Chủ nhật 24/11/2024 17:49
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Bắc Giang: Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH năm 2024

09/07/2024 08:30
Sáng 08/7/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XIX đã tổ chức hội nghị thường kỳ lần thứ 20 với quyết tâm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH năm 2024.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo HĐND-UBND, UB MMTQ, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Bắc Giang cùng dự.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐT)

Tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận và cho ý kiến vào các nội dung: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ và giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện dự toán NSNN 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Kế hoạch Đại hội Đảng bộ các cấp trong Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực

6 tháng đầu năm, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với quyết tâm, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của UBND tỉnh và chính quyền các cấp; cùng sự đoàn kết, đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN), KT-XH của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đạt 14,14% đứng đầu cả nước; trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng 18,11%; dịch vụ tăng 6,42%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,82%; thuế sản phẩm tăng 10,59% so với cùng kỳ. Quy mô GRDP đạt trên 96 nghìn tỷ đồng, bằng 45,3% kế hoạch.

Thu ngân sách có nhiều chuyển biến, tăng cao hơn cùng kỳ. Tổng thu NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt gần 9.830 tỷ đồng, tăng 28,3% so cùng kỳ, bằng 61,2% dự toán. Thu hút đầu tư được trên 1.300 triệu USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 88% so với cùng kỳ, riêng thu hút đầu tư vốn FDI đứng thứ 7 cả nước và đứng đầu Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; chất lượng giáo dục đạt kết quả nổi bật. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc được tổ chức thành công đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa, tinh thần của Nhân dân, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Công tác an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả. Việc làm, sinh kế cho người dân tiếp tục được quan tâm, thúc đẩy. Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” triển khai sâu rộng ghi nhận kết quả rõ nét. Đời sống Nhân dân cơ bản ổn định.

Công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được chú trọng, đạt kết quả tích cực. Công tác sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị cơ bản đạt tiến độ theo kế hoạch. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được cắt giảm, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và DN. Bắc Giang xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố và đứng đầu Vùng Trung du và miền núi phía Bắc về Chỉ số PAR Index (tăng 2,62 điểm, giữ nguyên thứ hạng so với năm 2022). Chính quyền địa phương ổn định, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã ngày càng được nâng lên. Công tác quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí...

Đồng chí Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu tại hội nghị.
Ông Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐT)

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: Sản xuất công nghiệp dù tăng khá nhưng tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do chi phí một số nguyên vật liệu tăng, đơn hàng sụt giảm, đặc biệt là các DN sản xuất, gia công pin năng lượng mặt trời gặp nhiều khó khăn do thay đổi chính sách thuế của phía đối tác. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết có nhiều khó khăn, làm năng suất, sản lượng vải thiều giảm so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu chậm lại, quỹ đất để thu hút đầu tư còn hạn chế; số DN gia nhập thị trường giảm so cùng kỳ, trong khi số giải thể, tạm ngừng hoạt động lại tăng cao. Quá trình triển khai một số dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư chậm tiến độ; thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp so với yêu cầu; tiến độ thực hiện 3 Chương trình MTQG còn chậm. An ninh trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm ở một số địa bàn, tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất một số nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thời gian tới. Các đại biểu đề nghị tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất; việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 11/6/2020 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai (Chỉ thị 19); Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/2/2020 của BTV Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý triệt để rác thải ra môi trường; sớm có những văn bản hướng dẫn liên quan đến việc triển khai Luật Đất đai mới năm 2024; hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh;… và một số nội dung về triển khác các nhiệm vụ khác.

Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐT)

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc - Phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH năm 2024

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương làm rõ một số khó khăn, vướng mắc và ý kiến nêu tại hội nghị. Đồng chí cho biết, liên quan đến thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU, yêu cầu các địa phương tập trung giải quyết, chủ động đánh giá từng trường hợp, đề xuất cụ thể cách thức, giải pháp giải quyết.

Đối với Chỉ thị 17-CT/TU, trước đây tỉnh rất kỳ vọng vào 2 dự án nhà máy xử lý rác thải tập trung ở thành phố Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa để giải quyết vấn đề rác thải. Tuy nhiên, 2 dự án này đang có vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách của ngành điện và công tác giải phóng mặt bằng, do đó các dự án đều chậm tiến độ. UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường sớm có đề án xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục tháo gỡ vướng mắc của 2 dự án này, kiểm điểm hàng tháng để đôn đốc tiến độ dự án; kiểm kê các lò đốt rác, phân loại, rà soát lại điều kiện, hạ tầng đốt rác trên địa bàn, kiến nghị biện pháp giải quyết thời gian tới.

Đối với việc sáp nhập các xã, phường, thị trấn, cơ bản đã xử lý xong bước ở cấp tỉnh, đang chờ các bước của Trung ương. Do đó, đề nghị các địa phương chủ động trong sắp xếp cán bộ theo chức trách nhiệm vụ được giao.

Về xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh, đồng chí nhất trí phân bổ nguồn hỗ trợ đợt 2.

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương khắc phục bệnh sợ trách nhiệm; “đá bóng” trách nhiệm, đùn đẩy, không dám tham mưu, tham mưu không rõ trách nhiệm; đồng thời tránh việc giải quyết công việc cứng nhắc mà cần dựa vào thực tiễn để xử lý, giải quyết công việc.

Đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.
Ông Nguyễn Văn Gấu - Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐT)

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, 6 tháng cuối năm 2024 dự báo tình hình chung vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các đồng chí Tỉnh ủy viên, các ngành, địa phương phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các báo cáo. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý bám nắm Trung ương, đẩy nhanh tiến độ sửa Quy hoạch chung của tỉnh; trình cấp trên xin chủ trương việc điều chỉnh địa giới hành chính. Đôn đốc việc giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tích cực lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho DN, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Tập trung giải quyết vấn đề tranh chấp đất lâm nghiệp; xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đồng chí Tỉnh ủy viên phụ trách các ngành, lĩnh vực, địa phương tiếp tục bám sát kế hoạch, chương trình công tác của cấp ủy, phát huy vai trò gương mẫu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Tập trung cao cho nhiệm vụ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển KT- XH đã đề ra năm 2024 cũng như các mục tiêu được xác định tại nghị quyết đại hội đảng của đơn vị, địa phương mình. Ngay sau khi có kế hoạch của BTV Tỉnh ủy, hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp trong Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025- 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, khẩn trương chỉ đạo xây dựng kế hoạch của đơn vị mình và triển khai các nội dung bảo đảm theo yêu cầu.

Tập trung cao thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và phát triển đô thị. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm tiếp tục triển khai thực hiện tốt phương châm “3 an” (an ninh, an sinh, an toàn), nhất là mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hội nghèo, hộ cận nghèo, cải tạo, sửa chữa nhà ở cho người có công có nhu cầu. Quan tâm chăm lo thăm hỏi, động viên người có công, gia đình chính sách dịp Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7). Nắm vững tình hình địa phương, tình hình Nhân dân, tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để bị động, bất ngờ, không để tình hình thành điểm nóng.

Hạnh Nguyên

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).