Năm nay do ArtTech Hub (ATH), các đơn vị thuộc Trường Công nghệ và Thiết kế UEH (CTD), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đăng cai và phối hợp tổ chức cùng các đơn vị trong và ngoài nước. Đây là diễn đàn kết nối các trường đại học trong và ngoài nước, giảng viên, sinh viên, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp, chính quyền, cùng cộng đồng yêu thích lĩnh vực ArtTech.
Nằm trong xu thế phát triển của lĩnh vực ArtTech (Công nghệ - Nghệ thuật), chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion ra đời và được tổ chức thường niên.
Sự kiện thường niên về ArtTech được UEH đăng cai tổ chức năm 2024. |
Công nghệ đang thay đổi cuộc sống của con người từng ngày và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đối với lĩnh vực nghệ thuật, sự ảnh hưởng này đặc biệt mạnh mẽ. Nghệ thuật không còn bị giới hạn trong những hình thức truyền thống mà không ngừng đổi mới nhờ vào các công nghệ hiện đại. Các nghệ sĩ đang áp dụng các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), và nghệ thuật số để biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực sống động. Sự giao thoa Công nghệ - Nghệ thuật không chỉ mang lại những tác phẩm ấn tượng mà còn tạo ra những câu chuyện phong phú, khơi gợi cảm xúc và suy ngẫm về thế giới xung quanh, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, hướng đến tương lai bền vững.
GS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) chia sẻ về sự kiện ngày 22- 24/10 tới. |
Theo GS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH): “ATF24 là một nền tảng tích hợp công nghệ nghệ thuật ArtTech nhằm thúc đẩy tiềm năng sáng tạo và đổi mới của thế hệ trẻ, nuôi dưỡng tư duy độc đáo, khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và óc sáng tạo không giới hạn của thế hệ những nhà lãnh đạo tương lai. ATF24 không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của cá nhân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội bền vững. Bằng cách khuyến khích sự giao thoa giữa công nghệ và nghệ thuật, ATF24 tạo tiền đề cho những sáng kiến và giải pháp mới góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển hài hòa và bền vững của cộng đồng”.
Chuỗi hoạt động quốc tế ATF24 diễn ra trong 03 ngày (22-24/10/2024) với hơn 30 hoạt động học thuật, thực tiễn, gồm 05 bài tham luận chính (Keynote Speeches), 10 phiên thảo luận đặc biệt (Special Sessions), 09 triển lãm (Exhibitions), 05 workshops, 01 chuyến kết nối di sản (Heritage Connection Trip), 01 buổi biểu diễn nghệ thuật thời trang tương tác (Tangible Performance), và 01 ấn phẩm sách học thuật (Book Chapter).
Chuỗi bài tham luận chính, phiên thảo luận đặc biệt, workshops, ấn phẩm sách... xoay quanh năm chủ đề: ArtTech - Xu hướng và ứng dụng tiềm năng trên toàn cầu; Trải nghiệm ArtTech; ArtTech lấy con người làm trung tâm và những tác động xã hội; ArtTech hướng đến giải quyết những vấn đề liên quan đến bền vững; ArtTech hướng đến giáo dục bền vững.
Tuy là ngành học về nghệ thuật trong trường kinh tế nhưng được sinh viên đón nhận. |
Với chuỗi triển lãm, ATF24 đưa người xem vào một thế giới rực rỡ sắc màu với những không gian văn hoá đa dạng. Tại đây, những giá trị văn hóa được bảo tồn, giao thoa và khuyếch trương cùng cuộc sống hiện đại, sự giao thoa này mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Các tác phẩm của sinh viên luôn thể hiện sự sáng tạo. |
Với 40% đề tài của sinh viên tham gia triển lãm, UEH lần này giới thiệu một không gian trưng bày nổi bật: "UEH & Saigon Culture", minh hoạ Sài Gòn dưới góc nhìn của các UEHers. Tại đây, vẻ đẹp giản dị của Sài Gòn hiện lên qua hình ảnh của những món ăn quen thuộc như bánh mì, cơm tấm, bánh cuốn, bia Sài Gòn, những quán cà phê nhỏ góc vỉa hè, và con người Việt Nam. Những địa danh nổi tiếng Sài Gòn, nhịp sống Sài Gòn, người Sài Gòn và tư duy đặc trưng rất Sài Gòn được phác họa qua những lát cắt của thời gian theo hành trình lịch sử phát triển của Sài Gòn.
Nét đẹp của con người và cuộc sống Việt Nam còn được thể hiện một cách lung linh qua tác phẩm thực tế ảo (VR) đầy màu sắc của nghệ sĩ Minh Hằng. Người xem được hòa mình vào không gian thiên nhiên tươi đẹp, nơi con người và thiên nhiên sống hòa hợp, phản ánh niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Những tác phẩm này không chỉ đơn thuần là nghệ thuật mà còn là những câu chuyện sâu sắc và đầy cảm xúc, khơi gợi niềm tự hào về quê hương.
Không chỉ dừng lại ở tôn vinh văn hóa Việt Nam, ATF24 còn quy tụ những tác phẩm nghệ thuật từ sinh viên của các trường trên toàn cầu như Thái Lan, Ma Cao, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Mỗi bộ sưu tập là một câu chuyện văn hóa độc đáo dưới góc nhìn của các bạn sinh viên, mở ra cơ hội giao lưu và học hỏi, giúp người xem nhận thức rõ hơn về sự đa dạng và tươi đẹp của thế giới.
Một trong những điểm nhấn khác của triển lãm là bộ sưu tập "Dream Weaving for Thousands Years", tái hiện chiều dài lịch sử và kết nối của Con đường tơ lụa. Với sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại như projector và Leap Motion, tác phẩm tạo ra một trải nghiệm thị giác và tương tác độc đáo, nhắc nhở người xem về vai trò quan trọng của các địa điểm lịch sử trong giao lưu văn hóa và thương mại.
Đến với ATF24, người tham dự còn được thưởng thức những màn trình diễn trực tiếp ấn tượng, nơi giai điệu du dương của piano, âm nhạc hữu hình từ bàn điều khiển cảm biến hòa quyện với những bộ trang phục màu sắc, tạo nên không gian công nghệ và nghệ thuật sống động. Mỗi màn trình diễn là một câu chuyện độc đáo, khơi dậy cảm xúc và truyền cảm hứng cho khán giả.
Được biết, vừa qua UEH vào Top 501 - 600 Đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) nam 2025. Đây không chỉ là thành tích cao nhất của một trường Đại học Việt Nam trong đợt xếp hạng này mà còn ghi dấu ấn về chiến lược quốc tế hóa, đa ngành, bền vững được triển khai bài bản và bền bỉ của UEH.
11 trường đại học đối tác Á – Âu – Mỹ tham gia đồng tổ chức chuỗi hơn 30 hoạt động học thuật và thực tiễn ATF24 có sự tham gia của 11 trường đại học đối tác quốc tế, có thế mạnh trong đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực ArtTech: Đại học Saint Joseph, Ma Cao; Học viện Nghệ thuật và Thiết kế, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc; Học viện Thiết kế và Công nghệ Pantheon, Ý; Đại học Sains Malaysia, Malaysia; Đại học Công nghệ Quốc gia Đài Bắc, Đài Loan; Đại học Chulalongkorn, Thái Lan; Học viện Mỹ thuật Tây An, Trung Quốc; Đại học Khoa học Kỹ thuật Xuân Lâm, Đài Loan; Đại học Kwangwoon, Hàn Quốc; Đại học Thiết kế và Công nghệ, Singapore; Đại học Bang Campinas, Brazil. |