Thứ bảy 12/07/2025 17:11
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Sửa Luật Doanh nghiệp: Để kinh doanh được “tung cánh”

12/10/2020 00:00
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN) luôn có sự “biến hóa” theo những biến động của nền kinh tế, vì thế, pháp luật về kinh doanh cũng phải có những thay đổi để phù hợp hơn. Dự án Luật DN (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận được kỳ vọng sẽ có
sua luat doanh nghiep de kinh doanh duoc tung canh 115708

Luật DN mới đòi hỏi phải có những đổi mới, sửa đổi theo hướng phù hợp hơn với thực tế, nâng cao chất lượng tổ chức quản trị DN Ảnh: S.T

Độ “mở” của kinh doanh

Luật DN 2014 hiện nay được ban hành dựa trên nền tảng của Luật DN 1999 và 2005. Trải qua 20 năm, Luật DN 2014 được đánh giá là có những cải cách theo hướng tốt hơn, như: Quy định cụ thể danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề có điều kiện, bỏ ghi ngành nghề kinh doanh, bỏ yêu cầu bắt buộc có con dấu... Các DN đều đánh giá, quyền tự do kinh doanh đã được bảo đảm, giảm chi phí tuân thủ và tăng mức độ an toàn trong kinh doanh. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, một số ngành vẫn áp dụng kiểm soát, hạn chế đáng kể quyền tự do kinh doanh, như: Dịch vụ pháp lý, tài chính, ngân hàng… Bên cạnh đó, chi phí tuân thủ có giảm đáng kể, nhưng vẫn còn cao. Việc giảm chi phí tuân thủ chủ yếu thực hiện theo từng đợt cải cách thủ tục hành chính, chưa có thể chế, định chế phù hợp để giảm một cách có hệ thống.

Đánh giá về việc thực hiện Luật DN, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, tuân thủ đúng pháp luật kinh doanh ở Việt Nam là một thách thức trong bối cảnh mỗi năm có khoảng 20 luật được Quốc hội ban hành, ngoài ra khoảng 100 nghị định, 600-700 thông tư và hàng nghìn công văn điều hành… Chính vì thế, quyền tự do kinh doanh mới chủ yếu trong phạm vi “kinh doanh cái gì” còn kinh doanh như thế nào và bao nhiêu vẫn là việc phải bàn. Điều này đã làm hạn chế việc mở ra mô hình kinh doanh mới, sản phẩm dịch vụ mới trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

Lấy một ví dụ về việc tuân thủ pháp luật kinh doanh trong một lĩnh vực mới là dịch vụ chia sẻ phòng. Mô hình này phải tuân thủ một số quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh như Luật DN (2014) và các quy định pháp luật chuyên ngành khác như Luật Du lịch (2017), Luật Nhà ở (2014) cùng nhiều nghị định, thông tư, hướng dẫn liên quan. Đây có thể được xem là sự đổi mới rất tích cực của các bộ luật trong việc “đuổi kịp” các mô hình của kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, để có sự tuân thủ pháp luật chặt chẽ đúng quy trình đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú theo mô hình kinh tế chia sẻ thì cần có sự phối hợp tích cực của các bên tham gia trong việc kê khai, cung cấp thông tin. Rõ ràng, nhiều loại hình kinh doanh mới nổi lên đã cho thấy sự “lúng túng” của các cơ quan quản lý, hoặc là không biết quản lý như thế nào, hoặc là quản lý theo cách “bó hẹp” bằng quy định, trong khi các loạt hình kinh doanh này đan xen và giao thoa với các hoạt động kinh doanh truyền thống, cũng như giữa chức năng của các bộ, ngành với nhau.

Về phía quy định liên quan đến DN nhà nước tại Luật DN, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN (CIEM) cho rằng, nếu so sánh với 39 nguyên tắc quản trị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì thực trạng quản lý DN nhà nước tại Việt Nam dù đã làm, đã nỗ lực nhưng chưa được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn. Cụ thể là, mục tiêu sở hữu nhà nước còn chưa rõ ràng, nhất quán; chức năng chủ sở hữu nhà nước chưa tách bạch với chức năng quản lý nhà nước, mặc dù Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã được thành lập; vẫn còn các biểu hiện ưu đãi tiếp cận nguồn lực; chưa đảm bảo quyền của các bên có lợi ích liên quan; thực thi pháp luật về công bố thông tin còn yếu...

Từ những hạn chế này, Luật DN mới đòi hỏi phải có những đổi mới, sửa đổi theo hướng phù hợp hơn với thực tế, nâng cao chất lượng tổ chức quản trị DN theo thông lệ quốc tế tốt, đẩy mạnh quyền tự do kinh doanh. Vì thế, Dự thảo Luật DN (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận đã có nhiều thay đổi lớn như đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường, nâng cao hiệu lực quản trị và hiệu quả hoạt động DN nhà nước, hoàn thiện khung pháp lý về hộ kinh doanh… Việc sửa đổi này dựa trên nguyên tắc là tiếp tục kế thừa, tiếp tục phát huy kết quả và tác động tốt của các cải cách trong các Luật DN trước đây theo nguyên tắc DN được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.

Theo các chuyên gia, hộ kinh doanh đang đóng góp tới 30% GDP nhưng lại chịu những quy định khắt khe như chỉ được kinh doanh trong một quận huyện, chỉ được phép có tối đa 10 lao động, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không có quy định về thủ tục giải thể, phá sản và không được hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa… Vì thế, việc sửa đổi quy định cho các hộ kinh doanh là điều cần phải làm, nhưng quy định như thế nào cho phù hợp lại là vấn đề còn tranh cãi.

Đừng để “lách” luật

Một vấn đề nổi lên nhất khi bàn bạc xây dựng Luật DN là việc đưa hộ kinh doanh vào luật với kỳ vọng sẽ khuyến khích hộ kinh doanh phát triển thành tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Theo đó, dự luật sẽ thừa nhận sự tồn tại của “hộ kinh doanh” là một hình thức kinh doanh, bên cạnh các loại hình DN tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; đảm bảo sự đa dạng hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp; không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành DN hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh. Điều này đã và đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới chuyên gia bởi hộ kinh doanh có phương thức kinh doanh rất đặc thù.

Về vấn đề này, một DN đã chia sẻ là đang sở hữu cả DN và hộ kinh doanh, nhưng sử dụng DN để giao thương, ký kết hợp đồng, còn hộ kinh doanh để thực hiện sản xuất, do chi phí hoạt động của hộ kinh doanh thấp hơn, phí thuế phải đóng ít hơn và ít chịu sự kiểm soát, thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý. Do vậy, Luật DN 2014 yêu cầu hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên 10 lao động trở lên phải thành lập DN. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, thành viên Ban soạn thảo Luật DN (sửa đổi) cho rằng đây là quy định có tính ép buộc hành chính, nên phải sửa luật theo hướng thừa nhận hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh, nghĩa là thừa nhận vai trò, vị trí quan trọng của khu vực này với nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, các hộ kinh doanh cũng chưa hẳn muốn lên thành DN, bởi lên DN họ sẽ phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn về thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm xã hội… chưa kể, họ sẽ có “cơ hội” tiếp các đoàn thanh kiểm tra nhiều hơn. Đây là những vấn đề mà một DN thực thụ cũng đang rất khó khăn. Bởi theo các chuyên gia, pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất định, còn tình trạng “sáng đúng, chiều sai”, thậm chí đúng sai tùy vào tâm trạng người thực thi. Điều này vô hình trung là miếng đất cực kỳ màu mỡ cho thanh kiểm tra và là nguồn gốc của những rủi ro, quan liêu, tham nhũng, vi phạm tuân thủ luật pháp ở Việt Nam. Chính vì thế, không ít DN cho biết, họ hoạt động tuân thủ pháp luật nhưng bất đắc dĩ vẫn phải “lách” luật để kinh doanh được thuận lợi hơn.

Từ thực trạng này, điều cần làm là pháp luật về kinh doanh nói chung và Luật DN nói riêng phải có sự cải cách nhưng dựa trên sự kết hợp với nhiều vấn đề liên quan khác, để tạo thành hệ thống thể chế thân thiện thị trường, vì DN và thúc đẩy phát triển. Theo ông Nguyễn Hưng Quang, Giám đốc điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự, công tác làm luật phải bám sát thực tiễn nhưng bên cạnh đó phải có tính ổn định của luật pháp. Tính ổn định này sẽ giúp pháp luật có thể dễ dự đoán hơn, tạo sự thống nhất trong các quy định để tránh sự lạm quyền. Ngoài ra, Luật DN không phải giữ ổn định bằng một “chiếc áo” chật hẹp mà cần lựa chọn theo những nguyên tắc cốt lõi như: Nguyên tắc về quyền sở hữu DN, quyền và nghĩa vụ của DN, bảo đảm quyền lợi cho người dân, nhà đầu tư tiếp cận thị trường, bảo vệ cổ đông thiểu số…

Tất nhiên, việc sửa đổi Luật DN là sự bao trùm của rất nhiều vấn đề nên phải được thực hiện trên tư duy và cái tâm của người làm luật, trên cơ sở nắm bắt được những thay đổi của tình hình kinh tế trong nước và thế giới để có những quy định sát thực tế, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4.

Bình Nam

Tin bài khác
DRH Holdings bị phạt gần 800 triệu đồng: Cảnh báo đỏ về minh bạch tài chính

DRH Holdings bị phạt gần 800 triệu đồng: Cảnh báo đỏ về minh bạch tài chính

Ngày 11/7/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 387/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần DRH Holdings (mã chứng khoán: DRH), do hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực công bố thông tin, sử dụng vốn huy động và giao dịch với bên liên quan.
Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Chiều 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Trong số này có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025: Thêm đối tượng, siết giám sát

Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025: Thêm đối tượng, siết giám sát

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2025 mở rộng diện người nộp thuế và phạm vi thu nhập chịu thuế, nhằm phản ánh đúng thực tế phát sinh thu nhập trong nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ, và hoạt động đầu tư xuyên biên giới.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025 là mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bổ sung mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn quốc gia.
Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/8/2025 trao nhiều quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng.
Triệt phá đường dây xe máy điện giả nhãn hiệu NIJIA, bắt giam 3 đối tượng

Triệt phá đường dây xe máy điện giả nhãn hiệu NIJIA, bắt giam 3 đối tượng

Cơ quan chức năng Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh xe máy điện giả mạo nhãn hiệu NIJIA, khởi tố và bắt giam 3 đối tượng, phanh phui thủ đoạn tinh vi đe dọa người tiêu dùng và thị trường.
Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Lương tối thiểu dự kiến tăng với mức 7,2%, tương ứng tăng từ 250.000 – 350.000 đồng, thực hiện từ ngày 1/1/2026, theo phương án được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị với Chính phủ.
Nghiên cứu cơ chế cho người Việt tiếp tục chơi casino tại Phú Quốc

Nghiên cứu cơ chế cho người Việt tiếp tục chơi casino tại Phú Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xử lý kiến nghị liên quan đến việc cho phép người Việt Nam tiếp tục vào chơi casino tại Phú Quốc sau giai đoạn thí điểm.
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Bộ Tài chính vừa chính thức đề xuất kéo dài chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026. Nếu được thông qua, đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp chính sách này được duy trì.
Phát hiện vụ vận chuyển lợn nhiễm dịch tả Châu Phi từ Phú Thọ về Hải Phòng

Phát hiện vụ vận chuyển lợn nhiễm dịch tả Châu Phi từ Phú Thọ về Hải Phòng

Công an xã Tam Dương Bắc (tỉnh Phú Thọ) đã kịp thời ngăn chặn xe tải chở 23 con lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi đang trên đường về Hải Phòng tiêu thụ.
Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 69/2025/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 181/2025/NĐ-CP.
Lào Cai: Triệt phá đường dây vận chuyển hơn 235 kg bạc tinh khiết qua biên giới

Lào Cai: Triệt phá đường dây vận chuyển hơn 235 kg bạc tinh khiết qua biên giới

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai vừa triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép kim loại quý hiếm xuyên biên giới, thu giữ 235 kg bạc tinh khiết và bắt giữ nhiều đối tượng người Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chuyên án LC725.
Công an TP. Hà Nội đột kích bắt khẩn cấp"nữ hoàng livestream", lộ doanh thu 834 tỷ đồng, trốn thuế 12,5 tỷ

Công an TP. Hà Nội đột kích bắt khẩn cấp"nữ hoàng livestream", lộ doanh thu 834 tỷ đồng, trốn thuế 12,5 tỷ

Ngày 10/7/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội tạm giữ đối tượng Nguyễn Thị Thu Hường vì trốn thuế. Vụ việc hé lộ doanh thu khủng hơn 834 tỷ đồng và số tiền trốn thuế lên đến 12,5 tỷ đồng, gây chấn động dư luận.
Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 26/2023 về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, trong đó nổi bật là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô thân thiện với môi trường thông qua việc điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Luật số 68/2025/QH15) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2025 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.