cơ quan chức năng và hệ thống thông tin đã giúp Singapore và toàn dân giảm thiểu làn sóng COVID-19.

Cơ chế tiếp cận tỉ mỉ của nước này đã được các phương tiện truyền thông bao gồm New York Times và BBC News ghi lại. Thống kê ấn tượng về 40% số ca mắc không triệu chứng vẫn được truy vết thành công trở thành minh chứng cho tốc độ nhanh nhẹn và sự cẩn thận của bộ máy lãnh đạo. Nói một cách vĩ mô hơn, đo lường mức độ tin tưởng của một nhóm đối tượng vốn rất khó, nhất là trong đại dịch khi người dân không thể hiểu đầy đủ những phức tạp và đánh đổi liên quan đến quyết định, chính vì vậy, chỉ còn cách duy nhất là người dân phải tin tưởng nhà lãnh đạo đang đặt lợi ích cộng đồng lên trên tất cả. Tương tự, các chính trị gia cần đặt niềm tin vào chuyên gia y tế, tất cả các thành phần xã hội chung “một con tim”, có trách nhiệm với bản thân, với xã hội. Singapore đã cố gắng duy trì mức độ tin cậy đối với bộ máy nhà nước trong nhiều năm qua. Một cuộc khảo sát thú vị của Harvard cho thấy trong ngày 21/3/2020 khi đại dịch bùng phát, hầu hết người dân Singapore đều “tin tưởng vào các nhà chức trách” trong khi con số này chỉ đạt chưa đầy 20% tại Hoa Kỳ.

Đài Loan ứng phó với đại dịch bằng bốn nguyên tắc chính: Biện pháp nhanh chóng, triển khai sớm, hành động thận trọng và minh bạch cùng sự hợp tác từ nhân dân để vượt qua nhiều thách thức, tạo ra mô hình chống dịch vượt trội tại châu Á và toàn cầu. Thay vì đóng cửa nền kinh tế trong nhiều tuần kéo dài, Đài Loan lựa chọn con đường giống với Singapore nhanh chóng đóng cửa biên giới và cấm xuất khẩu khẩu trang, kế đó sử dụng công nghệ theo dõi sim di động phục vụ phát hiện ổ dịch. Nhờ vậy, phản ứng của chính phủ Đài Loan được xếp vào hàng tốt nhất thế giới, niềm tin của nhân dân cũng đạt đỉnh trong dịch COVID-19 như một phần tất yếu sau khi trải qua trận SARS kinh hoàng không kém năm 2003. Thời điểm tháng 6/2020, Đài Loan có 443 ca mắc và 7 ca tử vong nhưng đến tháng 2/2021, khu vực này gây ấn tượng với 940 trường hợp mắc mới những chỉ có 9 ca tử vong.

Áp dụng công nghệ vào chống dịch.
Áp dụng công nghệ vào chống dịch.. (Ảnh: Getty Images)

Tiến trình tiêm chủng

Chương trình tiêm chủng ra đời với mục tiêu bảo vệ người dân Singapore chống lại COVID-19 cũng như hỗ trợ doanh nghiệp. Đây được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhằm ngăn ngừa nguy cơ truyền nhiễm, đảm bảo hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia không bị quá tải.

Tất cả người dân Sigapore đều được tiêm miễn phí. Có tổng cộng ba loại vắc xin để chọn lựa bao gồm Pfizer-BioNTech, Comirnaty và Moderna. Cho đến nay, 85% dân số Singapore đã hoàn thành tiêm chủng đầy đủ đồng thời đất nước đã triển khai tiêm mũi tăng cường. Ngày 1/11/2021, 17% dân số trên cả nước đã được tiêm mũi thứ ba nhắc lại. Ngày 23/10, chính phủ quyết định đưa vắc xin Sinovac vào chương trình tiêm chủng quốc gia phục vụ cho những người không đạt điều kiện thông thường hoặc không muốn tiếp cận vắc xin mRNA.

Biểu đồ tỷ lệ tiêm vắc xin theo độ tuổi tại Singapore ( Đỏ: Chưa tiêm vắc xin; Trắng: Đã tiêm ít nhất một mũi; Xám: Tiêm chủng đầy đủ)
Biểu đồ tỷ lệ tiêm vắc xin theo độ tuổi tại Singapore ( Đỏ: Chưa tiêm vắc xin; Trắng: Đã tiêm ít nhất một mũi; Xám: Tiêm chủng đầy đủ). (Ảnh: Nguồn: DATA.GOV.SG)

Không suôn sẻ như Singapore, tại Đài Loan nổ ra cuộc tranh luận chính trị kéo theo mâu thuẫn trong sử dụng vắc xin, nổi bật nhất là mớ bòng bong giữa hợp đồng BioNTech và Trung Quốc trong suốt nửa đầu năm nay. Nhìn lại chặng đường đầy chông gai, câu chuyện của Đài Loan được xem là khá thành công nhờ chiến lược ngoại giao vắc xin. Chính quyền Đảng Dân chủ Tiến bộ gặp khó khăn để mua vắc xin trực tiếp từ BioNTech vì công ty này đã ký hợp đồng với tập đoàn dược phẩm Fosun Thượng Hải cung cấp vắc xin tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Tuy nhiên do Đài Loan có luật cấm mua vắc xin từ Trung Quốc đã vô tình tự đẩy mình vào thế khó và căng thẳng với Bắc Kinh. Nhằm hóa giải cục diện, các tổ chức tư nhân được phép đàm phán với BioNTech và phân bổ dưới danh nghĩa tặng lại cho chính quyền.

Mảnh ghép cuối cùng để làm nên thành công ngoại giao vắc xin là tài trợ nước ngoài, cụ thể là viện trợ hàng loạt từ Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng như một loạt các quốc gia khác như Slovakia, Cộng hòa Séc. Có thể thấy, so với Trung Quốc, Đài Loan được lòng quốc tế nhờ các mối quan hệ song phương lành mạnh và bền chặt. Những động thái này có nguy cơ khiến Bắc Kinh tức giận nhưng vào thời điểm then chốt, Đài Loan không còn lo lắng về lệnh trừng phạt mà thậm chí còn tăng cường chiến dịch quyên góp khẩu trang lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến 6/11/2021, số liều tiêm chủng COVID-19 trên 100 triệu người ở Đài Loan đã tăng lên 108 liều, một con số ấn tượng so với chỉ hơn 30% dân số tiêm một mũi trước đây. Kinh nghiệm của Đài Loan trong ngoại giao vắc xin đã cung cấp một nghiên cứu điển hình liên quan đến yếu tố địa chính trị mà bất kỳ quốc gia nào cũng có thể gặp phải.

Biểu đồ tỷ lệ tiêm chủng tính trên 100 người mỗi liều của Đài Loan dựa trên dữ liệu tháng 11/2021
Biểu đồ tỷ lệ tiêm chủng tính trên 100 người mỗi liều của Đài Loan dựa trên dữ liệu tháng 11/2021. (Ảnh: Our World in Data.)

Từ SARS đến COVID-19

Năm 2003, Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) đã ảnh hưởng đến Singapore với 228 trường hợp mắc và 33 ca tử vong. Cũng chính nhờ kinh nghiệm xương máu, sự cảnh giác cao độ đã ăn sâu vào ý thức của cả cộng đồng đất nước. Đối mặt với đại dịch lần này, Trung tâm Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm được bổ sung thêm hơn 300 giường bệnh, tăng khả năng “chiến đấu” trước sự tàn phá của biến thể. Ngoài ra, các ý bác sĩ được cử đi trau dồi chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm tại Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hoa Kỳ cũng như vô số các cuộc tập trận với sự tham gia của hơn một nghìn chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc chịu tác động bởi vi rút SARS-CoV-2 với ca mắc đầu tiên báo cáo ngày 23/1/2020.

Tương tự với Đài Loan, bài học đau thương từ SARS trong quá khứ vẫn hằn sâu trong tiềm thức mỗi người dân, và nay, với sự xuất hiện của COVID-19, chính đại dịch năm xưa đã mở đường cho thành công nơi đây. Khu vực này bắt đầu xây dựng một mạng lưới ứng phó khẩn cấp nhằm ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm kể từ sau năm 2003 khi hàng trăm nghìn người bị suy hô hấp với tỷ lệ lây nhiễm cao thứ ba thế giới. Bản thân Đài Loan cũng đã trải qua các đợt dịch như cúm gia cầm, H1N1, người dân nhận thức sâu sắc về các thói quen như rửa tay và đeo khẩu trang.

Dịch SARS được ví như cuộc diễn tập phản ứng của Đài Loan với Covid-19 khiến chính quyền nhận rằng cần có một cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện hơn. Vì vậy, chính quyền trung ương đã thành lập Trung tâm Chỉ huy Y tế Quốc gia NHCC, một cơ chế tích hợp giữa các cơ quan với hệ thống phòng dịch. Kết hợp giữa khu vực công và tư nhân cũng mang lại ưu thế lớn cho Đài Loan, như Vincent Chao, giám đốc bộ phận chính trị tại Văn phòng đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc chia sẻ: “Sau SARS, chúng tôi lập ra các quy định mới nhằm trao quyền cho đội ngũ y tế. Chúng tôi đã học được rằng cần phải chuẩn bị sớm để đối phó với những căn bệnh không rõ nguyên do”. Trong gần 17 năm, Đài Loan đã đặt nền móng và bố trí nguồn nhân lực ứng chiến với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Triển vọng kinh tế tích cực

Triển vọng kinh tế tích cực của Đài Loan phần lớn nhờ vào khả năng khống chế dịch và áp dụng các phương pháp tiệp cận đa tầng để khởi động lại nền kinh tế hậu COVID-19. Các nhà chức trách Đài Loan lựa chọn chiến lược cứu trợ, theo sau là gói kích thích với một loạt các biện pháp đa dạng nhóm ngành được triển khai từ cuối tháng hai. Cụ thể, ngày 23/7 Đài Loan đã phê duyệt khoản tăng ngân sách thứ hai lên đến 210 tỷ đài tệ (7,1 tỷ đô la Mỹ). Trong số này, khoảng 137,6 tỷ đài tệ được phân bổ cho tín dụng tài trợ doanh nghiệp và trợ cấp tiền lương. Ngoài ra, 37,4 đài tệ được bơm vào ngân sách của Bộ Y tế và Phúc lợi. Những khoản chi sẽ dành cho nghiên cứu, mua sắm vắc xin và cung cấp một loạt các phương pháp điều trị cần thiết. Khoản cuối cùng trị giá 9,8 tỷ đài tệ được dành cho Bộ Giao thông và Truyền thông nhằm hỗ trợ ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề cũng như cung cấp trợ cấp cho ngành hàng không. Bên cạnh đó, các nhà chức trách cũng kêu gọi tổ chức tài chính trong nước cung cấp các khoản vay lãi suất thấp lên tới 700 tỷ đài tệ. Cùng với khoản 140 tỷ đài tệ trước đó, tổng quy mô gói cứu trợ và kích thích được công bố cho đến nay lên tới khoảng 1050 tỷ đài tệ.

Dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Đài Loan
Dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Đài Loan. (Ảnh: Nguồn: Flanders Trade.)

Về chiến lược tổng thể, Đài Loan tìm cách khởi động nền kinh tế địa phương bằng cách tái khởi động một loạt các ngành công nghiệp và tiêu dùng nội địa. Một gói kích cầu khác nhắm vào mục tiêu cụ thể từng ngành hàng bao gồm văn hóa, sản xuất, nông nghiệp, giao thông vận tải và du lịch. Nhìn chung các biện pháp kích thích kinh tế được thực hiện theo tám hướng tập trung vào bảo vệ tiền lương, cung cấp lãi suất thấp, giải quyết các vấn đề về dòng tiền, nâng cấp, tạo điều kiện chuyển đổi, trang trải chi phí đào tạo, thúc đẩy tiêu dung và làm nổi bật các cơ hội kinh doanh.

Về phần mình, Cục Ngoại thương đã đi đầu trong việc thúc đẩy thương mại kỹ thuật số và thương mại điện tử hỗ trợ các nhà sản xuất mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Chẳng hạn, cơ quan phát động chương trình quảng cáo và khoản trợ cấp lên tới 1,5 triệu đài tệ cho mỗi sự kiện kết nối thương mại, trong đó bất kỳ hiệp hội công nghiệp nào trong nước có thể tổ chức gian hàng sản tại hội chợ thương mại quốc tế đều có thể nhận được kinh phí như trên. Với trường hợp của ngành giao thông vận tải, doanh nghiệp được trợ giá 50% phí xăng dầu và giấy phép. Ngành hàng không được hỗ trợ chi phí bến bãi, phí bảo dưỡng và nhà chứa máy bay. Đối với lĩnh vực du lịch, Bộ Giao thông và Truyền thông phối hợp cùng Tổng cục Du lịch đưa ra sáu biện pháp cứu trợ thông qua hình thức lãi suất thấp. Các cơ quan chính phủ khác và giới nhà phân tích địa phương dự báo nền kinh tế Đài Loan sẽ tiếp tục khả quan với tốc độ tăng trưởng 1,3 - 1,8%, tốt hơn hầu hết nền kinh tế phát triển nào khác trên thế giới.

Công cuộc chống dịch của Đài Loan được đánh giá thành công với những kết quả kinh tế khả quan
Công cuộc chống dịch của Đài Loan được đánh giá thành công với những kết quả kinh tế khả quan. (Ảnh: Getty Images)

Trở lại với Singapore, sau đợt chống dịch được đánh giá thành công nhất nhì trên thế giới, đảo quốc Sư Tử tiến đến “hành trình chuyển đổi quốc gia kiên cường trước Covid-19”. Đất nước Đông Nam Á giàu có với 5,5 triệu dân đã ngầm thừa nhận rằng giảm số ca mắc xuống còn bằng không sẽ không còn là biện pháp khả thi, thay vào đó bắt nhịp trở lại với “bình thường mới”. Như thủ tướng Lý Hiển Long từng phát biểu: “Mỗi lần chúng tôi thắt chặt, các doanh nghiệp lại thêm một lần gián đoạn, công nhân mất việc làm, trẻ em không có tuổi thơ và cuộc sống đúng nghĩa”.

Nhằm giảm thiểu tác động kinh tế xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu hết các biện pháp do Singapore đưa ra được thực hiện dưới bốn hình thức cụ thể bao gồm ngân sách thống nhất, khả năng phục hồi, đoàn kết và mạnh mẽ . Với tổng giá trị gần 100 tỷ SGD, trong đó 52 tỷ SGD trích từ các khoản dự trữ trước đây, gói hỗ trợ tập trung vào duy trì việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp và cung cấp trợ cấp tài chính cho hộ gia đình và cá nhân. Nhà kinh tế Barnahas Gan từ ngân hàng United Oversea Bank thảo luận trong một diễn đàn của Viện Nghiên cứu Chính sách IPS: “Chúng tôi có đủ kinh phí để triển khai một dòng viện trợ thứ cấp cho các công ty”. Theo ông Gan, gói 5,6 tỷ đô la của chính phủ hỗ trợ nền kinh tế do tác động COVID-19 hiện đã đủ dựa trên kinh nghiệm dịch SARS năm 2003.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra cái khó của doanh nghiệp tại ba lĩnh vực. Một là thị trường lao động thất nghiệp gia tăng đáng lo ngại; hai là số liệu thương mại tác động đến lĩnh vực sản xuất; ba là các lo lắng về nợ xấu và dòng tiền. Để có thể hỗ trợ các khó khăn trên, chính phủ đã ra quyết định chấp nhận một số rủi ro từ các khoản vay tương tự. Ông Gan cũng nhấn mạnh rằng Singapore đã tích luỹ được 18,6 tỷ đô la thặng dư ngân sách trong nhiệm kỳ quốc hội đồng nghĩa với nguồn dự trữ hơn 10,9 tỷ đô được đề xuất giải quyết các nhu cầu tiếp theo. Các gói kích thích đa dạng và quy mô lớn của chính phủ (tổng cộng 20% GDP của đất nước) giữ vững nền kinh tế phát triển đáng ngưỡng mộ cũng như khả năng tích luỹ dự trữ tài chính đã giúp đất nước vượt qua mọi cú sốc.

TL

Tin bài khác
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?