Bài liên quan |
Cách chữa đầy hơi chướng bụng với những mẹo dân gian hiệu quả |
5 tác dụng không ngờ của gừng đối với sức khỏe |
7 bài thuốc Đông y hiệu quả từ gừng tốt cho sức khỏe |
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị; có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc… Vị cay thơm đặc trưng và tính ấm nóng của gừng là đặc điểm khiến cho gừng được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như trong y học cổ truyền.
Khi hòa gừng vào nước ấm, một ngụm gừng ấm có thể có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
Ngoài ra gừng chứa các chất khoáng và vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin C, Phốt pho, Folate, Niacin, Vitamin B3, Vitamin B6, Kali, Magie, Kẽm, Riboflavin… |
7 bài thuốc Đông y hiệu quả từ củ gừng
Bài thuốc dành cho phụ nữ sau khi đẻ
Phụ nữ sau khi đẻ bị cảm lạnh, khí huyết ứ trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân lạnh. Trường hợp đau bụng dữ dội do hàn, đau lan ra lưng, sườn: Dùng sinh khương 8g, ngải diệp 12g, quế chi 12g, giấm ăn 15ml, sắc uống.
Bài thuốc trị đau dạ dày, ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh.
Lấy gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút
7 công thức chữa bệnh từ gừng |
Bài thuốc chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe có đờm:
Dùng gừng khô, chích cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu thấy đỡ uống bớt đi.
Bài thuốc chữa ho lâu ngày
Nếu bị ho lâu ngày: Lấy gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) trộn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một.
Dùng gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu
Người bị cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng có thể sử dụng: Ngày 4-8g gừng tươi, dạng thuốc sắc uống.
Ngoài ra, bài thuốc Đông y trên còn dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim, thú độc. Đây là bài thuốc tốt cho sức khỏe từ củ gừng.
Bài thuốc nếu bị tiêu chảy hoặc kiết lị
Khi có bệnh kiết lị hoặc triệu chứng của tiêu chảy: Dùng gừng 8g, tán nhỏ, ăn với nước cháo nóng. Liều dùng: 4 – 12g
Bài thuốc chữa đau xương khớp mùa lạnh:
Để hạn chế vấn đề xương khớp, có thể ngâm chân, tay hoặc tắm với nước thảo dược có thành phần là gừng tươi. Hoặc sử dụng gừng rang với muối hột chườm lên vùng đau.
Nếu như Hàn (thời tiết lạnh) là nguyên nhân gây đau nhức khớp, thì rượu gừng dùng để xoa bóp ngoài khớp giúp làm ấm nóng, tăng tuần hoàn máu có thể giúp giảm đau, tuy nhiên khi sử dụng cần thận trọng không nên lạm dụng để phát huy tác dụng từ gừng.
Phương pháp ấy không chỉ hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn mà còn có thể chống lại virus hợp bào hô hấp, ngăn cản các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!