Thứ bảy 12/07/2025 12:03
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Vì sao việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ trở thành vấn đề cấp thiết?

12/10/2020 00:00
Sau nhiều năm đi vào áp dụng thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ đã bộc lộ những bất cập và cần thiết phải có điều chỉnh sớm.

Theo đánh giá của chuyên gia, hiện nay, các tổ chức, cá nhân ngành văn hóa và du lịch vẫn chưa nhận thức chính xác và đầy đủ về sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề liên quan như về quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, các bản thu âm, bản ghi hình,…

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, đào tạo cơ bản và nâng cao về sở hữu trí tuệ như các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ,… trong ngành văn hóa và du lịch ở Việt Nam còn bỏ ngỏ, nhiều bất cập và hạn chế.

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), thời gian qua nhất là sau khi Luật SHTT được ban hành năm 2005, thì nhận thức của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình quản lý, thực thi và tuân thủ quyền SHTT trong ngành văn hóa và du lịch vẫn còn yếu kém, bất cập chưa thể được khỏa lấp. Tình trạng vi phạm các quyền SHTT rất tràn lan, phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát, chủ yếu tập trung nhiều vào các nội dung quyền tác giả trong sách báo, phim ảnh, bản quyền phần mềm máy tính,…

Trước thực tế này, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ) cho rằng, Luật SHTT đã ban hành khá lâu, đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập cần được điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp hơn.

“Chúng ta đã sử dụng Luật SHTT (sửa đổi) từ năm 2009 đến nay là 10 năm. Đối với lĩnh vực văn hóa và du lịch là một trong những lĩnh vực phức tạp, trong khi thực tế về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp, do đó có thể nói rằng Luật SHTT đến nay ít nhiều đã lạc hậu khi áp dụng cho hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm này”, ông Bình nói.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Lê Thị Nam Giang, Giám đốc Trung tâm SHTT, Trường ĐH Luật TP.HCM đồng tình với quan điểm này và cho rằng, Luật SHTT ban hành từ 2005, sửa đổi 2009, và trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số có rất nhiều hình thức khai thác, truyền bá cũng như trình bày các tác phẩm với nhiều hình thức khác nhau, đã đặt ra nhiều vấn đề cần được nhìn nhận lại. Nếu không sửa chữa một số quy định hiện nay thì rất khó để giải quyết.

Ảnh minh họa

Theo ThS Nguyễn Phương Thảo, giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là lĩnh vực không mới trong pháp luật SHTT Việt Nam. Mặc dù các quy định pháp luật điều chỉnh đối tượng này đã được ban hành từ lâu nhưng hành vi xâm phạm vẫn diễn ra phổ biến. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là ý thức tôn trọng quyền SHTT của người dân còn thấp, một số trường hợp do chưa có cơ hội tiếp cận các quy định pháp luật liên quan nên không nhận thức được về hành vi trái pháp luật của mình.

Bà Thảo cũng có những phân tích thêm về các vụ vi phạm SHTT trong thời gian qua được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó tiêu biểu là vụ tranh chấp quyền tác giả các hình tượng nhân vật trong truyện tranh Thần đồng đất Việt vừa tuyên án hồi đầu tháng 9/2019.

Giảng viên Nguyễn Phương Thảo cho rằng, số vụ kiện tụng mang nhau ra tòa chỉ chiếm phần rất nhỏ so với tranh chấp và vi phạm thực tế. Hầu hết chủ thể quyền không có động lực trong các vụ kiện, bởi vì họ thấy rằng kiện tụng quá gian nan. Như trường hợp tác giả Lê Linh trong vụ kiện Thần đồng đất Việt cho thấy, tác giả phải mất 12 năm, từ 2002-2019 mới đòi được công lý.

Tiếp tục câu chuyện về kết quả vụ Thần đồng đất Việt, PGS.TS Lê Thị Nam Giang nói thêm rằng, qua vụ án cho thấy, hiện nay việc xác định tác giả, đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả trong một số tác phẩm đặc thù vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà pháp lý.

“Trong câu chuyện Thần đồng đất Việt, nếu bà Phan Thị Mỹ Hạnh chứng minh được ý tưởng không chỉ nằm trong đầu bà mà bà ngồi cạnh Lê Linh, đưa ra những góp ý và yêu cầu Lê Linh thể hiện, tôi nghĩ trong trường hợp này bà được công nhận quyền tác giả, rất tiếc là phía Phan Thị đã không chứng minh được, và tòa xét xử dựa trên cơ sở chứng cứ là phù hợp. Tương tự vậy, trong lĩnh vực phần mềm máy tính, nhiều khi có sự tham gia của hàng chục kỹ sư để lập nên phầm mềm, trường hợp đó xác định đồng tác giả không phải là câu chuyện đơn giản”, bà Thảo nói

Liên quan tới vấn đề trên, theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật SHTT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 (Luật số 50/2005/QH11) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật số 36/2009/QH12) và năm 2019 (Luật số 42/2019/QH14) (sau đây gọi là Luật SHTT) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ.

Qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành, Luật SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, thực tiễn hơn 10 năm thi hành, cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính cũng như để bảo đảm thi hành các cam kết về SHTT trong các FTA mà Việt Nam đã và đang đàm phán hoặc đã ký kết. Do vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết.

Mục tiêu của dự thảo Luật về quyền tác giả và quyền liên quan là: Sửa đổi, bổ sung Luật SHTT về nội dung quyền tác giả, quyền liên quan nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành; bảo đảm ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật về Quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước…

Bảo Bình

Tin bài khác
DRH Holdings bị phạt gần 800 triệu đồng: Cảnh báo đỏ về minh bạch tài chính

DRH Holdings bị phạt gần 800 triệu đồng: Cảnh báo đỏ về minh bạch tài chính

Ngày 11/7/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 387/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần DRH Holdings (mã chứng khoán: DRH), do hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực công bố thông tin, sử dụng vốn huy động và giao dịch với bên liên quan.
Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Chiều 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Trong số này có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025: Thêm đối tượng, siết giám sát

Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025: Thêm đối tượng, siết giám sát

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2025 mở rộng diện người nộp thuế và phạm vi thu nhập chịu thuế, nhằm phản ánh đúng thực tế phát sinh thu nhập trong nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ, và hoạt động đầu tư xuyên biên giới.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025 là mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bổ sung mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn quốc gia.
Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/8/2025 trao nhiều quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng.
Triệt phá đường dây xe máy điện giả nhãn hiệu NIJIA, bắt giam 3 đối tượng

Triệt phá đường dây xe máy điện giả nhãn hiệu NIJIA, bắt giam 3 đối tượng

Cơ quan chức năng Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh xe máy điện giả mạo nhãn hiệu NIJIA, khởi tố và bắt giam 3 đối tượng, phanh phui thủ đoạn tinh vi đe dọa người tiêu dùng và thị trường.
Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Lương tối thiểu dự kiến tăng với mức 7,2%, tương ứng tăng từ 250.000 – 350.000 đồng, thực hiện từ ngày 1/1/2026, theo phương án được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị với Chính phủ.
Nghiên cứu cơ chế cho người Việt tiếp tục chơi casino tại Phú Quốc

Nghiên cứu cơ chế cho người Việt tiếp tục chơi casino tại Phú Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xử lý kiến nghị liên quan đến việc cho phép người Việt Nam tiếp tục vào chơi casino tại Phú Quốc sau giai đoạn thí điểm.
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Bộ Tài chính vừa chính thức đề xuất kéo dài chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026. Nếu được thông qua, đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp chính sách này được duy trì.
Phát hiện vụ vận chuyển lợn nhiễm dịch tả Châu Phi từ Phú Thọ về Hải Phòng

Phát hiện vụ vận chuyển lợn nhiễm dịch tả Châu Phi từ Phú Thọ về Hải Phòng

Công an xã Tam Dương Bắc (tỉnh Phú Thọ) đã kịp thời ngăn chặn xe tải chở 23 con lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi đang trên đường về Hải Phòng tiêu thụ.
Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 69/2025/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 181/2025/NĐ-CP.
Lào Cai: Triệt phá đường dây vận chuyển hơn 235 kg bạc tinh khiết qua biên giới

Lào Cai: Triệt phá đường dây vận chuyển hơn 235 kg bạc tinh khiết qua biên giới

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai vừa triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép kim loại quý hiếm xuyên biên giới, thu giữ 235 kg bạc tinh khiết và bắt giữ nhiều đối tượng người Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chuyên án LC725.
Công an TP. Hà Nội đột kích bắt khẩn cấp"nữ hoàng livestream", lộ doanh thu 834 tỷ đồng, trốn thuế 12,5 tỷ

Công an TP. Hà Nội đột kích bắt khẩn cấp"nữ hoàng livestream", lộ doanh thu 834 tỷ đồng, trốn thuế 12,5 tỷ

Ngày 10/7/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội tạm giữ đối tượng Nguyễn Thị Thu Hường vì trốn thuế. Vụ việc hé lộ doanh thu khủng hơn 834 tỷ đồng và số tiền trốn thuế lên đến 12,5 tỷ đồng, gây chấn động dư luận.
Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 26/2023 về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, trong đó nổi bật là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô thân thiện với môi trường thông qua việc điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Luật số 68/2025/QH15) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2025 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.