Thứ bảy 19/07/2025 11:04
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Giảm giờ làm dưới góc nhìn của doanh nghiệp

12/10/2020 00:00
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có nội dung giảm giờ làm từ 48 giờ xuống 44 giờ/ tuần vẫn đang tiếp tục được lấy ý kiến từ các cơ quan, bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Các doanh nghiệ

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban về các vấn đề Xã hội sáng 2/10/2019, cho ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) nhiều đại biểu đã "mổ xẻ" về thời gian làm việc bình thường của người lao động. Đại biểu Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh uỷ Đăk Lăk, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp hiện làm việc 40 giờ một tuần, còn khu vực doanh nghiệp là 48 giờ mỗi tuần, thể hiện sự bất bình đẳng nên ông đề nghị bổ sung nội dung này vào báo cáo trình Quốc hội. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị giảm giờ làm của khu vực doanh nghiệp xuống 44 giờ mỗi tuần để giảm bớt sự bất bình đẳng giữa hai khối. Khi đó, người lao động sẽ được nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật, tạo điều kiện cho họ chăm sóc gia đình, tái tạo sức khoẻ. "Không để khu vực doanh nghiệp làm việc quần quật trong khi khu vực hành chính sự nghiệp nhàn nhã. Đây là xu hướng tiến bộ trên thế giới, chúng ta là nước chủ nghĩa xã hội thì không có lý do gì không thực hiện tiến bộ ấy", ông Cường nói.

Các doanh nghiệp sản xuất cho rằng giảm giờ làm khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Đồng tình với quan điểm này, Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng bổ sung, có báo cáo nói 30% cán bộ công chức "sáng cắp ô đi tối cắp ô về" nên phải loại bỏ số lao động "hưởng lương mà không làm việc" và tăng giờ làm cho đội ngũ còn lại. "Nhiều cán bộ nhàn nhã, thiếu trách nhiệm, trong khi đó chúng ta lại kéo dài thời gian làm việc của những người chân lấm, tay bùn. Quốc hội phải bênh vực người dân yếu thế". Nêu ý kiến trái ngược, Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Trương Anh Tuấn cho biết, khi tổ chức lấy ý kiến về đề xuất giảm giờ làm của người lao động trong các doanh nghiệp xuống còn 44 giờ, những người lao động trực tiếp lại có ý kiến hoàn toàn khác. "Họ nói, lương của chúng tôi được tính theo sản phẩm hoặc tính theo giờ lao động, nếu luật mà quy định giảm giờ làm là chúng tôi nghỉ ăn luôn", đại biểu Trương Anh Tuấn nói và cho biết thêm, đã có những công nhân xây dựng kể rằng, để đảm bảo tiến độ công trình, chủ lao động yêu cầu đi làm là họ phải đi. Xung quanh vấn đề này, tại các buổi họp góp ý, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dệt may, da giày, thủy sản... cho rằng, việc giảm giờ làm mỗi tuần xuống còn 44 giờ là không khả thi, sẽ làm tăng gánh nặng.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày và Túi xách Việt Nam, ngành da giày đang sử dụng 1,5 triệu lao động và việc tuyển dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn. Nếu giảm giờ làm việc, doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm lao động hoặc đầu tư vào máy móc, làm tăng thêm chi phí. Nếu áp dụng giờ làm việc 44 giờ/tuần, doanh nghiệp da giày sẽ phải tuyển dụng thêm 10% lao động, trong khi đó lao động ngành này đang thiếu hụt. Các nhà máy da giày đang phải sử dụng cả lao động 50 tuổi do không thể tuyển thêm. “Việc giảm thời gian làm việc sẽ giúp cho lao động được nghỉ ngơi thêm. Nhưng trên thực tế là lao động phổ thông có thể không ở nhà nghỉ ngơi mà sẽ đi nhậu nhẹt hoặc làm thêm như đi giúp việc, chạy xe Grab. Trong khi nguồn thu nhập chính sẽ giảm do giảm giờ làm”, bà Xuân cho biết. Còn bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản nêu quan điểm, hiện nay doanh nghiệp đang rất khó tuyển lao động, trong khi tiền lương từ 2011 đến nay đã tăng gấp 3 lần. Việt Nam không còn lợi thế nhân công giá rẻ, chỉ còn lợi thế về nhân công chăm chỉ, cần cù, có tay nghề... Nếu rút thời gian làm việc chỉ còn 44 giờ mỗi tuần, các đơn hàng có thể chuyển sang các nước khác.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết: Việc giảm giờ làm thêm trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn sẽ làm gia tăng gánh nặng. Từ đó, gây tác động xấu tới doanh nghiệp và nền kinh tế. Hiện nay, ngay cả khi Việt Nam quy định về giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần thì các doanh nghiệp của nhiều ngành nghề như dệt may, da giày đã phải bố trí làm thêm giờ hết thời gian được phép 300 giờ/ năm theo quy định. Với ngành dệt may, xét trên quy mô sản xuất hiện tại, nếu giảm mỗi tuần 4 giờ làm việc, tức là giảm 208 giờ/lao động/ năm thì kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm tối thiểu trên 3 tỷ USD/năm. Hơn nữa, để duy trì cùng một khối lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ phải tuyển thêm lao động, gây phát sinh chi phí hàng nghìn tỷ đồng. Trong điều kiện hiện ngành dệt may đang khan hiếm lao động, có sự cạnh tranh để tuyển lao động, nhất là lao động có tay nghề, chưa kể làm tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đề xuất giảm giờ làm là không khả thi.

“Xu hướng chung của thế giới khi kinh tế phát triển đạt đến trình độ nhất định, nhiều quốc gia đã giảm giờ làm việc tiêu chuẩn cho người lao động. Tuy nhiên, Việt Nam là nước đang phát triển, nếu giảm 4 giờ làm việc trong 1 tuần có nghĩa là giảm 8,3% lượng của cải vật chất mà các đối tượng chịu tác động của Bộ luật Lao động đóng góp vào GDP cho xã hội, tức là sẽ giảm GDP và GDP/người. Như vậy là rất khó theo kịp các nước trong khu vực. Thử đưa ra phép tính, nếu giảm 4 giờ/tuần x 52 tuần x 2,8 triệu lao động = 582.400.000 giờ. Rồi sau đó lấy 582.400.000 giờ/ 2.288 giờ/lao động/năm = 254.500 lao động. Chi phí tăng thêm khi giảm thời gian làm việc của toàn ngành = 254.500 người x 8 triệu đồng/người/tháng x 12 tháng = 24.432 tỷ đồng/năm”, ông Trương Văn Cẩm phân tích.

Bà Nguyễn Thành - Phó Giám đốc Nhân sự Công ty May Sơn Hà: Quy định người lao động trong khối doanh nghiệp làm 48 giờ/tuần như hiện nay là phù hợp, thuận lợi cho doanh nghiệp, bởi đặc thù của ngành sản xuất thủ công là tính thời vụ. Nếu giảm giờ làm, không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Nhiều đơn hàng sinh lãi nhưng vì không thể đáp ứng tiến độ và yêu cầu về thời gian của khách hàng khiến chúng tôi phải từ chối nhận. Chưa kể dây truyền máy móc sẽ không hoạt động tối đa công suất khiến chi phí của doanh nghiệp tăng cao. Chúng tôi mong muốn Quốc hội xem xét sửa đổi quy định về giờ làm trong Bộ luật Lao động sao cho số lượng giờ làm phù hợp với đặc tính, đặc thù của ngành dệt may.

Ông Nguyên Văn Khiêm - Tổng Giám đốc Công ty Giày Thượng Đình: Theo tôi, giảm giờ làm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, bởi người lao động muốn làm nhưng theo Luật lại không được làm. Với các doanh nghiệp sản xuất, áp lực tiến độ giao hàng rất quan trọng, nếu giảm giờ làm, chúng tôi không thể đáp ứng đầy đủ các đơn hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường xuyên phải đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội, gồm trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; trách nhiệm về bảo vệ môi trường; trách nhiệm với người lao động; trách nhiệm chung với cộng đồng. Vì vậy, thời gian lao động phải hợp lý cho từng giai đoạn, nếu như áp đặt sẽ rất khó cho doanh nghiệp.

Bảo Ngọc

Tin bài khác
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.