Thứ tư 16/07/2025 03:16
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cán cân thương mại sẽ duy trì trạng thái tích cực

12/10/2020 00:00
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng đầu năm 2020 ước tính xuất siêu 6,5 tỷ USD, mức khá cao nếu so với cùng kỳ năm ngoái là 1,8 tỷ USD.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới mà hoạt động thương mại hàng hoá của Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng và thặng dư thương mại tăng đột biến, có thể nói là điều đáng mừng. Tuy nhiên đằng sau đó cũng có những vấn đề cần cảnh báo sớm.

Điểm sáng khu vực trong nước

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2020 ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Song sự sụt giảm này là do chiều nhập khẩu hàng hoá. Bởi số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đạt 145,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2%; trong khi nhập khẩu đạt 139,33 tỷ USD, giảm 2,9%. Khu vực kinh tế trong nước là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 7 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tăng cao 13,5%, nhập khẩu tăng 1,5%.

can can thuong mai se duy tri trang thai tich cuc

Việt Nam cần tiếp tục lưu ý về khả năng trở thành thị trường tạm nhập tái xuất của các nước

Trong 7 tháng có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong số các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ có 2 nhóm là đạt kim ngạch tăng trưởng cao, gồm điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,1 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,4 tỷ USD, tăng 27,1%. Các nhóm hàng còn lại đều sụt giảm hoặc tăng nhẹ.

Kim ngạch xuất khẩu của đa số các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Đơn cử như rau quả giảm 12,3%; cà phê giảm 0,5%; hạt điều giảm 4%; cao su giảm 20,3%; hạt tiêu giảm 20,6%. Duy nhất sản phẩm gạo đạt 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% (lượng giảm 1,4%). Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nền nông nghiệp của các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, mưa đá, hạn hán, nạn châu chấu hoành hành… làm suy giảm nguồn cung trên thị trường nông sản thế giới. Đây là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng khắp các thị trường nhập khẩu lớn. “Chính phủ cần có các biện pháp đúng đắn, tận dụng triệt để cơ hội này”, VEPR khuyến nghị.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, mức tăng trưởng dương vẫn tập trung vào 2 thị trường lớn và trọng điểm nhất. Đó là Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%. Trong khi đó, các thị trường lớn khác đều chưa thể phục hồi, như EU giảm 5,9%; ASEAN giảm 15,4%; Nhật Bản giảm 5%; Hàn Quốc giảm 0,4%. So sánh với các quý trước, có thể thấy Việt Nam chưa có tiến triển nhiều trong việc đa dạng hoá thị trường thương mại.

Sẽ duy trì thặng dư đến cuối năm

Một điều đáng chú ý là xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc tăng đột biến. Số liệu do Tổng cục Hải quan công bố hồi giữa tháng 7 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại của Việt Nam sang 2 thị trường lớn nhất là EU và Mỹ đều sụt giảm ở mức lần lượt là 22,3% và 5,2%. Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc lại tăng tới 141,6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu điện thoại sang Trung Quốc cũng chiếm tới 17%, không thấp hơn nhiều so với hai thị trường đứng đầu là EU (22,1%) và Mỹ (18%). Một số thị trường nhỏ hơn cũng sụt giảm ở mức khá mạnh, như Algeria giảm 99,7%; Kuwait giảm 88,2%; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 68,73%. Nguyên nhân được cho là do Samsung đã đóng cửa toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc trong các năm 2018-2019. Do vậy, tập đoàn này sẽ xuất khẩu điện thoại từ Việt Nam sang Trung Quốc để tiêu thụ.

Có thể nói, sự tăng cao bất thường của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện đã góp phần tạo nên thặng dư thương mại trong 7 tháng đầu năm nay. Bên cạnh đó, theo chia sẻ của một chuyên gia thuộc Bộ Công thương, hiện nay tăng trưởng nhập khẩu đang giảm tốc nhanh hơn xuất khẩu. Thậm chí tính chung trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đã giảm gần 3% trong khi xuất khẩu vẫn tăng nhẹ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã chủ động giảm khối lượng nguyên liệu xuống mức thấp hơn so với con số thông thường, do các đơn hàng mới có xu hướng sụt giảm. Sự giảm tốc nhanh hơn của nhập khẩu cũng lý giải vì sao chênh lệch giữa cán cân xuất khẩu và nhập khẩu trong 7 tháng lại lớn và gây ra thặng dư thương mại cao gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái như vậy.

Với những diễn biến như trên, có thể nói tình hình thương mại hàng hoá trong các tháng cuối năm 2020 sẽ là một ẩn số lớn. Bởi lẽ giá trị xuất khẩu trong các tháng gần đây là kết quả của những đơn hàng đã được ký kết từ đầu năm 2020, thậm chí là được ký trong năm 2019. Trong khi theo phản ánh của các hiệp hội, ngành hàng, với tình hình đơn hàng sụt giảm trong tương lai, đồng thời chỉ số sản xuất công nghiệp cũng sụt giảm mạnh, thì nguồn cung hàng hoá xuất khẩu trong các tháng cuối năm và sang cả năm 2021 chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm.

Trước mắt, theo các chuyên gia, gần như chắc chắn Việt Nam vẫn giữ được mức thặng dư tương đối cao trong cả năm 2020. Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, cán cân thương mại dự kiến tiếp tục duy trì trạng thái tích cực từ nay đến cuối năm, dự báo xuất siêu khoảng 8-10 tỷ USD. Đây là yếu tố rất quan trọng để giúp cho cán cân tổng thể của Việt Nam duy trì được thặng dư, góp phần đảm bảo thực hiện tốt các cân đối vĩ mô quan trọng.

Lan Hương

Tin bài khác
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.