Thứ năm 03/07/2025 11:27
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bao nhiêu tỷ phú, đại gia bỏ mạng, dân Việt vẫn phải vui hết mình

12/10/2020 00:00
"Tại sao ở các nước giá mua một lít rượu bằng mua 3 lít sữa mà của chúng ta mua 3 lít rượu bằng 1 lít sữa... Tôi đã nói rất mạnh. Nhưng mấy ông văn hóa không nghe, cuối cùng quy định chỉ cấm quảng cáo rượu trên 15 độ, còn các cái khác thì không”.

Đây là những chia sẻ của nguyên Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên xung quanh dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia được Quốc hội thảo luận vào hôm nay 16/11.

Bộ Y tế không nhiều kinh phí để lobby dự án luật !

Ông Nguyễn Văn Tiên cho biết, đây là dự án luật mang tính xã hội và tương đối nhạy cảm giống dự án luật phòng chống tác hại thuốc lá nhưng rất tiếc ở dự án luật này Bộ Y tế nói chung, ban soạn thảo không có nhiều kinh phí để tổ chức các hoạt động vận động, tuyên truyền.

“Khi chúng tôi làm dự án luật thuốc lá thấy vô vàn các cuộc hội thảo mit tinh khác nhau, đủ các loại và cuối cùng cũng thông qua được Luật dù không được mãn nguyện nhưng cũng tương đối.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên

Nhưng đối với dự án luật này mặc dù rất tích cực nhưng không có nhiều các hoạt động cho nên những thông tin trao đổi không được nhiều”, ông Tiên bày tỏ.

Ông cho biết ngay tại Tổ chức Y tế thế giới cũng không xây dựng được công ước khung về rượu bia (trong khi thuốc lá đã xây dựng được) mà chỉ đưa ra chiến lược. Vì sao lại như vậy? Bởi nếu đưa ra công ước khung, khi các nước ký thì bắt buộc nước đó phải ban hành luật. Còn chiến lược thì ngược lại.

“Điều này có nghĩa là chúng ta có thể hiểu ngầm đằng sau nó là ngành công nghiệp rượu bia góp tiền, ủng hộ cho các chính sách của WHO…Trên quy mô thế giới họ còn bị như vậy, chắc chắn là bị bên này đấm, bên kia đá làm cho dự án luật bị rơi vãi dần đi".

"Tuy nhiên dự thảo luật của ta vẫn giữ được những điểm chính của dự án luật”, ông Tiên thông tin.

Theo đó, khuyến nghị của WHO quy định rất mạnh về quảng cáo, nhiều nước đã theo. Việt Nam lúc đầu cũng muốn quy định mạnh mẽ việc cấm rượu bia và đã được lồng vào trong Luật Quảng cáo. “Tôi đã nói rất mạnh. Nhưng mấy ông văn hóa không nghe, cuối cùng quy định chỉ cấm quảng cáo rượu trên 15 độ, còn các cái khác thì không”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên cũng chỉ ra quy định về điểm bán rượu bia cũng đã không còn là quy định cứng trong dự thảo luật trình ra Quốc hội, thay vào đó quy định giao cho các tỉnh tùy điều kiện KT – XH quy định điểm bán, giờ bán. Song quy định này theo ông là “thả gà mà không biết có đuổi được hay không”.

“Vì nếu giao cho các tỉnh, các tỉnh có làm hay không cũng tùy. Chúng ta phải gia hạn đến năm bao nhiêu tất cả các tỉnh phải có quy định về nơi bán, thời gian bán trên nguyên tắc gì đó thì các tỉnh mới làm. Còn không sẽ rất khó. Ví dụ như UBND tỉnh Hà Tĩnh còn khuyến nghị người dân uống bia do đó chúng tôi thấy quy định điểm bán, giờ bán yếu, thất bại so với các nước”, ông Tiên nhấn mạnh.

Đưa ra dẫn chứng, ông Tiên kể lại có lần ông đi công tác ở Mỹ với cán bộ Cục phòng chống HIV/AIDS. Trong đoàn có một cán bộ dù hơn 30 tuổi những người thấp, bé khi ra siêu thị mua rượu bia, nhân viên dứt khoát không bán. Họ đưa ra lý do “anh là trẻ con, chưa đủ tuổi”.

Tai nạn kinh hoàng, ám ảnh tại Ngã tư Hàng Xanh , TP.HCM do một nữ doanh nhân say rượu gây ra khiến nhiều người chết

Một nội dung khác mà trong dự thảo luật cũng không bảo vệ được đó là quy định về giá, thuế. “Tại sao ở các nước giá mua một lít rượu bằng mua 3 lít sữa mà của chúng ta mua 3 lít rượu bằng 1 lít sữa có nghĩa là không có sữa để cho trẻ con uống (giá rất đắt) nhưng rượu lại rất rẻ, sữa rất đắt với trẻ con nhưng rượu lại rất rẻ đối với người lớn. Vậy thì dẫn đến tương lai dân tộc này như thế nào?.

Dù thế, điều này khi đưa ra đã bị phản đối, bắt buộc phải bỏ đi. “So với khuyến nghị của WHO luật này rất yếu, thôi thì “méo mó có hơn không” chúng ta cố gắng đưa ra một luật mang tính chất cảnh báo xã hội người dân mà sau này có dịp lồng ghép vào các chính sách khác để dần dần luật này hoàn thiện hơn”, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên bày tỏ.

Rượu chỉ để nếm, không phải để uống xả láng

Nói về văn hóa rượu bia, ông Tiên chia sẻ, các cụ đã tổng kết rồi: rượu sinh ra chỉ để nếm, nếm có nghĩa là rất ít chứ không phải để xả láng như bây giờ mà ai cũng nói là văn hóa rượu bia, văn hóa dân tộc theo tôi nên xem xét lại những khái niệm này. Thời xưa nó khác thời bây giờ.

Như ở Hàn Quốc – trước kia đa số nông thôn, bây giờ khi đã đô thị hóa hoàn toàn, tất cả giỗ Tết họ chỉ làm trong một ngày và ngày ấy các con cháu về. Họ thay đổi như vậy, chúng ta không nên lấy cái ngày xưa để nói luật này không hợp với hoàn cảnh.

Còn đối với một số ý kiến cho rằng uống rượu giúp “tinh hoa phát tiết”, ông Tiên viện dẫn nghiên cứu của GS Từ Giấy (ông Lang khoai) đã tổng kết uống rượu qua 4 giai đoạn: Hưng phấn (đẹp, mặt đỏ hồng hào) đó là giai đoạn con công; giai đoạn thứ 2 là hăng hái phát biểu lung tung (giai đoạn con khỉ); giai đoạn thứ 3 đến giai đoạn uống nhiều quá hung hăn lên, thậm chí đánh nhau (đó là giai đoạn con sư tử) và giai đoạn thứ 4 là giai đoạn nằm ì, ngủ thậm chí nôn (giai đoạn con lợn).

“Uống rượu là như vậy. Chúng tôi nghĩ, thực tế những người nghiên cứu lâu năm, đúc kết rất là đúng”, ông Tiên nhấn mạnh. Dự luật ra đời theo ông Tiên vì lợi ích quốc gia đặc biệt lợi ích sức khỏe con người.

Đây là vấn đề cao nhất- bao nhiêu những nhà tỷ phú, đại gia cũng bỏ mạng. Có bao tiền đi nữa cũng không mua được sức khỏe do đó bảo vệ sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất" - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên chốt lại.

Doanh thu 50 tỷ nhưng chi phí cho những hệ lụy lên tới 65 tỷ Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, với dân số trên 94 triệu người, tiêu thụ mỗi năm của cả nước vào khoảng 305 triệu lít rượu, 4,1 tỷ lít bia. Đáng chú ý, xu hướng uống rượu ở tuổi trẻ gia tăng, nguy hại lớn với sức khỏe người dân.Ngoài ra, trung bình có khoảng 36% vụ tai nạn liên quan đến rượu bia, chưa tính đến hậu quả dẫn đến bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng…

Theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chi phí cho tiền mua rượu, bia mỗi năm của người dân Việt Nam rất lớn, khoảng 4 tỷ USD/năm, trong khi giá trị xuất khẩu gạo chỉ 2,41 tỷ USD.

Thu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia rượu vào ngân sách nhà nước khoảng 50 nghìn tỷ đồng, nhưng mức thấp nhất chi phí bỏ ra cho việc phòng chống tác hại rượu bia, trong đó có bệnh tật, tai nạn, không có việc làm lên tới 65 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, tỷ lệ uống rượu, bia nguy hại đang ở mức cao, cụ thể: 44,2% nam giới và 1,2% nữ giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại (tức là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên).

N.Huyền

TAGS:

Tin bài khác
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.