Thứ tư 12/02/2025 04:10
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Bộ Tài nguyên Môi trường đề xuất ngược chỉ thị của Thủ tướng?

12/10/2020 00:00
Chỉ trong hơn một tháng số liệu container nhập khẩu vào nước ta tăng 1220 container, số container tồn đọng tăng từ gần 9000 lên hơn 10000 container. Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất xem xét, cấp giấy xác nhận cho các tổ chức, cá

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sáng nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp bàn về phế liệu nhập khẩu dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà.

Tại cuộc họp, Tổng cục Môi trường đưa ra đề xuất nới lỏng quy định nhập khẩu phế liệu với các đơn vị sơ chế. Lý giải về đề xuất này, Tổng cục Môi trường cho biết, đơn vị này đang tiếp nhận một số hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận phế liệu nhập khẩu phế liệu để sản xuất các sản phẩm trung gian như hạt nhựa thương phẩm.

Theo quy định, một số sản phẩm trung gian từ quá trình tái chế phế liệu như phôi thép, bột giấy tái chế và hạt nhựa tái chế là sản phẩm hàng hóa đồng thời cũng là nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm thép, giấy và nhựa. Hiện nay một số cơ sở đã đầu tư cơ sở hạ tầng dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất trước ngày Chỉ thị 27 của Thủ tướng có hiệu lực.

Các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Bộ TN&MT đề xuất giao Bộ TN&MT và Sở TN&MT các tỉnh, thành phố tiếp tục xem xét, cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức cá nhân nhập khẩu phế liệu để sản xuất các sản phẩm trung gian như phôi thép, bột giấy tái chế và hạt nhựa tái chế nếu đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Trước đó, Chỉ thị số 27/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có nội dung của Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ TN&MT không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu.

Đề xuất này đang được Bộ TN&MT xin ý kiến các bộ, ngành liên quan trước khi trình Chính phủ.

Cũng tại cuộc họp sáng nay, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, số lượng container phế liệu nhập khẩu tại các cảng biển vẫn tiếp tục tăng. Tính đến ngày 30/11/2018, số lượng container trên các cảng là 20.596, con số này tính đến ngày 18/10/2018 là 19.376 container, tăng 1220 container. Về phế liệu nhập khẩu quá 90 ngày lên tới 10.124 container, tăng lên 1136 container chỉ sau hơn một tháng.

Tin bài khác
Hàng trăm dự án Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Hàng trăm dự án Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có 123 dự án đầu tư trực tiếp đang chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng hoặc các thủ tục pháp lý về đầu tư...
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sửa chữa nhanh các hư hỏng tại cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sửa chữa nhanh các hư hỏng tại cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng trên cao tốc Bắc - Nam, bảo đảm an toàn giao thông và chất lượng công trình trong thời gian bảo hành.
Giảm bậc thuế thu nhập cá nhân: Đề xuất cải cách hợp lý

Giảm bậc thuế thu nhập cá nhân: Đề xuất cải cách hợp lý

Bộ Tài chính hướng tới giảm số bậc thuế thu nhập cá nhân và điều chỉnh ngưỡng thuế, giúp giảm gánh nặng cho người lao động và nâng cao công bằng thuế.
Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

Ngoài thu hút vốn, chính sách sử dụng đất chủ động và kế hoạch triển khai toàn diện sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo.
Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Cải tiến mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với tiến độ chậm. Các cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn quy trình và thu hút đầu tư.
Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Năm 2025 được kỳ vọng là năm bứt phá quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8%. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như tiềm năng và nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả, tư duy kinh doanh ngắn hạn, và những điểm nghẽn về thể chế pháp luật. Để vượt qua các rào cản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 6 định hướng chiến lược, trong đó xác định thể chế là yếu tố đột phá then chốt, đồng thời kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối tư nhân, phát huy vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.
Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Trong các việc lớn của đất nước, doanh nghiệp có thể làm được gì thì đăng ký làm. Đó là “gợi mở” của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 7/2/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhấn mạnh đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031.
Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.
Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ và yêu cầu vốn. Chính phủ đề nghị áp dụng chính sách đặc thù để đảm bảo tiến độ.
Năm 2024, có 5 ngân hàng Việt báo lãi trên 1 tỷ USD

Năm 2024, có 5 ngân hàng Việt báo lãi trên 1 tỷ USD

Năm 2024, với mức tăng trưởng lợi nhuận cao đã giúp nhiều ngân hàng gia nhập câu lạc bộ lãi trên 10.000 tỷ đồng, trong đó, đã có 05 ngân hàng đạt mức lãi trên 01 tỷ USD.
Standard Chartered: GDP Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,7%

Standard Chartered: GDP Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,7%

Động lực tăng trưởng GDP Việt Nam đến từ hoạt động kinh doanh gia tăng, đầu tư nước ngoài bền vững và đặc biệt là sự phục hồi của du lịch.
Việt Nam cơ hội bứt phá kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam cơ hội bứt phá kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Bước vào năm 2025, Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn quan trọng để bứt phá trong phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Có thể áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án trọng điểm

Có thể áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án trọng điểm

Để đạt được mục tiêu giải ngân năm 2025, Chính phủ có thể sẽ áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án trọng điểm và có quy mô lớn.