Thứ tư 19/02/2025 14:58
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Xã Tượng Sơn (Nông Cống- Thanh Hóa): Khai thác đất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân

15/03/2023 14:04
Thời gian qua, người dân sinh sống tại xã Tượng Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa) rất bức xúc về tình trạng khai thác các mỏ đất đã và đang dần phá vỡ đi hệ sinh thái tự n

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn xã Tượng Sơn có 4 mỏ đất được cấp phép khai thác làm vật liệu san lấp, trong đó 1 mỏ đã đóng cửa vào tháng 5/2022, hiện còn 3 mỏ đang hoạt động, cụ thể: Mỏ DHT, Mỏ đất Huy Hoàng, Mỏ Mê Kông.

Quan sát tổng quan trên các khu vực đã và đang khai thác, PV ghi nhận những quả đồi bị đục khoét nham nhở, những ngọn núi đang xanh bị bạt ngang sườn, đào sâu đến hàng chục mét so với mặt đường, cột điện chạy dưới lòng hồ, những hố nước sâu sau khai thác chưa được hoàn thổ, nhiều vách đất cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, làng xóm chìm trong bụi, đường giao thông nông thôn ngập nguạ bùn đất mỗi khi mưa lũ… Sống chung với bụi đã trở thành thói quen đối với người dân tại các khu vực mỏ khai thác đất ở xã Tượng Sơn.

Những ngọn núi đang xanh bỗng nhiên bị bạt ngang sườn để lấy đất
Những ngọn núi đang xanh bị bạt ngang sườn để lấy đất.

Được biết, trước khi bị khai thác, đó là những quả đồi được phủ keo, tràm xanh ngắt. Ngoài thu nhập từ lúa nước thì cây keo, cây tràm cũng là một nguồn thu nhập không nhỏ, góp phần cải thiện đời sống cho người dân ở một xã thuần nông. Bên cạnh đó, những quả đồi xanh còn là “cỗ máy điều hòa” không khí, là đầu nguồn chắn nước những ngày mưa lũ cho người dân sống trong khu vực. Thế nhưng, cùng với sự phát triển hạ tầng, nhu cầu dùng đất san lấp tăng cao đã khiến những quả đồi trở thành mục tiêu của các dự án khai thác. Người dân, trước những cuộc thương thảo đã sẵn sàng bán đi những quả đồi mà gia đình mình sở hữu. Tiếp theo đó, những người mua đất lập dự án xin cấp phép mỏ khai thác đất làm vật liệu san lấp, để rồi những quả đồi tròn trịa, những cánh rừng xanh ngắt đã được khai thác. Hậu quả của việc chặt cây, phá rừng, xẻ núi lấy đất là mỗi khi có mưa lớn, nước trên cao dồn xuống làng, cuốn theo bùn đất, sình lầy xô đổ tường chắn, tràn vào nhà dân, đường làng ngập ngụa bùn đất, mạch nước ngầm bị rút cạn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Bà N.T.T ở thôn Đức Phú Vân chỉ tay vào đoạn tường rào vừa xây lại, nói: Đợt mưa lớn trước, nước chảy từ trên núi xuống cuốn phăng hơn hai chục mét tường rào nhà tôi, nước tràn vào nhà, kéo theo bùn đất. Tình huống lúc đó nước đến nhanh không kịp trở tay, nó như một cơn lũ ống. "Người ta khai thác đất nên không còn cây cối chắn nước, các con khe cũng không còn, hồ lắng ở công trường khai thác cũng không đủ sức chứa nên mỗi lần mưa lớn là người dân ở bên dưới công trường như chúng tôi gánh hậu quả"- anh H.A con bà T chia sẻ thêm.

Nước tràn qua nhà dân, đổ ra đường dân sinh như lũ về (Ảnh cắt từ video do người dân cung cấp)
Nước tràn qua nhà dân, đổ ra đường dân sinh như lũ về (Ảnh cắt từ video do người dân cung cấp).

Bà N ở thôn Phúc Thịnh cũng bức xúc: Từ khi có mỏ đất làm cho cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn, trời nắng thì bụi, mưa thì nước trên núi đổ xuống nhà cửa, vườn tược, ao hồ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của gia đình.

Cùng với những hậu quả từ việc rừng bị khai thác là sự chảy máu, lãng phí tài nguyên, môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động khai thác đất tại các điểm mỏ trên địa bàn. Tình trạng này đã kéo dài gần chục năm tại xã Tượng Sơn. Các lực lượng chức năng cũng đã có các biện pháp xử lý nhưng trước nguồn lợi từ hoạt động khai thác đất mang lại thì các biện pháp xử phạt hành chính 5- 10 triệu đồng liệu có kiểm soát được thực trạng? Điển hình có đơn vị được cấp phép khai thác 2 năm nhưng đã đề nghị và được chấp thuận gia hạn đề án đóng cửa mỏ tới 3 lần với tổng thời gian lên tới 1 năm.

Bên cạnh đó, tình trạng khai thác khoáng sản để mất mốc giới, khai thác ngoài mốc giới, vượt công suất cho phép, khai thác quá độ sâu cho phép, không đúng thiết kế mỏ, gây mất an toàn lao động, sử dụng đất không đúng mục đích…cũng là vấn đề đang được dư luận quan tâm trước thực trạng khai thác đất trên địa bàn xã Tượng Sơn.

Những vách đất dựng đứng cao hàng chục mét tại một điểm khai thác trên địa bàn xã Tượng Sơn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động
Những vách đất dựng đứng cao hàng chục mét tại một điểm khai thác trên địa bàn xã Tượng Sơn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động.

Trên thực tế, tình trạng lợi dụng diện tích đất đồi núi đã được giao tại các khu vực khai trường, lợi dụng diện tích đất đồi núi đã được giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam san gạt, tận thu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đã xảy ra. Đáng nói, đã có tai nạn lao động chết người tại một mỏ khai thác trên địa bàn.

Hoạt động khai thác, vận chuyển đất gây ô nhiễm môi trường, làm hư hỏng đường giao thông, ảnh hưởng đến đời sống người dân hầu hết đã bị cơ quan chức năng xử phạt theo quy định. Địa phương có mỏ cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và cương quyết xử lý đối với những hành vi vi phạm, nhất là khai thác ngoài mốc giới, chưa được cấp phép, gây ô nhiễm môi trường…, Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thì phải đảm bảo an toàn lao động, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên thực tế, những vấn đề đó có được kiểm soát khi mà các công tường khai thác vẫn rầm rộ với hàng trăm lượt xe vào ra mỗi ngày, tại các điểm khai thác vẫn còn đó những vách đất dựng đứng, bầu không khí ở Tượng Sơn luôn luôn chìm trong bụi đất, người dân phải che chắn tứ bề vẫn không ngăn nổi bụi trắng nhà, thế nhưng việc tưới nước lại chỉ được thực hiện theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”?

Cuộc sống của người dân ngập trong bụi dù đã che chắn tứ phía
Cuộc sống của người dân ngập trong bụi dù đã che chắn tứ phía.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tuấn- Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho biết: Hiện trên địa bàn xã còn 3 mỏ đang hoạt động, chúng tôi cũng đang rất nỗ lực giám sát, nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng các yêu cầu trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, trong hoạt động khai thác đất thì ô nhiễm môi trường và bụi bẩn là điều khó có tránh khỏi.

Được biết, ngoài các mỏ đang trong thời gian hoạt động trên địa bàn, năm 2022, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư bất động sản Xuân Hùng đã có công văn xin chấp thuận mỏ đất san lấp tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt trữ lượng. Như vậy, trong thời gian tới, việc khai thác đất trên địa bàn xã Tượng Sơn có khả năng sẽ được tăng cường hơn khi mỏ đất mới được đưa vào đấu giá.

Phục vụ nhu cầu san lấp của các dự án là việc làm cần thiết, tuy nhiên cần phải có biện pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa hoạt động khai thác và việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân... là vấn đề cần được các cấp, ngành chức năng quan tâm.
Lâm Ngọc

Bài liên quan
Tin bài khác
Bình Thuận: Tăng tốc hoàn thiện quy hoạch phân bổ đất đai

Bình Thuận: Tăng tốc hoàn thiện quy hoạch phân bổ đất đai

Ngày 17/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận, ông Phan Văn Đăng, đã diễn ra cuộc họp trực tuyến nhằm lắng nghe báo cáo và thảo luận về dự thảo "Kết quả thực hiện phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh và đề xuất điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn hướng tới năm 2050".
Đề xuất làm tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình

Đề xuất làm tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình

UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh thống nhất nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội, nhằm tăng cường giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thuế bất động sản: Giải pháp ngăn chặn đầu cơ hay thách thức thị trường ?

Thuế bất động sản: Giải pháp ngăn chặn đầu cơ hay thách thức thị trường ?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang nóng lên với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động đầu cơ, câu hỏi về việc áp dụng thuế bất động sản thứ 2và thuế theo thời gian đang thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Hòa Bình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai dự án giao thông quan trọng

Hòa Bình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai dự án giao thông quan trọng

Theo quyết định này, diện tích rừng trồng được chuyển đổi là 10,23 ha, nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà tại Bình Phước

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà tại Bình Phước

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Phước, được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh, đồng thời kết nối giao thông liên vùng giữa Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
Đánh thuế bất động sản theo thời gian liệu có hợp lý?

Đánh thuế bất động sản theo thời gian liệu có hợp lý?

Bộ Tài chính vừa đưa ra một đề xuất gây chú ý trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập Cá nhân sửa đổi, trong đó đưa ra phương án đánh thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ.
Tín dụng là “chìa khóa” để phát triển nhà ở xã hội

Tín dụng là “chìa khóa” để phát triển nhà ở xã hội

Để nhà ở xã hội phát triển bền vững, cần cơ chế tín dụng ưu đãi và chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư. Các giải pháp mới đang được kỳ vọng sẽ cải thiện nguồn cung.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Tăng về giá cả và lượng mở bán

Thị trường căn hộ Hà Nội: Tăng về giá cả và lượng mở bán

Năm 2024, thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận sự bùng nổ trong lượng mở bán và mức giá chào bán tăng mạnh. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã có sự cải thiện đáng kể.
Đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành qua Bình Phước sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành qua Bình Phước sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Tỉnh Bình Phước phê duyệt đoạn cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đi qua địa bàn tỉnh vào cuối năm 2024. Đoạn tuyến này có chiều dài 6,6km với tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương đóng góp 1.000 tỷ đồng, phần còn lại 474 tỷ đồng đến từ ngân sách tỉnh.
Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Việc triển khai đồng thời cả hai nhóm dự án – đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các khu đô thị, hạ tầng và phát triển nhà ở xã hội – cho thấy tầm nhìn chiến lược của Bình Dương.
Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Với quyết tâm cao và nỗ lực không ngừng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định quan trọng, cũng như trình HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo sự phù hợp với Luật Đất đai 2024.
Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Dự thảo Nghị định về miễn, giảm tiền thuê đất năm 2025 và các điều chỉnh mới về giá đất tại TP HCM sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp. Những thay đổi này khiến chi phí đất đai tăng cao, tạo ra những thách thức không nhỏ.
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Bộ Xây dựng muốn hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển của đô thị.
Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Dù có sự cải thiện nguồn cung và pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng 2025 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thanh khoản yếu và sự thận trọng từ nhà đầu tư.
300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, 300/705 đơn vị cấp huyện hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.