Bài 1: Dự án Roxana Plaza tại Bình Dương vì sao đột ngột ngừng thi công?
- 1,014
- Pháp luật doanh nghiệp
- 21:35 19/05/2022
DNHN - Trong số hơn một nghìn khách hàng mua căn hộ tại Dự án Roxana Plaza, đã có hàng trăm người bị “sốc” vì không biết bao giờ mới được nhận căn hộ mơ ước của mình do nhà thầu đột ngột ngừng thi công. Hàng nghìn lượt người đã tụ tập khiếu kiện phản ứng trước thực trạng này của dự án, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ANTT tại Tp Thuận An, tỉnh Bình Dương trong thời gian vừa qua.
Roxana Plaza là tên thương mại của Dự án Khu căn hộ- căn hộ dịch vụ- khu dịch vụ thương mại-Văn phòng cho thuê tại phường Vĩnh Phú, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trong khi công trình Dự án Roxana Plaza đang được triển khai thi công rầm rộ, bất ngờ ngày 10/12/2020 xuất hiện băng rôn ở cổng ra vào công trường có nội dung:“ Tổng thầu KHC Group thông báo, kể từ ngày 10/12/2020, Công ty CPXD Việt Vượng (VVCONS) đã bị Tổng thầu cắt hợp đồng, Công ty VVCONS không còn là nhà thầu phụ của dự án này nữa. Mọi cá nhân hay tổ chức nào liên quan tới hợp đồng kinh tế với VVCONS không được phép đến liên hệ hoặc xin hỗ trợ tại dự án.Mọi hành vi sai phạm hoặc tụ tập phía trước dự án đều không được phép. Trân trọng”. Với “tuyên bố lạnh lùng này, dự án đã “bất động” kể từ ngày đó đến nay. Thay cho sự nhộn nhịp, ồn ào do máy móc và thợ thi công là sự la ó của khách hàng mua căn hộ tụ tập trước cổng dự án. “Do khách hàng mua căn hộ không được giải thích rõ đâu là nguyên nhân của sự ngưng trệ, doanh nghiệp, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm việc này nên chúng tôi phải đòi quyền lợi”- một khách hàng bức xúc.

Theo thông tin phóng viên có được, KHC Group là tên gọi tắt của Công ty CP KHC Group, Công ty này do chính ông Lầu Nam Tường là Chủ tịch HĐQT và vợ là Phạm Thị Ngọc Liên- Tổng Giám đốc. Công ty này được thành lập ngày 12/10/2015 và đăng ký trụ sở tại Lầu 1, 170-170 Bis Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. KHC Group là Tổng thầu Dự án Roxana Plaza. Dự án này do Công ty Cổ phần Naviland (gọi tắt là Công ty Naviland) đầu tư. Công ty Naviland cũng do mẹ ông Lầu Nam Tường là Chủ tịch HĐQT, ông Lầu Nam Tường nhận ủy quyền từ mẹ làm đại diện cho Chủ tịch HĐQT để quản trị điều hành công ty. Do mẹ mình là cổ đông chi phối của Công ty Naviland, ông Lầu Nam Tường đã chỉ đạo Công ty Naviland phải ký kết giao KHC Grroup làm Tổng thầu dự án.
Sau khi là Tổng thầu dự án, KHC Group đã thuê Công ty VVCONS là nhà thầu phụ. Điều này là bình thường nếu Công ty VVCONS là đơn vị không có dính dáng gì đến “đế chế” Lầu Nam Tường. Phóng viên được biết, Công ty VVCONS là tên gọi tắt của Công ty CP KHC Việt Vượng, có trụ sở tại số 9/14 Khu phố Đông, Phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Công ty VVCONS trước đây do mẹ ông Lầu Nam Tường là Chủ tịch HĐQT và nay lại do chính ông Lầu Nam Tường làm Chủ tịch HĐQT. Chính vì điều này, dư luận có quyền đặt ra nghi vấn nội dung tuyên bố của KHC Group về việc “Công ty CPXD Việt Vượng (VVCONS) đã bị Tổng thầu cắt hợp đồng, Công ty VVCONS không còn là nhà thầu phụ của dự án này nữa..” có phải là màn diễn theo kịch bản có sẵn nhằm che đậy mục đích nào khác và người ta đã lờ mờ nhận thấy vai trò của gia đình ông Lầu Nam Tường trong sự kiện ngưng thi công dự án này?
Tìm hiểu sâu thêm nội tình dự án, phóng viên được biết, sau khi trở thành nhà thầu phụ, Công ty VVCONS đã thuê lại một số nhà thầu phụ khác tiến hành thi công công trình dự án. Khi khối lượng thi công đã “hòm hòm”, bỗng thấy Công ty VVCONS của ông Lầu Nam Tường không còn là nhà thầu phụ, thì các nhà thầu phụ khác đang làm thuê cho VVCONS buộc phải ngừng thi công vì lo ngại không có ai chịu trách nhiệm chi trả chi phí thi công cho khối lượng công việc đã hoàn thành và sẽ hoàn thành trong tương lai. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện băng rôn ngày 10/12/2020? Một người có liên quan trực tiếp đến dự án đã tố cáo:“Mặc dù ứng lượng tiền rất lớn từ Công ty Naviland và thi công đến đâu Công ty Naviland thanh toán đến đó nhưng Công ty CP KHC Group, Công ty VVCONS không trả tiền cho các nhà thầu phụ, nên các nhà thầu phụ buộc phải dừng xây dựng”.
Vấn đề đặt ra, dòng tiền chảy quanh quẩn đang làm lợi cho ai? Như trên đã nêu về việc chỉ định thầu chính, giao thầu phụ đều có liên quan đến gia đình ông Lầu Nam Tường, dòng tiền bắt đầu từ Công ty Naviland (Công ty do ông Lầu Nam Tường là đại diện Chủ tịch HĐQT), tiền này có nguồn gốc từ các cổ đông và của hơn nghìn khách hàng mua căn hộ tại dự án đã chảy vào Công ty KHC Group (cũng do ông Lầu Nam Tường là Chủ tịch HĐQT và vợ là Phạm Thị Ngọc Liên- Tổng Giám đốc) rồi “đọng” lại tại Công ty VVCONS do chính ông Lầu Nam Tường là Chủ tịch HĐQT.
Vậy ai trực tiếp bị thiệt hại khi số tiền đã chảy và bị đọng lại ở cái “vũng” VVCONS? Như trên đã phân tích, nguồn tiền do Công ty Naviland đầu tư vào dự án là của các cổ đông, trong đó cổ phần của vợ chồng ông bà Nguyễn Anh Đào-Dương Thị Phương Tuyền chiếm 49% vốn điều lệ tại công ty này. Ngoài ra, phần lớn số tiền đầu tư vào dự án là do huy động từ hơn một nghìn khách hàng mua căn hộ của dự án. Như vậy, không ai khác, chính các cổ đông trong đó có ông bà Nguyễn Anh Đào –Dương Thị Phương Tuyền và các khách hàng mua căn hộ của Naviland là người bị thiệt hại
Như vậy, việc ai được lợi và ai bị thiệt hại khi việc thi công bị ngưng trễ cũng đã khá rõ ràng, những người bị thiệt hai đang ngày đêm đau đáu nghĩ suy không biết đến bao giờ dự án mới được khởi động lại. Được biết, hiện các cơ quan có thẩm quyền và liên quan dự án đã vào cuộc để phối hợp giải quyết vụ việc.
Doanh nghiệp & Hội nhập sẽ có các bài tiếp theo phản ánh chi tiết về diễn biến liên quan đến dự án này.
Đức Tuất
Bài liên quan
- Sớm có khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
- TS. Nguyễn Văn Thân: Làm thiện nguyện phải có tấm lòng, có sức lực và có tâm trong sáng
- Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
- Dự báo CPI năm 2022 từ 3,3 - 4%
- Ngân hàng siết tín dụng, bất động sản có gặp khó khăn?
- Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
#Lầu Nam Tường

Bài 4: Dự án Roxana Plaza, Chủ đầu tư ngừng thi công nhưng không ngừng phát ngôn gây sốc
Liên quan đến việc Dự án Roxana Plaza ngừng thi công, khách hàng mua căn hộ và dư luận đang hoang mang về lý do ngừng thi công và bất ngờ trước những “phát ngôn” của Chủ đầu tư.

Bài 2: Dự án Roxana Plaza ngừng thi công vì sao nhà đầu tư lại để Tổng thầu yên?
Dự án Roxana Plaza bị Tổng thầu “chủ động” ngừng thi công dẫn đến tình trạng hàng nghìn lượt khách hàng tụ tập căng biểu ngữ, gửi 431 đơn đến các cơ quan phản đối Chủ đầu tư đã gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhưng vì sao Chủ đầu tư dự án lại để Tổng thầu yên?
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
"Việc nhẹ, lương cao" khi lao động tại Campuchia - Người dân cần cảnh giác
Trước tình trạng người dân bị lừa sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao” nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm đến tính mạng… Bộ Công an thông tin như sau...
Kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành Kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh, kết luận bị can Nguyễn Minh Khải và các đồng phạm phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm y tế và người bệnh...
Hòa Bình: Phát hiện, bắt giữ, xử lý 283 vụ vi phạm sản xuất - kinh doanh
Thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, 6 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 283 vụ vi phạm; tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế là 18.458 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu 358 triệu đồng.
Tạm dừng hoạt động 4 đại lý hải quan tại Bắc Ninh
Việc thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan do hết thời hạn sử dụng mà đại lý không thực hiện thủ tục gia hạn. Cùng với đó việc Tổng cục Hải quan tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan do không đảm bảo điều kiện về nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định.
Bộ Công an: Bác bỏ thông tin ông Nguyễn Thanh Long và ông Nguyễn Quang Tuấn đã tử vong trong trại giam!
"Thông tin ông Nguyễn Thanh Long và ông Tuấn tự tử là hoàn toàn không chính xác. Hai bị can đang được giam giữ, chế độ giam giữ đúng quy định. Tâm lý của hai bị can là hoàn toàn bình thường".
Kiên Giang: Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vụ Công ty TNHH MTV C.H.G mua bán phân bón giả
Trước đó, ngày 17/5, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra đột xuất Công ty CHG có trụ sở tại xã Bình Giang (huyện Hòn Đất). Tại thời điểm kiểm tra, Công ty chưa xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Thanh tra phát hiện 33 gói thầu có dấu hiệu vi phạm tại CDC Đà Nẵng
Ngày 29/6, Thanh tra TP. Đà Nẵng có thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng).
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc bị nộp phạt và truy thu hơn 387 triệu đồng
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hơn 255 triệu đồng, gồm thuế GTGT và thuế TNCN của năm 2020 và 2021.
Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt hơn 27,9 tỷ đồng
Sáng 27/6, TAND TP. Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Phương Mai (SN1960, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội mức án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"...
Huyện Đan Phượng- Hà Nội: Dấu hiệu sai phạm khi cấp Giấy CNQSD đất cho hộ ông Nguyễn Trọng Sâm
Không chỉ cấp Giấy CNQSD đất khi thửa đất đang có tranh chấp, UBND xã Liên Trung và các phòng ban chức năng của huyện Đan Phượng đã “bỏ sót”, không thu tiền sử dụng đất đối với 120m2 nằm trong thửa đất số 858 của hộ ông Nguyễn Trọng Sâm.