Bóc trần hành vi trốn thuế của các tỷ phú Mỹ

09:30 10/06/2021

Theo thông tin từ một cuộc điều tra của ProPublica, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, người giàu thứ hai thế giới đã không trả bất kỳ khoản thuế thu nhập nào vào năm 2018. Tuy nhiên đây không phải là người giàu duy nhất trốn thuế.

Những tỷ phú "né" thuế

Pro Publica đã thu thập một "bộ nhớ cache khổng lồ về thông tin IRS" trong hơn 15 năm cho thấy Elon Musk và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos cũng như Warren Buffett chỉ trả khoản thuế thu nhập ít ỏi trong những năm qua. Dữ liệu do ProPublica thu được cung cấp cái nhìn chưa từng có về đời sống tài chính của những người giàu nhất nước Mỹ, bao gồm tỷ phú nhà từ thiện Bill Gates, CEO Facebook Mark Zuckerberg, v.v. Tờ khai thuế không chỉ cho biết thu nhập và khoản thuế phải nộp mà còn hiển thị các giao dịch cổ phiếu, đầu tư, thắng cược và kết quả kiểm toán. Cụ thể, báo cáo chỉ ra Elon Musk đã tránh nộp thuế thu nhập vào năm 2018, tỷ phú truyền thông kiêm cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg cũng có hành vi tương tự trong những năm gần đây. Ngoài ra, nhà đầu tư hoạt động và quản lý quỹ đầu cơ kiêm tỷ phú Carl Icahn hai lần trốn nộp thuế, tỷ phú George Soros không trả bất kỳ khoản thuế thu nhập nào trong ba năm liên tiếp. Tuy nhiên, cả Jeff Bezos và Elon Musk đều trình bày với phía chính phủ rằng hai vị tỷ phú không nợ thuế trong khoảng thời gian trên. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Thuế suất thực 

ProPublica đã xem xét số tài sản của mỗi tỷ phú tăng lên từng năm theo ước tính của Forbes và so sánh với số tiền nộp thuế. Forbes cho biết, 25 người giàu nhất đã chứng kiến ​​giá trị tài sản ròng tăng tổng cộng 401 tỷ USD từ năm 2014 đến 2018 và đã nộp 13,6 tỷ USD thuế thu nhập liên bang trong 5 năm đó. Như vậy, mức thuế thực sự chỉ là 3,4%.

Warren Buffett là tỷ phú tránh được nhiều loại thuế nhất trong 4 năm bất chấp những bình luận công khai về tăng thuế đối với giới siêu giàu. Tài sản của ông đã tăng 24,3 tỷ USD từ năm 2014 đến năm 2018 nhưng vị tỷ phú chỉ phải trả 23,7 triệu USD tiền thuế, tương đương với thuế suất thực tế là 0,1% hoặc dưới 10 xu cho mỗi 100 USD thêm vào giá trị tài sản ròng.

Mặt khác, thống kê giá trị tài sản ròng của nhóm những người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu ở độ tuổi ngoài 40 đã tăng trung bình khoảng 65.000 USD sau thuế từ năm 2014 đến năm 2018, chủ yếu là nhờ nguồn thu từ bất động sản. Tuy nhiên, phần lớn thu nhập vẫn là tiền lương, do đó, hóa đơn thuế của nhóm này trung bình lên tới khoảng 62.000 USD trong 5 năm. Hồ sơ IRS cho thấy số lượng người giàu nước Mỹ nộp thuế thu nhập hợp pháp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ USD. Cơ quan này lưu ý rằng hiện đa phần người dân nước này sống nhờ tiền lương và không có tích lũy. Trong khi đó, họ đã phải trả cho chính phủ liên bang một phần trăm thu nhập. Những năm gần đây, các hộ gia đình trung bình ở Mỹ kiếm được khoảng 70.000 USD mỗi năm và đóng 14% tiền thuế thu nhập liên bang. Mức thuế thu nhập cao nhất là 37% và được cho là sẽ phù hợp với những người kiếm được hơn 628.300 USD mỗi năm. 

Chiêu trò "né" thuế

Nhìn chung, các tỷ phú Hoa Kỳ đã tận dụng các chiến lược "né" thuế nhờ giá trị tài sản tăng vọt nhưng không được coi là thu nhập chịu thuế trừ khi các tỷ phú bán đi số tài sản mà họ nắm giữ. Nếu xem xét chi tiết hơn, có rất nhiều lỗ hổng để lách luật. Thứ nhất, luật thuế của Hoa Kỳ tập trung vào thu nhập và phần lớn tài sản ràng buộc trong cổ phiếu công ty hoặc các khoản đầu tư khác có giá trị thực nhưng không tính thuế từ năm này sang năm khác. Ví dụ, với trường hợp của Bezos đã kiếm được 99 tỷ USD tài sản từ năm 2014 đến năm 2018 nhưng báo cáo thu nhập của ông chỉ vỏn vẹn 4,22 tỷ và trả 973 triệu USD thuế thu nhập những năm đó. Vì vậy, trên ý thuyết, vị tỷ phú đã trả hơn 20% trên thu nhập được báo cáo. 

Thứ hai, báo cáo cho hay giới siêu giàu còn trốn thuế thông qua các khoản vay bất động sản, cổ phiếu thay vì giá trị tài sản thực. Họ sẽ chỉ phải trả cho ngân hàng mức lãi suất thuế thu nhập thấp hơn so với chính phủ. Carl Icahn, nhà đầu tư đã trả lời phỏng vấn ProPublica về các bản khai thuế: "Gọi đây là thuế thu nhập ắt có lí do riêng...nếu không có thu nhập, bạn sẽ không phải trả thuế". Trong các trường hợp này, khoản vay đóng vai trò là thu nhập.

Thuế hiện là vấn đề nóng trong cuộc thảo luận chính sách vào lúc này. Tổng thống Joe Biden muốn tăng cả thuế suất doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với những người giàu có bất chấp nhiều lời phản đối. Biden và bà Janet Yellen thúc đẩy mức thuế tối thiểu cho doanh nghiệp toàn cầu được các quốc gia khác trong nhóm G7 nhất trí thông qua.  Những nỗ lực trên thể hiện sự thất vọng ngày càng tăng trước tình trạng bất bình đẳng cùng cực tại Hoa Kỳ và chính phủ cần đảm bảo công bằng giữa mọi người dân. Về mặt luật pháp, việc công bố thông tin thuế cá nhân là hành vi vi phạm tại Mỹ mặc dù ProPublica lập luận rằng tờ báo cung cấp thông tin vì lợi ích của công chúng trong cuộc tranh luận về thuế. Khi được hỏi về báo cáo của ProPublica hôm thứ Ba, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho hay: "Bất kỳ người nào truy cập trái phép và tiết lộ thông tin bí mật của chính phủ đều là bất hợp pháp và chúng tôi rất coi trọng vấn đề này".

TL