Shyp, một startup có trụ sở tại San Francisco cung cấp dịch vụ theo yêu cầu trong vấn đề giao nhận hàng hóa.. Mô hình hoạt động của công ty đã thu hút được 62 triệu USD và được kỳ vọng thay đổi được ngành công nghiệp logistic.Tuy nhiên, mặc dù mô hình có vẻ đi đúng hướng nhưng những tồn tại bất ổn trong vận hành, định giá, hay sai lầm trong lựa chọn đối tượng khách hàng đã khiến startup này phải đóng cửa vào đầu năm 2018. Kevin Gibbon – CEO của Shyp đã thừa nhận định hướng sai và việc không nghe lời khuyên từ các cố vấn là nguồn gốc dẫn đến thất bại của startup triệu đô này. Hay ngay như tại Việt Nam, hàng loạt dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử sớm chết yểu mặc dù hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư đình đám. Câu chuyện càng rõ ràng hơn khi một thương hiệu cafe gây được tiếng vang lớn khi gọi vốn thành công 5 triệu USD từ các nhà đầu tư cũng ngậm ngùi đóng cửa.

Một bài học được các startup rút ra đó là ý tưởng hay là tốt nhưng thực thi ý tưởng thế nào mới quan trọng (Execution is the king). Các founder đều thừa nhận việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành khiến startup gặp khó khăn trong quá trình vận hành. Các startup cần có những khóa học hỗ trợ thiết thực để giúp nâng cao năng lực quản trị. Bên cạnh đó, cần phải tìm cho mình một người cố vấn phù hợp để được tiếp cận được kiến thức mới, những mảng tối mà founder chưa được sáng tỏ, dẫn đến sự khó khăn trong tiếp cận hay sự lạc lối trên các chặng đường đi.

Hiện tại có 310 công ty khởi nghiệp “kì lân” – thuật ngữ chỉ những công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD. Các công ty này đã huy động được 256 tỷ USD từ các nhà đầu tư và có giá trị vốn hóa đạt 1.052 tỷ USD.Những công ty khởi nghiệp thành danh như Airbnb, trị giá hơn 30 tỷ USD hay như công ty thanh toán Stripe hiện đã được định giá hơn 20 tỷ USD. Đấy là những công ty công nghệ nổi tiếng nhất thế giới với một đặc điểm chung là trải qua các khóa học tăng tốc (accelerator) dành cho startup ngay khi họ bắt đầu khởi nghiệp.

Tại sao những khóa đào tạo này lại thực sự quan trọng đối với những công ty ở giai đoạn đầu? Bởi những tổ chức tăng tốc mang lại cho startup nguồn vốn, cộng đồng và những người cố vấn. Đó là một điều vô giá đối với bất kỳ công ty khởi nghiệp nào. Thế giới khởi nghiệp đã chứng kiến thất bại nhiều hơn thành công nhưng các tổ chức accelerator mang đến những bước đi vững chắc cho các founder tham vọng, tăng cơ hội thành cho startup.

Được thành lập từ năm 2011, TFI mong muốn đem lại những chương trình huấn luyện khởi nghiệp, làm tiền đề phát triển cho các startup Việt Nam, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và vươn tầm ra thế giới.

Nguyễn Thành Lộc  – CEO & Founder của Gigantec Media vừa tốt nghiệp TFI khóa 7 chia sẻ rằng, để nhận thức thức rõ ràng hơn về sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp, anh và cộng sự của mình Bùi Quang Trung đã trai qua 4 tháng đào tạo tại TFI.

Gigantec Media nhận ra rằng họ cần phải tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm người dùng, và hiểu được vai trò quan trọng của công nghệ. Cũng giống như vậy, Hiếu Nguyễn – CEO & Founder của Telepro rất khao khát,  nóng lòng để áp dụng những concept, kiến thức học được trong chương trình TFI vào thực tế. Khi mà anh nhận thấy tầm nhìn và mục tiêu của mình với Telepro đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh việc tăng trưởng ổn định doanh thu, Telepro cũng đã có số lượng tư vấn viên đăng ký tăng gấp đôi khi các founder vừa học vừa thực hành với các huấn luyện viên tại TFI. Với những kiến thức và mạng lưới sau khóa học, Hiếu Nguyễn tự tin rằng mình đã sẵn sàng để đối phó với bất cứ điều gì sẽ xảy ra trong hành trình khởi nghiệp.

Đó là một điều khác biệt được tao ra khi những nhà founder này trải qua một khóa đào tạo bài bản cũng như nhận được các bài học từ những mentor, huấn luyện viên. Một thực tế hiện nay là có rất nhiều startup Việt thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị và tầm quan trọng của quản trị công ty. Trong khi đó, các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư thường sẽ xem xét kỹ năng quản trị công ty của người điều hành công ty để đầu tư. Và khi nhận được vốn, nếu cơ chế quản trị công ty không ổn sẽ gây ra mâu thuẫn giữa người điều hành với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính thuần tuý.

Tại khóa học TFI, các founder nhận thấy rõ ràng hơn về nguồn nhân sự chính là chìa khoá thành công của startup. Các nhà đầu tư luôn coi trọng về yếu tố con người, về đội nhóm, tầm nhìn người đứng đầu startup, doanh nghiệp khởi nghiệp phải hiểu biết về thị trường, dự án của mình đang ứng ở đâu.

“Startup nào cũng đều có ý tưởng rất hay, nhưng sự thành công và khác biệt lại nằm ở cách triển khai. Quan trọng là chúng ta cần ra những quyết định đúng và truyền được ý tưởng, sức mạnh cho đội ngũ của mình.” Toản Nguyễn – CEO & Founder của Recruitery chia sẻ.

“Ngoài ra thương hiệu hay ý tưởng lớn muốn thành công thì đều phải vận hành tốt hàng ngày. Công ty phải được thiết kế và vận hành tinh gọn, tối ưu hóa nhân lực, các chi phí mà vẫn tăng hiệu quả. Đó là bài toán kinh doanh mà các founder luôn phải tính toán kỹ. Startup Clavis Aurea đã nhanh chóng xây dựng được phương pháp định hướng và vận hành kinh doanh hiệu quả sau khi hoàn thành khóa học. Qua đó, giúp xây dựng được những nền tảng vững chắc để Clavis Aurea có thể phát triển nhanh và bền vững” anh Cường Nguyễn – CEO & Founder Clavis Aurea chia sẻ.

Vậy, có kiến thức và được đào tạo sẽ đảm bảo thành công? Không ai có thể dám chắc điều đó, tuy nhiên, khi nghiên cứu các startup được đào tạo thì tỉ lệ thành công của họ thường cao hơn. Đó là lý do các khóa học và chương trình đào tạo cho các founder rất cần thiết.

Nhiều gương mặt startup nổi bật, truyền cảm hứng trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam bước ra từ chương trình Topica Founder Institute như Appota, Beeketing, Monkey Junior, Kyna, FreelancerViet, Atadi, ZinMed, Wisami,…là một minh chứng tiêu biểu.

Trải qua 14 tuần huấn luyện tập trung khắc nghiệt và 2 buổi Mentor Review, từ 41 học viên, 7 founder tốt nghiệp chương trình Topica Founder Institute khoá 7 đã có buổi thuyết trình gọi vốn trước hơn 40 quỹ đầu tư.  Các startup đã nhận được sự quan tâm lớn và nhiều câu hỏi từ các nhà đầu tư và khách mời. Đặc biệt sau phần thuyết trình và phản biện thuyết phục, Clavis Aurea, Recruitery và Telepro nhận được rất nhiều điểm số 5 (điểm số cao nhất trong thang điểm) từ các Quỹ và nhà đầu tư. 3 startup này cũng đang trong quá trình đàm phán để có được hợp đồng đầu tư với giá trị cao hơn sau sự kiện.

Nhận xét về buổi thuyết trình, các startup đều cho rằng đây là trải nghiệm đáng nhớ giúp họ có thêm kinh nghiệm để thực hiện các vòng gọi vốn sau này. Những kiến thức mà họ học được, cùng với những hỗ trợ tài chính từ Quỹ Insiginia Ventures Partners sẽ là hành trang quý giá giúp họ có thể tiến tới trở thành những “kì lân công nghệ” trong tương lai.

Oanh Phạm