6 thách thức điển hình đối với doanh nghiệp nhỏ thời dịch bệnh

10:23 24/02/2021

"Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch COVID 19 khiến các doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới khó khăn chồng chất khó khăn " thống kê của Facebook cho biết.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Facebook đã tiến hành khảo sát trên 86.000 chủ sở hữu, nhà quản lý và người lao động trong các công ty trên khắp Hoa Kỳ về tình trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Kết quả cho thấy toàn cảnh đầy thách thức mà các doanh nghiệp này đang phải đối mặt do hậu quả của COVID-19.

Dưới đây là một số thách thức điển hình từ cùng với các phương án giải quyết giúp các SME có thể chống chọi với cơn bão COVID-19.

Thách thức 1: Doanh nghiệp nhỏ đang phải đóng cửa và đối mặt với tương lai không chắc chắn

Theo khảo sát của Facebook, 31% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã buộc phải đóng cửa trong 3 tháng qua. Tuy nhiên tình hình thực tế đặc biệt tồi tệ đối với kinh doanh cá nhân (52% trong số đó đã đóng cửa), khách sạn, quán cà phê và nhà hàng (43%) và các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể dục hoặc các dịch vụ chuyên nghiệp khác (41%).

Đa số chủ doanh nghiệp cho rằng lí do dẫn đến tình trạng này là vì cần phải tuân thủ các lệnh của chính phủ hoặc cơ quan y tế. Số còn lại cho biết nguyên nhân nằm ở thách thức tài chính (9%) hoặc nhu cầu của khách hàng sụt giảm (7%). Nhưng ngay cả khi các doanh nghiệp vẫn mở cửa hoạt động, họ vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm khả năng tiếp cận vốn và khách hàng. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp nhỏ cần được hỗ trợ ngay bây giờ.

Theo một báo cáo từ Cox Business, một số cách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong thời kì giãn cách có thể kể đến như đặt hàng, mang / giao hàng tận nơi từ các nhà hàng địa phương, tăng số lượng hàng hóa và đẩy mạnh mua sắm trực tuyến với các nhà bán lẻ. Ngay cả những gã khổng lồ công nghệ như Instagram cũng bắt nhịp xu hướng mua hàng online. Mạng xã hội này đã triển khai dịch vụ giao đồ ăn và thẻ quà tặng vào giữa tháng 4, ngoài ra còn có chương trình tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ mới của Facebook, v.v. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Thách thức 2: Tiếp cận vốn

Một số thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp là tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động, vận hành chuỗi cung ứng, đảm bảo nhân viên có thể làm việc từ xa và cân bằng nhu cầu trong cuộc sống.

Theo khảo sát của Facebook, trong khi 2/3 số doanh nghiệp đã đóng cửa dự kiến sẽ mở cửa trở lại trong tương lai, thì một phần ba số đó chiếm khoảng 34% cho biết công ty không còn khả năng chi trả hóa đơn hoặc tiền thuê nhà. Nhìn chung, cứ 3 trong số 5 doanh nghiệp được khảo sát (60%) đều đang gặp khó khăn với tài chính công ty.

Về khả năng tiếp cận tài chính và vốn, mối quan tâm lớn nhất là trả tiền lương, tiền công cho người lao động (29%) và thanh toán hóa đơn (28%). Đối với khách sạn, nhà hàng và quán cà phê những con số này tăng lần lượt là 44% và 54%.

Để giảm bớt những căng thẳng tài chính này, nhiều doanh nghiệp đang tìm đến các tổ chức để được giúp đỡ. Theo báo cáo, một nửa số SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cho biết đã nộp đơn xin các nguồn hỗ trợ vốn của chính phủ trong 30 ngày trước khi kết thúc cuộc khảo sát, con số là 11% đối với các khoản vay ngân hàng truyền thống và 6% đối với các khoản hỗ trợ vốn từ khu vực riêng tư.

Một số công ty công nghệ lớn, như Facebook, Google, và nhiều công ty khác, cũng đã triển khai cung cấp các khoản trợ cấp cho các doanh nhân đang gặp khó khăn vì đại dịch. Vào giữa tháng 3, Facebook đã công bố 100 triệu đô la tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, phần lớn sẽ được phân phối bằng tiền mặt và một số khoản tín dụng quảng cáo cho các dịch vụ kinh doanh. Trong khi đó, Google đã công bố cam kết mới hơn 800 triệu đô la để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thách thức 3: Để thích ứng với cuộc khủng hoảng đang diễn ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang sử dụng các công cụ Internet

Một trong những xu hướng lớn nhất nổi lên trong đại dịch COVID-19 là các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trực tuyến. Mark Zuckerberg đã chia sẻ như vậy trong một buổi phát sóng và giới thiệu một tính năng thương mại điện tử mới sẽ cho phép các doanh nghiệp nhỏ xây dựng cửa hàng trực tuyến trên cả Facebook và Instagram. Mark phát biểu: “Chúng tôi chứng kiến nhiều doanh nghiệp lần đầu tiên trực tuyến và chúng tôi cũng thấy các doanh nghiệp nhỏ đang biến công cụ này trở thành cách kinh doanh chính của họ”. Thật vậy, đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, internet là một cứu cánh, giúp họ trụ vững trong thời kỳ đại dịch.

Theo báo cáo của Facebook, trong 30 ngày trước khi kết thúc cuộc khảo sát, 23% doanh nghiệp đã báo cáo sử dụng công cụ đặt hàng kỹ thuật số, 16% công cụ cung cấp dịch vụ.

Thách thức 4: Cân bằng điều hành doanh nghiệp & cân bằng cuộc sống riêng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ là cân bằng công việc với cuộc sống gia đình.

Theo dữ liệu của Facebook, 10% chủ sở hữu và người quản lý của các doanh nghiệp cho biết chăm sóc các thành viên trong gia đình (trẻ em, người già, người lớn v.v.) là mối quan tâm chính của họ. Gần một nửa (47%) trong số những người được báo cáo rằng họ cảm thấy kiệt sức khi cố gắng lo việc kinh doanh và gia đình cùng một lúc và 29% lo ngại về khả năng lây lan COVID cho người nhà. Khi được hỏi trách nhiệm gia đình của họ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tập trung vào công việc, những người tham gia khả sát  cho biết rằng điều này ảnh hưởng đến họ “nhiều” hoặc “rất nhiều” với tỷ lệ (29%) so với nhân viên nói chung chiếm 26%.

Những kết quả này làm nổi bật “mối liên hệ chặt chẽ giữa nghĩa vụ cá nhân và hoạt động kinh doanh” và cách cân bằng các nhu cầu của cuộc sống gia đình có thể ảnh hưởng đến các chủ doanh nghiệp đặc biệt là trong đại dịch. Như báo cáo của Facebook nêu rõ, “nhu cầu của các doanh nghiệp gắn bó sâu sắc với nghĩa vụ của những người điều hành”.

Thách thức 5: Nhân viên đối mặt với hoàn cảnh kinh tế khó khăn

Ngay cả khi doanh nghiệp hoạt động, nhân viên đang bị cắt giảm tài chính do mất việc  hoặc chính sách cắt giảm lương và giờ làm.

Theo báo cáo của Facebook, trong khi 3% doanh nghiệp báo cáo rằng số lượng nhân viên tăng lên thì 44% cho biết họ phải giảm số lượng nhân viên hoặc công nhân tại doanh nghiệp của mình vì đại dịch. Điều quan trọng là bất kỳ khi nào một doanh nghiệp đóng cửa hoặc phải sa thải công nhân đều sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Thách thức 6: Lạc quan và kiên cường

Mặc dù báo cáo của Facebook chủ yếu tập trung vào nhiều thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong đại dịch COVID-19, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều doanh nghiệp lạc quan về tương lai!

Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ (57%) báo cáo rằng họ lạc quan hoặc cực kỳ lạc quan về tương lai của doanh nghiệp bất chấp cuộc khủng hoảng COVID 19. Triển vọng tích cực này thật đáng kinh ngạc khi số liệu cho thấy tình hình ngược lại gồm 31% doanh nghiệp nhỏ đã ngừng hoạt động kể từ tháng 4 năm 2020. Thế nhưng theo Facebook, những người điều hành, quản lý làm việc cho các SME rất kiên cường: “Họ đang tìm ra những cách mới để tiếp cận khách hàng trực tuyến, điều chỉnh cách thức và thời điểm kinh doanh, đồng thời nỗ lực để đáp ứng các nghĩa vụ gia đình”.

TL