Thứ năm 17/10/2024 15:36
Hotline: 024.355.63.010
Lối sống

Cách dưỡng ẩm da trong thời tiết hanh khô của mùa Thu

15/10/2024 14:30
Thu đến đông về, thời tiết khô hanh, lạnh, khiến da khô căng nứt nẻ, vừa gây khó chịu lại làm da xấu thêm, tăng mặc cảm tự ti. Dưới đây là 5 bí quyết giúp da của bạn luôn mịn màng, ngăn ngừa khô da trong mùa hanh khô.
aa
Bài liên quan
Ăn cà chua có tác dụng gì cho da?
Cách chăm sóc da môi trong thời tiết hanh khô
Cách dưỡng ẩm da trong thời tiết hanh khô của mùa thu.
Cách dưỡng ẩm da trong thời tiết hanh khô của mùa thu.

Các tỉnh miền Bắc đang ở vào thời điểm đẹp nhất trong năm - mùa Thu.

Thu đến, tiết trời dịu nhẹ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Tuy vậy, nắng hanh của mùa thu cũng khiến làn da của chúng ta bị khô hơn bình thường.

Làn da bị khô đồng nghĩa với hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ cùng với các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị suy giảm khiến da dễ mất nước hơn. Lượng ẩm thoát ra bên ngoài càng nhiều, da càng trở nên thô ráp. Chính vì vậy việc cấp ẩm cho da lúc này là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da hằng ngày.

Vì sao cứ đến mùa Thu da lại khô, nứt nẻ?

Da là bộ phận lớn nhất của cơ thể, hàng rào bảo vệ trước tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Tình trạng da khô ngứa thường bắt nguồn từ vấn đề thiếu nước, thiếu hàm ẩm do thời tiết quá lạnh, nhiệt độ giảm thấp. Trời lạnh nên mọi người thường sống trong nhà có lò sưởi, tắm nước nóng khiến độ ẩm vốn có của làn da nhanh cạn kiệt. Một số nguyên nhân khác có chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu khoa học, sao nhãng chăm sóc da hoặc chăm sóc da không đúng. Hậu quả, làn da khô, bong tróc kèm theo triệu chứng ngứa, đỏ diện rộng, nặng xuất hiện vết nứt, chảy máu da,...

Để thực hiện các bước chăm sóc da hiệu quả, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ làn da của mình, thuộc loại nào, như da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp hay da nhạy cảm. Da được bảo vệ bởi lớp màng ẩm tự nhiên là dầu và nước. Đặc điểm da khô là có lỗ chân lông nhỏ, ít phải đối mặt với tình trạng bị mụn, nhưng cả 2 thành phần dầu và nước đều hoạt động kém. Cơ chế tiết dầu không đủ cung cấp ẩm cho làn da dẫn đến tình trạng da bong tróc, khó chịu.

Thời tiết từ mùa Thu sang mùa Đông thường khô hanh khiến da thiếu nước, nứt nẻ, mất đi độ ẩm cần thiết. Chưa hết, da mặt là nơi “phơi nhiễm” trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay gió bụi nên da càng xuống cấp, ảnh hưởng nhiều hơn.

Tuy nhiên, để dưỡng ẩm cho da khô an toàn và hiệu quả, bạn cần xây dựng quy trình chăm sóc da phù hợp cũng như lựa chọn các sản phẩm sở hữu các thành phần dưỡng ẩm an toàn và lành tính.

6 bí quyết chăm sóc làn da trong thời tiết hanh khô của mùa Thu

6 bí quyết chăm sóc làn da trong thời tiết hanh khô mùa Thu.
6 bí quyết chăm sóc làn da trong thời tiết hanh khô mùa Thu.

Chống nắng cho da

Ánh nắng mặt trời là kẻ thù của tất cả mọi loại da, làm cho da khô, xỉn màu thâm nám, tàn nhang, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nhóm người có da khô sẽ phù hợp hơn với các loại kem chống nắng có chứa các thành phần dưỡng ẩm như glycerin. Tránh dùng sản phẩm có chứa alcohol (cồn) gây mất nước.

Thực tế, ánh nắng mặt trời trong mùa hanh khô thường không quá gay gắt nhưng nó vẫn có thể làm tình trạng da thêm tồi tệ, xuống sắc. Do vậy, cần chủ động bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Khi da được bảo vệ kỹ càng thì nó sẽ sản sinh ra các nhân tố giữ ẩm tự nhiên và giúp làn da của bạn luôn sáng khỏe, hồng hào.

Uống đủ nước mỗi ngày

Cơ thể chiếm trên 70% là nước nên việc uống nước thực sự quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể. Nước giúp các hệ thống tuần hoàn bên trong cơ thể làm việc tốt hơn từ đó dẫn đến sự điều chỉnh bài tiết các chất dinh dưỡng phù hợp cho làn da cũng như cơ thể. Bổ sung thật nhiều nước từ bên trong là liệu pháp hiệu quả nhất trong việc chăm sóc da kết hợp với việc thoa kem dưỡng ẩm.

Đặc biệt, với tiết trời hanh khô như hiện tại thì lượng nước trong cơ thể lại cần nhiều hơn. Nên cố gắng uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước hàng ngày. Việc uống nước lọc hay nước canh rau xanh, hoặc ép trái cây lấy nước đều có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể của bạn. Tránh nước có ga, nhiều đường, chất bảo quản ... vì chúng gây bất lợi cho da.

Dưỡng ẩm da đầy đủ, đúng cách

Thoa kem dưỡng ẩm là việc không thể thiếu mỗi tối. Trước khi đi ngủ, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm cho da, như vậy mới hoàn thành một cách toàn diện các bước dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã tẩy trang và rửa mặt thật sạch trước khi thoa kem, nếu không sẽ gây phản tác dụng.

Nên sử dụng các loại kem có chứa ceramide, hyaluronic acid, glycerin ngay lúc da còn ẩm. Ceramide là thành phần tự nhiên trong lớp sừng, lớp ngoài cùng của da, đóng vai trò chính trong việc duy trì làn da khỏe và bảo vệ làn da chống lão hóa, bảo vệ các thành phần dưới da. Một số kem dưỡng có chứa thành phần lipid tương tự với cấu trúc lipid trên da, có tác dụng tăng cường liên kết giữa các tế bào biểu bì, chống khô da.

Tránh rửa mặt bằng nước quá nóng

Nước ấm sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông, từ đó tạo khoảng trống cho làn da được thở và đàn hồi tốt hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, nước quá nóng lại phản tác dụng. Bởi nhiệt độ cao phá hỏng kết cấu của da, từ đó làm da nhanh khô và có thể nổi mẩn ngứa, ửng đỏ.

Tẩy da chết định kỳ

Bước tẩy tế bào chết là điều quan trọng không riêng loại da nào. Nên duy trì chế độ tẩy da chết định kỳ 2 lần/tuần bằng hóa chất hay vật lý. Tẩy tế bào chết vật lý là sử dụng lực ma sát từ các sản phẩm có chứa hạt hoặc sử dụng tay, các loại máy hoặc khăn, bàn chải,... để loại bỏ lớp da chết trên bề mặt da. Việc làm này giúp loại bỏ các tế bào chết bên ngoài cũng vì thế mà các tinh chất dưỡng da cũng vì thế mà thẩm thấu nhanh hơn vào da. Làn da cũng trở nên trắng hồng và kích thích các tế bào mới sản sinh phát triển hơn.

Tẩy tế bào chết hoá học lại tập trung vào việc hoà tan phần keo dính đang dính chặt những tế bào chết lại với nhau nhờ việc sử dụng các thành phần acid nhẹ, như BHAs, AHAs. Cách làm này không chỉ loại bỏ các lớp da, loại tẩy tế bào chết này còn có thể thâm nhập sâu vào bên trong da, hoà tan các bã nhờn giúp lỗ chân lông thông thoáng từ tận gốc., giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện sự lưu thông máu và giữ cho làn da lúc nào cũng trẻ trung, tươi đẹp.

Ăn nhiều trái cây, rau củ

Các loại rau củ, trái cây không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp rất nhiều vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho làn da. Nó giúp da không bị khô, căng mịn hơn, đồng thời khỏe mạnh hơn để "chiến đấu" với thời tiết hanh khô.

Một số loại vitamin như vitamin A, vitamin B hay vitamin C đều giúp làn da của bạn khỏe mạnh và sáng bóng hơn. Đặc biệt trong đó, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ. Do vậy, hãy bổ sung thường xuyên hơn một số loại thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối, lựu,..

* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Tin bài khác
Lợi ích “vàng” của quả chanh đào đối với sức khoẻ

Lợi ích “vàng” của quả chanh đào đối với sức khoẻ

Tháng 10 là thời điểm quả chanh đào rộ trái. Đây được xem là thời điểm tốt nhất để ngâm chanh đào mật ong, đường phèn làm thức uống ngon lành, bổ dưỡng cho cả nhà dùng quanh năm.
Lợi ích bất ngờ của quả bơ

Lợi ích bất ngờ của quả bơ

Quả bơ được mệnh danh là loại quả “siêu thực phẩm” bởi nó chứa hàm lượng dinh dưỡng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Những tác dụng ít ai biết tới của việt quất trong chăm sóc làn da

Những tác dụng ít ai biết tới của việt quất trong chăm sóc làn da

Việt quất là loại trái cây có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giữ cho tinh thần minh mẫn cũng như hỗ trợ giảm huyết áp, nó còn đem lại làn da sáng khỏe cho chị em phụ nữ.
Ăn cà chua đúng cách để hấp thụ dinh dưỡng

Ăn cà chua đúng cách để hấp thụ dinh dưỡng

Cà chua là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe được nhiều người ưa thích, dưới đây là cách ăn cà chua đúng cách để hấp thụ chất dinh dưỡng.
Quả Việt quất: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe

Quả Việt quất: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe

Việt quất là loại trái cây được vô số người yêu thích vì hương vị thơm ngon, lạ miệng. Bên cạnh đó, loại quả này còn đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe.
Những người không nên ăn quả lựu

Những người không nên ăn quả lựu

Mặc dù lựu chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn quả lựu.
Khám phá ẩm thực mùa thu tại các quốc gia trên giới

Khám phá ẩm thực mùa thu tại các quốc gia trên giới

Khám phá ẩm thực nhiều đất nước là trải nghiệm vô cùng đặc sắc cho mỗi du khách. Cứ mỗi độ thu về, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những món ăn đặc trưng được chế biến từ đặc sản thu hoạch mùa thu của nơi đó.
6 đặc sản núi rừng nên thử vào mùa thu

6 đặc sản núi rừng nên thử vào mùa thu

Tây Bắc - nơi có núi non trùng điệp, những bản sương giăng cùng với món ăn hấp dẫn, độc đáo. Thưởng thức những đặc sản tại Tây Bắc vào tiết trời trong lành mùa thu quả là ý tưởng tuyệt vời.
Tác dụng bất ngờ của vỏ quả lựu

Tác dụng bất ngờ của vỏ quả lựu

Không chỉ quả lựu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà vỏ quả lựu cũng có rất nhiều công dụng mà ít người biết.
10 món ngon nhất định phải thử khi thu sang

10 món ngon nhất định phải thử khi thu sang

Mùa thu đến, mang theo không khí trong lành cùng thời tiết se lạnh khiến ta thích thú. Các món ngon đặc trưng mùa thu của Hà Nội càng khiến nhiều người phải say đắm, đem lòng yêu mến.
6 lợi ích sức khỏe của quả lựu

6 lợi ích sức khỏe của quả lựu

Lựu là loại trái cây yêu thích của nhiều người bởi không chỉ thơm ngon mà lựu còn chứa thành phần dinh dưỡng phong phú, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nên lưu ý những gì để tránh rủi ro khi ăn quả hồng?

Nên lưu ý những gì để tránh rủi ro khi ăn quả hồng?

Quả hồng là một trong những loại quả được yêu thích vào mùa thu và còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý những gì khi ăn hồng để không hại sức khỏe?
Những người có đặc điểm này không nên sử dụng gừng

Những người có đặc điểm này không nên sử dụng gừng

Gừng là loại củ gia vị quen thuộc và là vị thuốc hỗ trợ chữa nhiều bệnh hiệu quả. Một số trường hợp cần hạn chế ăn gừng để tránh gây hại cho sức khỏe.
5 công thức chữa bệnh từ cây tầm bóp và lưu ý khi sử dụng

5 công thức chữa bệnh từ cây tầm bóp và lưu ý khi sử dụng

Cây tầm bóp là một loại cây mọc dại ở các vùng quê của Việt Nam và rất phổ biến. Trong đông y, loại cây này từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh.
7 bài thuốc Đông y hiệu quả từ gừng tốt cho sức khỏe

7 bài thuốc Đông y hiệu quả từ gừng tốt cho sức khỏe

Củ gừng là gia vị quen thuộc trong ẩm thực, chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi. Đây còn là vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.