Thứ tư 19/02/2025 07:06
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Bộ Công Thương: Làm việc trực tuyến với các trường đại học thuộc Bộ về nguồn nhân lực chất lượng cao

19/05/2021 22:36
Chiều ngày 18/5/2021, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến cùng 9 trường đại học thuộc Bộ. Buổi làm việc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội thông qua thực hiện nhiều giải ph

Quang cảnh buổi làm việc trực tuyến do Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì (ảnh: moit).

Tham dự buổi làm việc, tại điểm cầu trụ sở Bộ Công Thương có Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An . Bên cạnh đó là đại diện các đơn vị: Vụ Tổ chức và cán bộ; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Vụ Khoa học và công nghệ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ… Về phía các điểm cầu tại trụ sở các trường gồm: Bí thư – Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng của 9 trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Điện lực; Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp; Đại học Công nghiệp Việt – Hung; Đại học Công nghiệp Việt Trì; Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; Đại học Sao Đỏ; Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực hiện chương trình đã đề ra, trong tháng 5/2021 này, Lãnh đạo Bộ sẽ làm việc cùng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty lớn để triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới. Bộ trưởng yêu cầu, đại diện các trường và các đơn vị thuộc Bộ tham dự buổi làm việc sẽ trao đổi thẳng thắn các vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân, từ đó, cùng thảo luận hướng xử lý, khắc phục.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Chúng ta cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho các hệ thống giáo dục thuộc Bộ. Mục tiêu của chúng ta là phải nỗ lực để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công Thương, cho sự phát triển chung của xã hội”.

Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc thực hiện nhiều giải pháp

Theo báo cáo của Vụ Tổ chức cán bộ, khối các trường đại học Bộ Công Thương gồm có 09 cơ sở trực thuộc, có địa điểm tại 6 tỉnh, thành phố, trong đó 7/9 trường ở phía Bắc.

Các cơ sở đào tạo đại học thuộc Bộ xuất thân từ các trường dạy nghề công nhân ngành công nghiệp, trải qua bề dày xây dựng và phát triển, đến nay trở thành các trường đại học theo định hướng ứng dụng, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Công Thương và cho xã hội trong các lĩnh vực: cơ khí, hóa chất, điện, điện tử, tự động hóa, kinh doanh,...

Các trường luôn chủ động trong công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc thực hiện nhiều giải pháp, như: bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; xây dựng, nâng cấp chương trình, giáo trình; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị; nghiên cứu khoa học và hợp tác trong nước, quốc tế…

Trình độ của đội ngũ các bộ quản lý và giảng viên có sự cải thiện. So sánh năm học 2020-2021 với năm học 2018-2019, tỷ lệ cán bộ quản lý trình độ tiến sĩ và giáo viên (gồm cả thỉnh giảng) trình độ tiến sĩ đều tăng 3%; tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư tăng 33%. Các giảng viên trẻ đi học nước ngoài về bước đầu áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức tiên tiến trên thế giới vào giảng dạy.

Những năm gần đây, nhờ các trường chủ động tăng cường gắn kết với các doanh nghiệp và khuyến khích hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp mà phần lớn sinh viên ra trường có việc làm ngay.

Công tác đào tạo, tuyển sinh; tổ chức cán bộ; nghiên cứu khoa học; đầu tư cơ sở vật chất; vấn đề tài chính… là những nội dung chính được Lãnh đạo 9 trường đại học chia sẻ tại buổi làm việc. Các ý kiến đề cập trong buổi làm việc không đọc báo cáo, không trình bày các kết quả đạt được mà chủ yếu nêu những khó khăn, hạn chế và giải pháp đề ra. Nhiều ý kiến đồng tình với chia sẻ của Bí thư – Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trần Đức Quý. Theo đó, tự chủ là một áp lực rất lớn với các trường đại học. Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp nhấn mạnh, để đảm bảo tự chủ thành công, các văn bản pháp luật rất quan trọng, giúp các Trường có căn cứ thực hiện. Tuy nhiên, tự chủ vẫn rất cần sự quan tâm, ủng hộ, sự sâu sát trong chỉ đạo, điều hành của Bộ chủ quản.

Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến thẳng thắn tại buổi làm việc, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, hiện tại các trường đang có những vướng mắc do quá trình triển khai chưa đồng bộ. Thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã giải đáp cụ thể một số ý kiến của các trường tại buổi làm việc và nhấn mạnh, các ý kiến còn lại sẽ được tổng hợp và các Cục, Vụ thuộc Bộ sẽ hỗ trợ các trường giải quyết cụ thể.

Xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo mở

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận buổi làm việc (ảnh: Moit).

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh 3 nhiệm vụ cơ bản đối với hệ thống các trường đại học do Bộ quản lý:

Một là, xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo mở về đối tượng, mở về tài nguyên giáo dục, mở mở về phương pháp, mở về ý tưởng, mở về địa điểm, mở về công nghệ học tập; tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi; tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.

Hai là, tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới quản trị đại học theo hướng tăng cường tự chủ và ứng dụng công nghệ số.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0.

Để thực hiện được 3 nhiệm vụ chính đó, Bộ trưởng yêu cầu các Vụ, Cục căn cứ vào các kiến nghị, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ sớm giải quyết, tập trung tháo gỡ khó khăn theo đúng thẩm quyền của mình.

Đối với các trường đại học, Bộ trưởng yêu cầu: Khẩn trương hoàn thành việc thành lập Hội đồng; xây dựng, gửi Bộ có ý kiến về quy chế Hội đồng trường trong thời gian sớm nhất.

Chuẩn hóa chức năng, nhiệm vụ của các trường, các đơn vị trong Trường theo hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học liên ngành, ứng dụng thực tiễn.

Kiện toàn các thiết chế trong nhà trường, từ Hội đồng trường, các cấp ủy và tổ chức đảng; cố gắng khai thác vai trò của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên.

Tiến hành khảo sát nhu cầu người học, nhu cầu của người sử dụng lao động để có những lựa chọn phù hợp trong đào tạo đúng nhu cầu thực tiễn.

Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyển dụng để tuyển chọn đội ngũ giáo viên tốt, có kinh nghiệm trong giảng dạy; chú trọng đào tạo kiến thức nhưng đồng thời chú trọng đào tạo phẩm chất đạo đức, đào tạo kỹ năng thực hành.

Phát huy dân chủ trong nhà trường, áp dụng công nghệ số trong quản lý. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Các trường chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo để giải quyết khó khăn hiện tại.

PV (t/h)

Tin bài khác
Bình Thuận: Tăng tốc hoàn thiện quy hoạch phân bổ đất đai

Bình Thuận: Tăng tốc hoàn thiện quy hoạch phân bổ đất đai

Ngày 17/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận, ông Phan Văn Đăng, đã diễn ra cuộc họp trực tuyến nhằm lắng nghe báo cáo và thảo luận về dự thảo "Kết quả thực hiện phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh và đề xuất điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn hướng tới năm 2050".
Đề xuất làm tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình

Đề xuất làm tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình

UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh thống nhất nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội, nhằm tăng cường giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thuế bất động sản: Giải pháp ngăn chặn đầu cơ hay thách thức thị trường ?

Thuế bất động sản: Giải pháp ngăn chặn đầu cơ hay thách thức thị trường ?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang nóng lên với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động đầu cơ, câu hỏi về việc áp dụng thuế bất động sản thứ 2và thuế theo thời gian đang thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Hòa Bình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai dự án giao thông quan trọng

Hòa Bình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai dự án giao thông quan trọng

Theo quyết định này, diện tích rừng trồng được chuyển đổi là 10,23 ha, nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà tại Bình Phước

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà tại Bình Phước

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Phước, được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh, đồng thời kết nối giao thông liên vùng giữa Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
Đánh thuế bất động sản theo thời gian liệu có hợp lý?

Đánh thuế bất động sản theo thời gian liệu có hợp lý?

Bộ Tài chính vừa đưa ra một đề xuất gây chú ý trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập Cá nhân sửa đổi, trong đó đưa ra phương án đánh thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ.
Tín dụng là “chìa khóa” để phát triển nhà ở xã hội

Tín dụng là “chìa khóa” để phát triển nhà ở xã hội

Để nhà ở xã hội phát triển bền vững, cần cơ chế tín dụng ưu đãi và chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư. Các giải pháp mới đang được kỳ vọng sẽ cải thiện nguồn cung.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Tăng về giá cả và lượng mở bán

Thị trường căn hộ Hà Nội: Tăng về giá cả và lượng mở bán

Năm 2024, thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận sự bùng nổ trong lượng mở bán và mức giá chào bán tăng mạnh. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã có sự cải thiện đáng kể.
Đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành qua Bình Phước sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành qua Bình Phước sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Tỉnh Bình Phước phê duyệt đoạn cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đi qua địa bàn tỉnh vào cuối năm 2024. Đoạn tuyến này có chiều dài 6,6km với tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương đóng góp 1.000 tỷ đồng, phần còn lại 474 tỷ đồng đến từ ngân sách tỉnh.
Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Việc triển khai đồng thời cả hai nhóm dự án – đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các khu đô thị, hạ tầng và phát triển nhà ở xã hội – cho thấy tầm nhìn chiến lược của Bình Dương.
Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Với quyết tâm cao và nỗ lực không ngừng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định quan trọng, cũng như trình HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo sự phù hợp với Luật Đất đai 2024.
Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Dự thảo Nghị định về miễn, giảm tiền thuê đất năm 2025 và các điều chỉnh mới về giá đất tại TP HCM sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp. Những thay đổi này khiến chi phí đất đai tăng cao, tạo ra những thách thức không nhỏ.
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Bộ Xây dựng muốn hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển của đô thị.
Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Dù có sự cải thiện nguồn cung và pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng 2025 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thanh khoản yếu và sự thận trọng từ nhà đầu tư.
300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, 300/705 đơn vị cấp huyện hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.