Thứ bảy 09/11/2024 00:39
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Xét xử vụ FLC: Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù

05/08/2024 18:10
Sau 2 tuần xét xử và nghị án, chiều 5/8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 50 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).
aa

Sau 2 tuần xét xử và nghị án, chiều 5/8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 50 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).

Ảnh minh họa
Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Vũ Quang Huy tuyên án với các bị cáo. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Theo đó, bị cáo Trịnh Văn Quyết (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt) bị Tòa tuyên 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Quyết là 21 năm tù.

Cùng bị truy tố về 2 tội danh này, 7 bị cáo khác gồm: Trịnh Thị Minh Huế (sinh năm 1981, Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC; em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết) bị Tòa tuyên phạt 14 năm tù. Trịnh Thị Thúy Nga (sinh năm 1979, Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC; thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS - tiền thân là Công ty Cổ phần chứng khoán FLC; em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết) 8 năm tù. Hương Trần Kiều Dung (sinh năm 1978, Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty BOS) 8 năm 6 tháng tù. Trịnh Văn Đại (sinh năm 1966, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros - Công ty Faros) 11 năm tù. Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1977, Trưởng nhóm Vật tư cảnh quan, Phòng Mua sắm và cung ứng vật tư, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên FLC Land - Công ty FLC Land) 6 năm tù. Trịnh Tuân (sinh năm 1984, cựu Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên FLC Land - Công ty FLC Land) 4 năm 6 tháng tù. Nguyễn Thị Hồng Dung (sinh năm 1972, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) 4 năm tù.

Ảnh minh họa
Bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt) bị Tòa tuyên phạt 21 năm tù. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Tòa tuyên phạt 42 bị cáo còn lại trong vụ án với các mức án từ 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 7 năm tù 6 tháng tù về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Trong vụ án này còn có bị can Doãn Văn Phương (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng Faros) hiện đang bỏ trốn, bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

Bản án sơ thẩm xác định, trong vụ án này, các bị cáo đã lợi dụng hoạt động của thị trường chứng khoán để thực hiện tội phạm, gây mất niềm tin trong xã hội, làm ảnh hưởng đến niềm tin và quyền lợi của các nhà đầu tư. Trong số các bị cáo, Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu, trực tiếp chỉ đạo, các bị cáo khác là đồng phạm tham gia giúp sức cho bị cáo Quyết. Hành vi của bị cáo trước là tiền đề để các bị cáo sau thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, cần phải xử lý nghiêm các bị cáo với mức hình phạt tương xứng với tính chất mức độ thực hiện hành vi phạm tội.

Hội đồng xét xử xác định, quá trình diễn ra phiên tòa, lời khai của các bị cáo là phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, phù hợp với lời khai của các bị hại… khẳng định việc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về các tội danh nêu trên là hoàn toàn có cơ sở. Tòa cũng xác định số bị hại của vụ án sau khi rà soát lại danh sách, lý lịch là hơn 25.000 người. Đây là những người mua cổ phiếu của Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) lần đầu, bị Trịnh Văn Quyết và các bị cáo khác đưa thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nâng khống vốn góp từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng

Ảnh minh họa
Các bị cáo nghe tòa tuyên án. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Bản án sơ thẩm nêu rõ, với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi gian dối tăng khống vốn góp chủ sở hữu tại Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, sau đó hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán. Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư. Để chiếm đoạt được tiền, Trịnh Văn Quyết giao Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động để hợp thức hồ sơ nâng vốn khống, đồng thời nhờ một số cá nhân đứng tên là cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty Faros, ký hợp thức các thủ tục nâng khống vốn góp và hợp thức sử dụng vốn góp khống, ghi nhận thông tin gian dối này vào Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.

Các bị cáo thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã sử dụng những thông tin gian dối trên Báo cáo tài chính kiểm toán và hồ sơ tài liệu của Công ty Faros cung cấp để chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE.

Hội đồng xét xử nhấn mạnh: Với động cơ, mục đích, thủ đoạn nêu trên, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán 391.155.480 cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho hơn 25.000 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng. Để xảy ra hậu quả trên, có sự tham gia giúp sức tích cực của các bị cáo trong vụ án vào quá trình nâng khống vốn góp, ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư, hợp thức dòng tiền từ vốn góp khống; xác định vốn góp khống; chấp thuận niêm yết cổ phiếu… để tạo điều kiện giúp Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu được hình thành từ vốn góp chủ sở hữu khống, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.

Tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng thị trường chứng khoán

Bản án sơ thẩm nêu rõ, với mục đích thu lợi bất chính trên thị trường chứng khoán thông qua các cổ phiếu đã niêm yết của các công ty trong Tập đoàn FLC, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế mượn giấy tờ cá nhân của 45 cá nhân là người thân, nhân viên thuộc Tập đoàn FLC để thành lập, đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán đứng tên các cá nhân, pháp nhân. Đồng thời, chỉ đạo cấp khống tiền cho các tài khoản thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART như: Liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp nội nhóm (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu), mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở của đóng cửa, đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu nói trên, thu lợi bất chính số tiền hơn 723 tỷ đồng.

Trong đó, riêng mã chứng khoán AMD thực hiện hành vi thao túng trong giai đoạn từ ngày 26/5/2017 đến ngày 13/7/2017 thu lợi bất chính 39 tỷ đồng, trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Cơ quan điều tra đã đề nghị Ủy ban Chứng khoán nhà nước xử lý theo quy định tại Điều 29 Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, yêu cầu Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Minh Huế nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Do vậy, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự số tiền thu lợi bất chính của 4 mã chứng khoán HAI, GAB, ART và FLC với số tiền hơn 684 tỷ đồng.

Theo Hội đồng xét xử sơ thẩm, để Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga thao túng thị trường chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng, có sự tham gia giúp sức tích cực của các bị cáo khác trong Tập đoàn FLC trong việc ký nghị quyết, chỉ đạo cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, sử dụng mua chứng khoán không có tài sản đảm bảo (cấp khống tiền) trái pháp luật. Một số bị cáo còn cho Trịnh Thị Minh Huế mượn giấy tờ cá nhân để thành lập công ty, mở các tài khoản chứng khoán để thao túng thị trường chứng khoán, giúp Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính trên sàn chứng khoán.

Kim Anh (TTXVN)

Tin bài khác
Đại diện các công ty thuộc Tập đoàn Tuần Châu yêu cầu làm rõ việc trả 6.095 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

Đại diện các công ty thuộc Tập đoàn Tuần Châu yêu cầu làm rõ việc trả 6.095 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

Đại diện Tập đoàn Tuần Châu yêu cầu Tòa án phúc thẩm làm rõ nghĩa vụ hoàn trả 6.095 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa xét xử dân sự.
Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn khống xăng dầu “khủng” ở Quảng Ninh

Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn khống xăng dầu “khủng” ở Quảng Ninh

Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Quảng Ninh vừa triệt phá thành công đường dây mua bán hóa đơn khống xăng dầu quy mô lớn, gây thất thu ngân sách hàng trăm tỷ đồng.
Phát hiện, tạm giữ hơn 1 tấn khô bò “bốn không”

Phát hiện, tạm giữ hơn 1 tấn khô bò “bốn không”

Phát hiện, tạm giữ hơn 1 tấn khô bò “bốn không” (không có nhãn hiệu; không ghi xuất xứ; không có ngày sản xuất và hạn sử dụng; không có hóa đơn, chứng từ theo quy định).
Truy tìm Tổng Giám đốc Nippon Epc cầm 171 tỷ đồng của đối tác rồi bỏ trốn

Truy tìm Tổng Giám đốc Nippon Epc cầm 171 tỷ đồng của đối tác rồi bỏ trốn

Tổng Giám đốc Nippon Epc đang bị Công an TP. Hồ Chí Minh thông báo truy tìm do không liên lạc với các thầu phụ, tắt điện thoại, không thanh toán cho đối tác.
Cục Quản lý thị trường Phú Thọ: Tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết hàng thật - hàng giả

Cục Quản lý thị trường Phú Thọ: Tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết hàng thật - hàng giả

Tại Hội chợ Thương mại hàng tiêu dùng thành phố Việt Trì năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết hàng thật - hàng giả của một số thương hiệu.
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra đấu giá khoáng sản đợt 1 năm 2024

Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra đấu giá khoáng sản đợt 1 năm 2024

Công an tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra lại quá trình đấu giá khoáng sản đợt 1 năm 2024 nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và thực thi đúng quy định pháp luật.
Xử phạt cơ sở gây ngộ độc thực phẩm tại Lào Cai

Xử phạt cơ sở gây ngộ độc thực phẩm tại Lào Cai

Hộ kinh doanh Phạm Thị Thuyết - Cơ sở nấu ăn tại căng tin trường Cao đẳng Lào Cai (tỉnh Lào Cai) bị đình chỉ hoạt động và xử phạt 83,05 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Phú Thọ

Triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Phú Thọ

Cục Quản lý Thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ triển khai Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Vì sao ca sĩ Quốc Kháng và bà chủ nhà thuốc Mỹ Châu bị bắt?

Vì sao ca sĩ Quốc Kháng và bà chủ nhà thuốc Mỹ Châu bị bắt?

Vụ ca sĩ Quốc Kháng và bà chủ nhà thuốc Mỹ Châu bị bắt vì lừa đảo 9 tỷ đồng đang gây chấn động. Cả hai bị cáo buộc "chạy án" và lừa đảo.
Phát hiện sản phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm

Phát hiện sản phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
Tổng cục Thuế quản chặt các sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới

Tổng cục Thuế quản chặt các sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới

Trường hợp sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới kê khai chưa đúng doanh thu, Tổng cục Thuế sẽ tiến hành đối chiếu dữ liệu và thực hiện thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu gian lận hoặc trốn thuế.
Thanh Hóa: Nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và môi trường

Thanh Hóa: Nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và môi trường

Vừa qua, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và phát hiện nhiều vi phạm, trong đó có Công ty Đức Minh; Khu dịch vụ thương mại Sao Nông của Công ty Cường Phát; Công ty Việt Lào; Công ty Dabaco.
Sở Y tế Hà Nội phạt Bò nhúng dấm 555 - Giảng Võ vì không có chứng nhận ATTP

Sở Y tế Hà Nội phạt Bò nhúng dấm 555 - Giảng Võ vì không có chứng nhận ATTP

Bò nhúng dấm 555 (địa chỉ 138A Giảng Võ, quận Ba Đình) bị Sở Y tế Hà Nội xử phạt vì không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP khi kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Phú Thọ: Xử phạt hơn 371 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Phú Thọ: Xử phạt hơn 371 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ, trong tháng 10/2024, lực lượng QLTT đã có tổng số 105 vụ kiểm tra (bằng 74% so với cùng kỳ 2023).
Bộ Y tế chỉ đạo thanh, kiểm tra hoạt động cơ sở phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ

Bộ Y tế chỉ đạo thanh, kiểm tra hoạt động cơ sở phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các Sở Y tế địa phương xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như hoạt động tạo hình thẩm mỹ vượt quá phạm vi được cấp phép.