Điều này sẽ khiến cho hàng trăm triệu nhà đầu tư rơi vào tình trạng báo động đỏ. Dự luật lần này là một trong những chính sách chống lại tiền điện tử mạnh tay nhất thế giới khi quy định hình sự hóa việc sở hữu, phát hành, khai thác, giao dịch và chuyển giao tài sản tiền điện tử. Biện pháp này cùng với một chương trình nghị sự hồi tháng Giêng của chính phủ nhằm kêu gọi cấm lưu hành các loại đồng tiền tư nhân ví dụ như bitcoin trong khi xây dựng khuôn khổ chính thức cho tiền điện tử. Tuy nhiên gần đây các nhà đầu tư được cho là có hi vọng nhiều hơn khi chính phủ cho biết sẽ nhẹ tay với thị trường đang “nóng sốt” này. Thay vào đó, dự luật cho phép các chủ sở hữu thời hạn tối đa sáu tháng để thanh lý và giải quyết tài sản có liên quan và vượt quá này sẽ bị phạt. Nếu dự luật được thông qua, Ấn Độ sẽ là nền kinh tế đầu tiên không chấp nhận sở hữu tiền ảo. Thậm chí thị trường lớn như Trung Quốc đang nghiêm cấm các hoạt động đào và giao dịch những cũng không đánh vào tài sản sở hữu.
Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã đạt ngưỡng 60 nghìn đô la vào thứ 7 vừa qua, gần gấp đôi giá trị chủa nó trong năm nay khi trở thành phương tiện thanh toán dưới sự ủng hộ của những doanh nhân tầm cỡ như CEO Elon Musk của Tesla. Tại Ấn Độ, mặc cho phía chính phủ đe dọa ban lệnh cấm nhưng tại đây vẫn có hơn 8 triệu nhà đầu tư tiền ảo với tổng sở hữu lên đến 100 tỷ rupee ( khoảng 1,4 tỉ đô la). Sumnesh Salodkar, một nhà đầu tư tiền ảo cho biết: “Số tiền vẫn tăng lên mỗi tháng. Cho dù chúng tôi đang hoảng loạn trước khả năng ban hành luật cấm nhưng sức hút của tiền ảo vẫn rất lớn”.
Một giám đốc điều hành cho biết số lượt đăng ký và dòng tiền đổ vào các sàn giao dịch tiền điện tử địa phương đã tăng gấp 30 lần kể từ một năm trước đó. Unocoin, một trong những nhà giao dịch lâu đời nhất Ấn Độ cũng đã có thêm 20 nghìn người dùng đăng kí vào tháng một và tháng hai bất chấp những lo ngại về lệnh cấm. Ngoài ra, Vikram Rangala giám đốc tiếp thị của sàn giao dịch ZebPay cho hay sàn này đã đạt khối lượng giao dịch trong tháng 2 năm 2021 không kém gì thời điểm cùng kì năm ngoái.
Các nhà chức trách hàng đầu của Ấn Độ gọi đây là “Âm mưu Ponzi” nhưng bộ trưởng bộ Tài chính Nirmala Sitharaman đã xóa tan lo lắng này của các nhà đầu tư. Bà trả lời CNBC-TV18 rằng: “Chúng tôi đang tìm kiếm những khả năng có thể xảy ra trong thế giới kỹ thuật số và tiền ảo”. Đồng thời bà cũng cho biết thêm kế hoạch ban hành dự luật nghiêm cấm các tài sản tiền ảo tư nhân trong bối cảnh thúc đẩy blockchain (được biết như xương sống của các loại tiền kỹ thuật số) cũng là một loại hệ thống có khả năng bùng nổ giao dịch quốc tế. Bà khẳng định: “Chúng tôi không có ý kiến gì với công nghệ. Khai thác công nghệ sẽ không có hại gì” và bổ sung thêm các động thái của chính phủ nhằm hiệu chỉnh các mức phạt đối với những người không thanh lý tài sản tiền kỹ thuật số trong giai đoạn thi hành luật.
Mặt khác vào năm 2019, một kênh chính phủ đã gợi ý phạt tù lên đến 10 năm đối với những người “đào”, sở hữu, mua bán, giao dịch,...tiền điện tử. Tuy nhiên các nhà chức trách nước này đã lên tiếng phủ nhận dự luật sẽ tiến hành phạt tù người vi phạm và cho hay giới chức đang trong giai đoạn thảo luận cuối cùng. Tháng 3 năm 2020, Tòa án Tối cao của Ấn Độ đã xử lý sự vụ ngân hàng Trung Ương cấm các ngân hàng khác giao dịch tiền ảo, dẫn tới một loạt các nhà đầu tư nhảy vào thị trường năm 2018. Phía tòa án cũng đã yêu cầu chính phủ có văn bản phản hồi vấn đề này. Ngân hàng Dự trữ Ấn độ đã lên tiến bày tỏ mối quan ngại vào tháng trước với những lý do mà cơ quan này cho là rủi ro thiếu ổn định tài chính của tiền điện tử. Cùng lúc đó, Ngân hàng Trung ương cũng đã tiến hành làm việc xây dựng đồng tiền kỹ thuật số riêng được dự luật của chính phủ khuyến khích.
Bất chấp sự sục sôi của thị trường tiền ảo, nhiều nhà đầu tư cũng nhận định rủi ro mà họ sẽ gặp phải. Naimish Sanghvi, một người chơi tiền ảo năm ngoái cho biết: “Nếu dự luật được chính thức thông qua thì chúng tôi sẽ chấp hành. Cho đến lúc đó tôi thà tích trữ và chạy theo thị trường còn hơn là hoảng loạn và bán thống bán tháo”.
TL