Chủ nhật 13/07/2025 00:30
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cần có giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh ngay từ bây giờ

13/08/2021 15:36
Có lẽ không cần bàn luận thêm về tình hình dịch bệnh của các tỉnh thành miền Nam, các số liệu hàng ngày của Bộ Y tế và báo đài đã nói lên tất cả. Lãnh đạo của phần lớn các tỉnh thành đã chọn giải pháp hy sinh kinh tế, đóng cửa các nhà máy để cứu sinh

Cần có giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh ngay từ bây giờ
Cần có giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh ngay từ bây giờ.

Sự lựa chọn giải pháp tạm thời hy sinh kinh tế cứu sinh mạng của người dân của các tỉnh thành miền Nam là phù hợp trong một bối cảnh mà dịch bệnh diễn ra quá nhanh và chúng ta chưa có được những giải pháp tốt hơn, cũng như chưa có đủ lực lượng kinh nghiệm và sẵn sàng ứng phó với một nguy cơ chưa hề có tiền lệ.

Từ đó, dẫn đến một hậu quả mà mọi người đều nhìn thấy, đó là sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng kể cả trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp dù còn đầy đủ các điều kiện để duy trì sản xuất vẫn phải dừng sản xuất bởi nhiều lý do: hết nguyên liệu do nhà cung ứng đã đóng cửa, khách hàng của doanh nghiệp đóng cửa hoặc do chính quyền địa phương yêu cầu dùng sản xuất!

Hàng loạt người lao động mất việc bỏ về quê là điều không tránh khỏi, đe dọa cho một viễn cảnh khi đại dịch đi qua, nhà máy cũng không mở cửa lại được do thiếu lao động.

Đã đến lúc chúng ta cần bình tĩnh trở lại, tìm ra những giải pháp hợp lý hơn, đồng bộ hơn trên phạm vi cả nước hay hẹp hơn là cho một số vùng kinh tế có tính liên kết như toàn bộ khu vực phía Nam nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh; việc này phải được các cơ quan cấp Chính phủ đồng thuận về chủ trương và phối hợp xử lý.

Trong nội dung hạn hẹp của một bài báo, tác giả chỉ xin góp hai giải pháp cho quá trình phục hồi kinh tế này.

Giải pháp vaccin: ưu tiên theo mức độ nguy cơ

Hiện nay, trên nhiều diễn đàn, các tổ chức lớn, đại diện cho doanh nghiệp hoặc cho các tầng lớp dân cư đều kiến nghị Chính phủ ưu tiên tiêm vaccin cho đối tượng là thành viên của mình và tổ chức nào cũng có lý do cho rằng mình là đối tượng ưu tiên.

Bộ Y tế cũng đã kịp thời đưa ra danh mục 16 đối tượng ưu tiên tiêm vaccin, tuy nhiên, xem chừng danh sách này đã lạc hậu vì danh mục vẫn còn thiên về nhóm chức danh, chứ chưa tập trung mạnh vào tính chất nguy cơ. Thí dụ trong nhóm (7) cung cấp dịch vụ thiết yếu thì nên tách nhóm cần ưu tiên là nhân viên đi giao nhận hàng vì họ có nguy cơ cao, còn những người nhận đơn hàng trực tuyến lại chưa nằm nhóm nguy cơ; hoặc nhóm (8) với giáo viên, phần lớn sau khi được tiêm thì lại ở nhà do nghỉ hè hoặc chỉ dạy trực tuyến...

Ở đây, tác giả không đề xuất danh mục cụ thể mà chỉ nêu lên một nguyên tắc cơ bản để chúng ta có thể đưa vaccin đến đúng đối tượng là “theo mức độ nguy cơ” mà họ phải đối đầu do tính chất công việc cụ thể của từng nhóm. Có như vậy, chúng ta mới thực sự đưa số vaccin ít ỏi đến đúng đối tượng và sử dụng với hiệu quả cao nhất cho xã hội, các đối tượng còn lại sẽ được tiêm khi lượng vaccin dồi dào hơn.

Giải pháp ba bước

Giải pháp này được xây dựng dựa trên các quan điểm sau: Một, cần phải có ngay những giải pháp cân bằng nhằm thực hiện thành công mục tiêu kép, tạm thời hy sinh lợi ích kinh tế không có nghĩa là không tìm giải pháp để hồi phục tại thời điểm này. Với một nước đang phát triển và còn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài như chúng ta, nếu để kinh tế tuột dốc đến một mức nào đó sẽ rất khó và thậm chí không có cơ hội vực dậy nữa.

Hai, phải luôn đặt xã hội vào tâm thế sẵn sàng sống chung với dịch vì dịch còn quá phức tạp, chưa có dấu hiệu chấm dứt. Ba, chuyển doanh nghiệp và người dân - đặc biệt là người lao động từ vị thế là “đối tượng bị quản lý” trong phòng chống dịch trở thành “chủ thể”, phát huy năng lực quản lý doanh nghiệp (như một cộng đồng nhỏ), năng lực quản lý cá nhân của từng người lao động, để cùng tham gia kiểm soát quá trình phục hồi kinh tế, không để họ rơi vào thế bị động và chỉ biết đóng cửa hoặc bỏ chạy về quê... Đây cũng là cách doanh nghiệp chung sức cùng chính quyền địa phương trong công tác chống dịch lâu dài.

Với quan điểm như vậy, giải pháp ba bước được nhiều doanh nghiệp hiến kế dưới đây sẽ triển khai như sau:

Xây dựng các điều kiện tiên quyết: Các bên, bao gồm doanh nghiệp, cơ quan y tế của từng địa phương, hiệp hội ngành nghề, công đoàn (tạm gọi là bốn bên) cùng xác lập những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tuân thủ. Các điều kiện này sẽ được lập ra thành hai nhóm là (1) điều kiện chung về phòng chống dịch - có tham khảo hướng dẫn của Bộ Y tế và (2) điều kiện phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương - ngành nghề và do bốn bên cùng thống nhất. Có thể gợi ý một số điều kiện như:

Doanh nghiệp lo luôn bữa ăn chiều cho người lao động tại nhà máy để tạo điều kiện cho họ về thẳng nhà sau khi làm việc, đảm bảo “một cung đường - hai điểm đến”.

Địa phương, khu công nghiệp và các doanh nghiệp điều phối thời gian đi - về lệch nhau nhằm tránh tình trạng người tại các nhà máy khác nhau tiếp xúc gần trên đường đến nơi làm việc.

Phòng y tế của doanh nghiệp có những trang bị cơ bản như máy thở, phát đồ điều trị... giúp F0 mức độ nhẹ được điều trị, có phương tiện đưa F0 đến các cơ sở trị liệu khi cần... Lập các quy trình hướng dẫn để lao động tuân thủ và có phân khu vực làm việc, ăn uống, nghỉ trưa...

Tất cả người lao động cam kết tuân thủ các quy định của nhà máy trước khi tham gia vào từng bước phục hồi sản xuất này.

Với các ngành xuất khẩu, có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của các nhãn hàng lớn vì họ có khả năng thu thập kinh nghiệm từ nhiều nước và nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt là nhóm FDI.

Bước 1: Sẽ bắt đầu khởi động với tỷ lệ không quá 30% công suất hiện có của từng nhà máy, nhằm bảo đảm tối đa cho sự thành công.

Sau khi tự đánh giá hội đủ và có thể kiểm soát theo những điều kiện tiên quyết, doanh nghiệp sẽ đăng ký và cam kết với chính quyền về việc quản lý và tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại doanh nghiệp.

Một tuần sau khi khởi động ở bước 1, các bên sẽ cùng đánh giá tính tuân thủ, doanh nghiệp nào tuân thủ thủ tốt và không để xảy ra F0 sẽ được ưu tiên tiêm vaccine như là một điều kiện khích lệ và cũng phù hợp với chính sách ưu tiên diện có nguy cơ nêu trên.

Bước 2: Đến hết tuần thứ 2 sau khi áp dụng bước 1, nếu doanh nghiệp vẫn tuân thủ, duy trì được các điều kiện để sản xuất và chống dịch sẽ chuyển sang bước 2 với tỷ lệ mở rộng công suất không quá 50%. Nếu chưa thấy an toàn thì việc chuyển sang bước 2 có thể kéo dài thêm với đơn vị tính là tuần.

Bước 3: Tương tự như cách làm của bước 2, tỷ lệ mở rộng tối đa lúc này có thể là đến 100% hoặc chỉ là 70% nếu địa phương còn nguy cơ lây lan hoặc có thể tiếp tục duy trì bước 2 thêm vài tuần.

Bản thân người viết không chủ quan trong đề xuất này vì hiểu rằng việc để hàng ngàn người, thậm chí hàng trăm ngàn người đi lại giữa nhà máy và nơi cư trú tại từng địa phương sẽ là điều khó kiểm soát với dịch bệnh cho chính quyền từng tỉnh thành. Tuy nhiên, bản thân thực sự có một niềm tin to lớn là:

Với từng doanh nghiệp: Qua thời gian - có thể tạm gọi là mất bình tĩnh, mất định hướng vừa qua - thì tất cả các nhà điều hành của doanh nghiệp đã có những sự tỉnh táo nhất định để vẽ lộ trình vừa làm việc vừa chống dịch một cách thận trọng, hiệu quả và đó cũng là một trong những nhiệm vụ của các nhà điều hành.

Với người lao động: Bản thân họ cũng hiểu ra rằng nếu từng người lơ là trong phòng chống, sẽ dẫn đến nguy cơ cho cả tổ chức và bản thân họ cũng phải trả giá, mất công ăn việc làm, mất thu nhập, trở thành gánh nặng cho xã hội.

Với chính quyền: Trong nhất thời có thể chưa thấy được hậu quả từ sự mất công ăn việc làm của người dân, nhưng chắc chắn gánh nặng về kinh phí hỗ trợ sẽ oằn vai chính quyền khi mà nguồn thu từ doanh nghiệp bị cắt đứt, chưa kể tệ nạn xã hội sẽ diễn ra do tình trạng bần cùng sinh đạo tặc.

Với Đảng và Chính phủ: Phát huy mọi nguồn lực từ xã hội, từ những doanh nghiệp có kỹ năng quản trị tốt, từ những người dân, người lao động có ý thức chống dịch cao cũng là một điều mà chính phủ và chính quyền các cấp cần hết sức chắt chiu, hết sức tận dụng để đất nước có thể vượt qua được cơn đại dịch và duy trì kinh tế.

Diệp Thành Kiệt - Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam

Bài liên quan
Tin bài khác
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.