Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho biết: Các nhà nhập khẩu thế giới đánh giá cao về chất lượng, thời gian giao hàng, các yêu cầu chứng chỉ xanh, giá thành sản phẩm gỗ của Việt Nam nên dù kinh tế toàn cầu có sụt giảm nhưng họ vẫn có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp gỗ nội thất. Vấn đề là doanh nghiệp làm thế nào để tiếp cận được những khách hàng có nhu cầu này. Chính vì vậy, những người làm xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ phải “đi chợ” tìm khách hàng.
Trước đó, cũng đã có những nhận định về việc kỳ vọng về sản phẩm gỗ xuất khẩu vào quý II/2023 ở thị trường Mỹ, khi thị trường này có dấu hiệu giảm lạm phát giảm.
Từ quý III, kinh tế thế giới, đặc biệt một số nền kinh tế lớn sẽ hồi phục sức mua, thương mại quốc tế sẽ sôi động trở lại và đạt được những bước tăng trưởng khả quan.
“Để đón đầu những dự báo lạc quan đó, các doanh nghiệp vẫn phải theo dõi chặt chẽ, sát sao tình hình, cũng như những diễn biến mới trên thế giới thông qua các tham tán, các thương vụ. Sự hồi phục nhu cầu về hàng hóa, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng nông sản, lương thực thực phẩm chế biến ở những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, và cả những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sẽ khởi sắc hơn”, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại nhận định.
Ngọc Phi (TH)