Thứ tư 02/04/2025 14:53
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Công Thương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh: Thiết thực, đi vào chiều sâu

12/10/2020 00:00
Với quan điểm đổi mới, quyết liệt hành động, Bộ Công Thương đã có nhiều đề xuất tham mưu cho Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát để cắt giảm, đơn giản điều kiện đầu tư, kinh doanh (ĐKĐTKD), tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN).

Bộ Công Thương được đánh giá là Bộ tiên phong cải cách hành chính (CCHC), đơn giản hóa, cắt giảm ĐKĐTKD. Ông có thể chia sẻ về đột phá của công tác này?

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã thực hiện hai đợt cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục ĐKĐTKD. Đợt 1, thực hiện theo Nghị quyết số 98 ngày 3/10/2017 của Chính phủ quy định yêu cầu rà soát, đánh giá, bãi bỏ từ 1/3 - 1/2 số ĐKĐTKD hiện hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của từng bộ, ngành. Thực hiện nghị quyết, Bộ Công Thương ký quyết định 3610A ngày 20/9/2019 ban hành Đề án Dự kiến cắt giảm ĐKĐTKD. Trên cơ sở đó, Bộ đã trình Chính phủ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018, sửa đổi một số nghị định liên quan đến ĐKĐTKD thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và 9 nghị định trong năm 2017, 2018. Theo đó, trong đợt 1, Bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 675 ĐKĐTKD trên tổng số 1.216 ĐKĐTKD, chiếm tỷ lệ 55,5%. Tất cả ĐKĐTKD đã công bố đầy đủ theo yêu cầu công khai, minh bạch của Chính phủ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Đợt 2, thực hiện Nghị quyết số 19/2018 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ra Quyết định 3720 ban hành Đề án 3720 cắt giảm, đơn giản hóa 202 thủ tục ĐKĐTKD. Năm 2020, trên cơ sở Đề án 3720, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2020 cắt giảm, đơn giản hóa 205 ĐKĐTKD, vượt chỉ tiêu 3 điều kiện. Có thể nói, Bộ Công Thương là Bộ đi đầu, khi thực hiện cắt giảm 70% các ĐKĐTKD.

Việc cắt giảm ĐKĐTKD của Bộ Công Thương gặp những tồn tại, khó khăn nào, thưa ông?

Đến nay, khó khăn, thách thức về thực hiện CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD vẫn rất nhiều. Trước hết, là do nhận thức lãnh đạo, nguồn lực vật chất nội tại của ngành; sự phối hợp của các bộ, ngành, đồng hành của cộng đồng DN, người dân cũng như cơ quan truyền thông, báo chí chưa chặt chẽ, đồng bộ. Thực tế, nhiều khi DN thường đứng trên lợi ích của cộng đồng để đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của họ, trong khi số lượng cắt giảm ĐKĐTKD chúng ta không thể dàn đều nên tiếng nói của DN nhiều khi không đồng lòng, tán thưởng khách quan. Mặt khác, dù Bộ Công Thương đẩy mạnh truyền thông về công tác CCHC, nhưng vẫn chưa tập trung phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng DN, người dân biết là Bộ đã làm gì để có sự thấu hiểu, chia sẻ.

Bộ Công Thương đang tích cực thực hiện kế hoạch cắt giảm ĐKĐTKD giai đoạn 2019 - 2020, trong đó nổi bật là Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Ông có thể cho biết về nét mới của đợt cắt giảm này?

Năm 2020 được xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì vậy, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCT ngày 17/1/2020 về việc tiếp tục rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC, ĐKĐTKD và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN và người dân. Thực hiện Nghị định số 17/2020, Bộ Công Thương tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thêm 205 ĐKĐTKD, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh rượu, thuốc lá, ôtô, khí, dầu mỏ, hóa lỏng, khoáng sản, an toàn thực phẩm. Trong đợt này, nhiều điều kiện đã được bãi bỏ. Đối với lĩnh vực ôtô, đã bãi bỏ giấy chứng nhận kiểu loại ATA; hay trước đây, chúng ta có phương thức thử nghiệm theo lô, nhưng theo Nghị định 17 thì thử nghiệm theo kiểu dáng, kiểu loại. Đối với điện lực, đã bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện liên quan đến tư vấn chuyên ngành điện lực, như tư vấn với công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời, đường dây, trạm biện áp…

Trong bối cảnh hội nhập, CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD cần sự nỗ lực của tất cả các bộ, ngành. Ông có khuyến nghị gì để các hoạt động này đi vào chiều sâu, thiết thực?

Trước hết, để công tác CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD đi vào thiết thực, chiều sâu, cần phải nhấn mạnh và phát huy vai trò của người lãnh đạo, trách nhiệm người đứng đầu. Về vấn đề này, đối với Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ trưởng đã rất chú trọng, cùng lãnh đạo Bộ và các đơn vị quyết tâm cắt giảm ĐKĐTKD. Thứ hai, cần thực hiện thường xuyên, liên tục, không làm theo phong trào. Theo đó, sau Nghị định số 17 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo Vụ Pháp chế, các đơn vị xây dựng các phương án cắt giảm đợt 3. Thứ ba, các bộ, ngành, địa phương phải lấy DN làm trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN. Đây chính là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, nâng cao chất lượng sự phối hợp giữa các bộ, ngành, nhận thức trách nhiệm, năng lực của cơ quan, cán bộ hành chính nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính phủ điện tử. Thứ năm, cần tăng cường công tác truyền thông, đối thoại giữa bộ, ngành, các địa phương với cộng đồng DN và người dân; hoàn thiện thể chế, quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho DN, người dân.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh(t/h)

Tin bài khác
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.
Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines vừa nhận được chỉ dẫn quan trọng để triển khai dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với tổng giá trị 3,7 tỷ USD, nâng cao năng lực và mở rộng mạng bay nội địa.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Để thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Brazil trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất tập trung vào 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.
Bài III: Tận  thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Bài III: Tận thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Dự án VietinBank Tower, với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, đã "đắp chiếu" suốt nhiều năm, gây lãng phí lớn trong khi khu đất vàng ở Hà Nội vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Nghiên cứu triển khai mô hình cảng miễn thuế

Nghiên cứu triển khai mô hình cảng miễn thuế

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, việc triển khai cảng miễn thuế và cổng một cửa đầu tư quốc gia không chỉ giúp Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh mà còn tạo động lực phát triển bền vững.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng: “Quỹ đầu tư chưa tương xứng tiềm năng, cần giải pháp thu hút dòng vốn mới”

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng: “Quỹ đầu tư chưa tương xứng tiềm năng, cần giải pháp thu hút dòng vốn mới”

Phát biểu tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" sáng 28/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng hoạt động của các quỹ đầu tư hiện vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.
Việt Nam chủ động phòng ngừa trước “bão thuế quan” sắp tới của Mỹ

Việt Nam chủ động phòng ngừa trước “bão thuế quan” sắp tới của Mỹ

Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, Việt Nam đã có những động thái chủ động phòng ngừa, giúp hàng hóa xuất khẩu của nước ta tránh được “bão thuế quan” của Tổng thống Donald Trump.
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế 2% cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế 2% cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các đại biểu Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khuyến khích phát triển khu vực này, góp phần vào tăng trưởng bền vững.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển

Tháo gỡ rào cản pháp lý để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển

Đây cũng là nội dung chính ở Hội thảo “Một số bất cập trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp” diễn ra sáng 27/3.
Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và điều hòa nhiệt độ phổ thông

Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và điều hòa nhiệt độ phổ thông

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (tỉnh Đắk Nông) việc đánh thuế cần đúng bản chất và phù hợp với thực tế sử dụng của người dân.