Thứ bảy 16/11/2024 23:24
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Cần tập trung gỡ “vướng mắc pháp lý”cho các dự án bất động sản để đủ điều kiện tiếp cận tín dụng

14/03/2024 21:17
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), nên tập trung tháo gỡ “vướng mắc pháp lý” cho các dự án bất động sản để đủ điều kiện tiếp cận tín dụng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cần giải pháp hiệu quả để triển khai thực hiện chính sách tiền tệ

Theo Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), tín dụng toàn nền kinh tế 02 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng âm, giảm 0,72% so với cuối năm 2023 và từ tháng 02/2024 đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng dương trở lại là điều bình thường, do đây là thời điểm trước và sau Tết Âm lịch nên không quá lo ngại. Bởi lẽ, với các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế của 02 tháng đầu năm, nhất là tình hình tháng 02/2024 vẫn khá tích cực như chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng khoảng 5,1% so với tháng 01, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 02 tháng đầu năm 2024 tăng đến 18,6% so với cùng kỳ năm trước và xu thế phục hồi của thị trường bất động sản cho thấy khả năng tín dụng sẽ tăng trưởng khởi sắc hơn từ quý 2/2024 trở đi.

Do vậy, HoREA cho rằng, cần có giải pháp hiệu quả để triển khai thực hiện chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết, việc Ngân hàng Nhà nước đã “đổi mới” cách làm là ngay từ đầu năm đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho tất cả các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tạo điều kiện chủ động cho các tổ chức tín dụng, đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định, các mức lãi suất điều hành thời gian tới vẫn sẽ được giữ nguyên nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định sẽ gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các cơ chế, giải pháp điều hành này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vững chắc hơn trong năm 2024.

“Bài học kinh nghiệm đắt giá rút ra từ thực tiễn thị trường bất động sản Trung Quốc trong những năm qua do thị trường bất động sản nước ta có những điểm tương đồng, không để xảy ra tình trạng tương tự trên thị trường bất động sản nước ta”, ông Châu chia sẻ.

Do vậy, đối với lĩnh vực bất động sản, HoREA đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung tháo gỡ “vướng mắc pháp lý”cho các dự án bất động sản để đủ điều kiện tiếp cận tín dụng, đi đôi với thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng bất động sản, trọng tâm là tạo điều kiện tiếp cận tín dụng cho người mua nhà ở thương mại giá vừa túi tiền từ 3,5 tỷ đồng/căn trở xuống (khoảng 35 triệu đồng/m2) và người mua, thuê mua nhà ở xã hội...

Ông Châu đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung tháo gỡ “vướng mắc pháp lý” cho các dự án bất động sản để đủ điều kiện tiếp cận tín dụng và đây là “giải pháp phi tín dụng” hiệu quả nhất để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2024.

Trong đó, giải pháp có tính tổng thể là Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang xem xét khả năng trình Quốc hội xem xét có thể cho phép áp dụng sớm Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thay vì có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và đặc biệt là xây dựng Đề án triển khai trình Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác và thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, nếu được Quốc hội chấp thuận thì sẽ tháo gỡ được “vướng mắc pháp lý” cho các dự án bất động sản mà khó nhất là “vướng” một số quy định của luật, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn và giúp cho các ngân hàng thương mại thuận lợi trong việc xét duyệt cho vay tín dụng.

Ngoài ra, ông Châu còn đề nghị các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện khoảng 25 dự thảo Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các tổ chức tín dụng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, sát với thực tiễn tương tự như Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vượt qua khó khăn, “hạ cánh mềm”, không bị đổ vỡ hoặc Nghị định số 12/2024/NĐ-CP tháo gỡ được khó khăn, “vướng mắc” trong công tác định giá đất.

Ảnh minh họa
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA (Ảnh: IInternet)

Cần phải có giải pháp cụ thể là đề nghị “Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ” tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các địa phương để xem xét tháo gỡ khó khăn, “vướng mắc” cho các dự án trên địa bàn trên cơ sở phân loại từng “nhóm vướng mắc” để có thể áp dụng tương tự cho các địa phương để “tái khởi động” lại dự án “trùm mền” đủ điều kiện để tiếp cận tín dụng.

Cụ thể,trách nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản là phải nỗ lực “tái cấu trúc doanh nghiệp”, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm nhà ở hướng về nhu cầu thực của thị trường là loại nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội, phấn đấu đưa ra giá bán nhà ở hợp lý và chân thành hợp tác với “Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ” và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cùng tháo gỡ khó khăn, “vướng mắc” cho dự án.

Một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản

Liên quan đến một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực bất động sản, ông Lê Hoàng Châu nêu ra 4 giải pháp như sau:

Thứ nhất, để thúc đẩy tăng trưởng “tín dụng tiêu dùng bất động sản”, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung đối tượng là người mua nhà ở thương mại giá vừa túi tiền từ 3,5 tỷ đồng/căn trở xuống (khoảng 35 triệu đồng/m2) được tiếp cận “gói tín dụng 120.000 tỷ đồng” (mới giải ngân 646 tỷ đồng là quá thấp), bởi lẽ Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Công điện số 18/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “bảo đảm dòng vốn tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư)” mà đối tượng “tiêu dùng bất động sản” chính là người mua nhà.

Thứ hai, để thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2023, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền xem xét khôi phục lại đề xuất “gói tín dụng 110.000 tỷ đồng” (mới chỉ bằng 30% tổng nhu cầu vốn để thực hiện Chương trình phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030) cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội với lãi suất cho vay ưu đãi 4,8-5%/năm trong thời hạn tối đa 25 năm.

Thứ ba, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bãi bỏ tiết (iii) điểm b khoản 2 Điều 22 và khoản 5 Điều 26 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung tại điểm c khoản 6 và điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT -NHNN), không quy định tổ chức tín dụng “phải có biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay” đối với “trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ “đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh” để bảo đảm “quyền” của “bên nhận đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh”, trong đó có trường hợp “đặt cọc” để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai, như ý kiến của Hiệp hội và Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp.

Thứ tư, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bãi bỏ điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP (sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) cho phép “2. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành” để cho phép tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính mình, do Thông tư số 16/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã được ban hành trước Nghị định số| 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ đến 01 năm.

Nhân Hà Phan

Tin bài khác
Nghịch lý thị trường bất động sản: Tồn kho nhiều, giá vẫn tăng cao

Nghịch lý thị trường bất động sản: Tồn kho nhiều, giá vẫn tăng cao

Trong bối cảnh tồn kho bất động sản liên tục tăng, giá bán lại không hề giảm mà còn leo thang. Nghịch lý này phản ánh những bất cập trong thị trường.
Hà Nội: Giá đất thổ cư tăng

Hà Nội: Giá đất thổ cư tăng 'sốt', nhà đầu tư hái quả ngọt

Giá đất thổ cư tại Hà Nội đang "sốt", đặc biệt ở các khu vực ven đô như Hoài Đức, Đông Anh, Long Biên, với mức tăng trung bình 10-20%, thậm chí một số nơi lên tới 50% trong vòng một năm qua.
Các dự án hạ tầng triển khai tại Bình Phước ảnh hưởng đến thị trường bất động sản

Các dự án hạ tầng triển khai tại Bình Phước ảnh hưởng đến thị trường bất động sản

Bình Phước đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hạ tầng, điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến thị trường bất động sản trong năm 2024.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Hà Tĩnh chọn nhà thầu cho đại lộ gần 1.500 tỷ đồng

Hà Tĩnh chọn nhà thầu cho đại lộ gần 1.500 tỷ đồng

Dự án Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Hà Tĩnh với mức đầu tư lên tới 1.489 tỷ đồng, đang bước vào giai đoạn lựa chọn nhà thầu, có thể được khởi công trong năm nay.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Cơ hội sở hữu “Nhà đẹp xe sang” tại KĐT Danko City

Cơ hội sở hữu “Nhà đẹp xe sang” tại KĐT Danko City

Cơ hội sở hữu “Nhà đẹp xe sang” tại KĐT Danko City là chính sách bán hàng đặc biệt dịp cuối năm 2024 của Tập đoàn Danko dành để tri ân khách hàng.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Bình Thuận: Tiềm năng khai thác bất động sản vùng ven miền Trung từ góc độ quy hoạch

Bình Thuận: Tiềm năng khai thác bất động sản vùng ven miền Trung từ góc độ quy hoạch

Thị trường bất động sản tại Bình Thuận, Vũng Tàu và Nha Trang đang nổi lên như những khu vực tiềm năng cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Thị trường văn phòng Hà Nội quý III: Cơ hội thuê tốt cho doanh nghiệp

Thị trường văn phòng Hà Nội quý III: Cơ hội thuê tốt cho doanh nghiệp

Sau nửa năm im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 phục hồi mạnh mẽ, với nhu cầu, nguồn cung và công suất tăng, mang lại lợi thế cho doanh nghiệp thay đổi.
Đà Nẵng xem xét giảm tỷ lệ % đơn giá thuê đất một số lĩnh vực cần ưu đãi

Đà Nẵng xem xét giảm tỷ lệ % đơn giá thuê đất một số lĩnh vực cần ưu đãi

Đà Nẵng vừa ban hành Nghị quyết số 73/NQ-HĐND ngày 30/10/2024 đề nghị xem xét xét giảm tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất trả tiền hằng năm.