![]() |
Một tòa nhà thuộc Đại học Thanh Hoa (Ảnh: Shutterstock). |
Ngày càng nhiều tỷ phú Trung Quốc đua nhau rót hàng tỷ USD để xây dựng các trường đại học tư nhân, theo SCMP. Từ lĩnh vực đồ uống, kính xây dựng đến bán dẫn, các tỷ phú Trung Quốc đang tích cực thành lập trường học nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài và góp phần vào chiến lược tự chủ công nghệ của đất nước tỷ dân.
Đây là hệ quả từ sự thay đổi trong cách giới tinh hoa nước này phân bổ tài sản, đặc biệt khi Bắc Kinh đang đẩy mạnh chiến lược tự chủ trong các ngành công nghệ cao. Đối với các tỷ phú Trung Quốc, việc thành lập các trường đại học mới là cơ hội để kiếm tiền và chứng minh rằng họ đã đi theo đường lối ‘chính trị đúng đắn’. Ngoài ra, đây cũng sẽ là cái nôi giúp phát hiện nhân tài và thúc đẩy nhiều lĩnh vực của đất nước.
Tháng trước, đại gia ngành đồ uống Zhong Shanshan đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi công bố kế hoạch chi 40 tỷ nhân dân tệ (5,5 tỷ đô la Mỹ) trong thập kỷ tới để thành lập một trường đại học tư thục có tên là Đại học Tiền Đường.
Ông Zhong, người sáng lập công ty đồ uống đóng chai khổng lồ Nongfu Spring, cho biết Đại học Tiền Đường sẽ có tầm nhìn rõ ràng: thúc đẩy nghiên cứu khoa học, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và bồi dưỡng nhân tài hàng đầu trong các lĩnh vực chiến lược.
![]() |
Nhà sáng lập công ty nước đóng chai Nongfu Spring của Trung Quốc Zhong Shanshan. |
Chỉ vài ngày trước thông báo của Zhong, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chấp thuận cho Đại học Khoa học và Công nghệ Fuyao (FYUST) - một tổ chức mới được thành lập với khoản tài trợ 10 tỷ đô la Mỹ từ ông Cao Dewang, Chủ tịch của nhà sản xuất thủy tinh Fuyao Group - bắt đầu tuyển sinh trong năm nay.
Trong khi đó, Viện Công nghệ Phương Đông (EIT), một trường đại học ở thành phố cảng phía đông Ninh Ba do đại gia ngành bán dẫn Yu Renrong tài trợ, đang chuẩn bị chào đón những sinh viên đại học đầu tiên vào cuối năm nay, sau khi tuyển sinh đợt ứng viên tiến sĩ đầu tiên vào năm 2022.
Ông Yu cam kết đầu tư 30 tỷ nhân dân tệ (4,12 tỷ USD) để biến EIT thành trung tâm nghiên cứu công nghệ ứng dụng hàng đầu.
Hay đơn cử với riêng tỷ phú Jack Ma, ông cũng lập quỹ mang tên chính mình vào tháng 12/2014, hàng năm tuyển chọn 100 giáo viên trên cả nước để trao giải thưởng trị giá 100.000 nhân dân tệ (hơn 13.600 USD), quỹ ông nhằm tập trung vào giáo dục, tinh thần kinh doanh, lãnh đạo phụ nữ và bảo vệ môi trường.
Quỹ cũng điều hành một chương trình tên là Sáng kiến Hiệu trưởng nông thôn. Mỗi năm, 20 hiệu trưởng được chọn để trao giải thưởng 500.000 nhân dân tệ (hơn 68.000 USD) nhằm giúp họ nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
Những trường đại học do tỷ phú Trung Quốc tài trợ, như Đại học Bắc Kinh Geely và Đại học Tây Hồ (Westlake University), đã mở đường cho xu hướng này. Điểm chung của các trường này là mục tiêu hỗ trợ chiến lược quốc gia, giải quyết các nút thắt công nghệ và đào tạo nhân tài để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm tại Trung Quốc.
Các trường đại học tư thục mới được thành lập sẽ chia sẻ một mục tiêu chung: hỗ trợ chiến lược quốc gia, giải quyết các nút thắt về công nghệ và đào tạo nhân tài có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp của Trung Quốc phát triển.
Năm 2024, báo cáo của Viện nghiên cứu Hurun chuyên theo dõi các khoản đóng góp của tầng lớp giàu có Trung Quốc cho thấy, khoảng 70% các nhà tài trợ ưu tiên cho giáo dục, tăng đáng kể từ con số 58% vào năm 2023.
Phó khoa Viện Quảng Châu, ông Li Mingbo, cho biết Trung Quốc đang rất cần nguồn nhân lực có kỹ năng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp. Ông cho rằng các trường đại học truyền thống của Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp.
"Nếu không có thế hệ chuyên gia mới, Trung Quốc có nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu", ông Li cảnh báo.
Ông cũng nhận định rằng hiện nay, các doanh nghiệp đang tích cực thúc đẩy đổi mới công nghệ hơn so với các trường đại học. Do đó, việc các doanh nhân tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân lực là điều dễ hiểu.
Báo cáo từ Viện nghiên cứu Hurun theo dõi các khoản đóng góp của những người Trung Quốc giàu có phát hiện ra rằng 70% các nhà tài trợ hàng đầu của đất nước này ưu tiên giáo dục, tăng từ 58% vào năm 2023.
Nhà kinh tế học Ma Guangyuan có hơn 5 triệu người theo dõi trên nền tảng blog Weibo, cũng đồng tình với chủ trương cần có thêm nhiều trường đại học do doanh nhân hậu thuẫn hơn để thúc đẩy đổi mới đất nước.
Trao đổi với trang tin SCMP, ông Donald Dai, Giám đốc điều hành tại một công ty công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến, tin rằng: “Đầu tư vào khoa học và công nghệ là điều đúng đắn về mặt chính trị”. Sự trỗi dậy của các trường đại học do giới tỷ phú hậu thuẫn cũng diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo cấp cao kêu gọi các doanh nhân đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Đơn cử, trong chuyến thăm tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc vào năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khuyến khích các doanh nhân học hỏi tấm gương của ông Zhang Jian, một nhà buôn cuối triều đại nhà Thanh, người đã thành lập hơn 300 trường học khắp cả nước.