Thứ hai 16/09/2024 15:35
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

WB: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại

03/10/2023 14:20
Mặc dù các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương hầu như đã phục hồi sau cú sốc kể từ năm 2020, bao gồm cả đại dịch Covid-19, nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm lại.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong báo cáo công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cắt giảm dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương do nhu cầu suy giảm trên toàn cầu và tại Trung Quốc, lãi suất cao và thương mại suy giảm.

Theo hãng tin CNBC trích dẫn báo cáo mới nhất của World Bank, các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2023. Con số này thấp hơn so với ngưỡng dự báo được đưa ra hồi tháng 4 trước đó là 5,1%. Tới năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này được kỳ vọng ở ngưỡng 4,5%, tiếp tục bị cắt giảm so với dự báo 4,8% đưa ra hồi tháng 4.

Ngân hàng Thế giới giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc ở mức 5,1%, nhưng hạ ước tính năm 2024 xuống 4,4% từ mức 4,8% trước đó. Cơ quan này trích dẫn “các yếu tố cấu trúc dài hạn”, mức nợ tăng cao ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản là lý do khiến Trung Quốc bị hạ dự báo tăng trưởng.

Ngân hàng Thế giới cho biết: “Trong khi các yếu tố trong nước có thể ảnh hưởng chủ yếu đến tăng trưởng ở Trung Quốc, thì các yếu tố bên ngoài sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng ở hầu hết các nước còn lại trong khu vực”.

Mặc dù các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương hầu như đã phục hồi sau chuỗi cú sốc kể từ năm 2020, bao gồm cả đại dịch Covid-19, và sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng Ngân hàng Thế giới cho biết, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm lại.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro cho biết: “Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Trong trung hạn, việc duy trì tăng trưởng cao sẽ đòi hỏi cải cách để duy trì khả năng cạnh tranh công nghiệp, đa dạng hóa các đối tác thương mại và giải phóng tiềm năng nâng cao năng suất và tạo việc làm của ngành dịch vụ”.

Tăng trưởng ở các quốc gia còn lại trong khu vực dự kiến sẽ tăng 4,7% vào năm 2024, do sự phục hồi của tăng trưởng toàn cầu và các điều kiện tài chính nới lỏng bù đắp cho tác động của khủng hoảng tài chính, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và các biện pháp chính sách thương mại ở các nước khác.

Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và khả năng xảy ra thiên tai, bao gồm cả các hiện tượng thời tiết cực đoan, cũng là những rủi ro đối với triển vọng kinh tế của khu vực.

Ngân hàng Thế giới nhận thấy sự gia tăng đáng kể của nợ chính phủ nói chung cũng như mức nợ doanh nghiệp tăng vọt, đặc biệt là ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng, mức nợ chính phủ cao có thể hạn chế cả đầu tư công và tư nhân. Nợ tăng cao có thể dẫn đến lãi suất cao hơn, điều này sẽ làm tăng chi phí vay đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nợ chính phủ trên GDP tăng 10 điểm phần trăm có liên quan đến sự sụt giảm 1,2 điểm phần trăm trong tăng trưởng đầu tư. Tương tự, nợ tư nhân trên GDP tăng 10 điểm phần trăm có liên quan đến sự sụt giảm 1,1 điểm phần trăm trong tăng trưởng đầu tư.

Ngoài nợ chính phủ và tư nhân, World Bank cũng ghi nhận Ngân hàng cũng ghi nhận mức nợ hộ gia đình tương đối cao ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan so với các thị trường mới nổi khác. Nợ hộ gia đình cao có thể có tác động tiêu cực đến tiêu dùng do thu nhập sẽ được sử dụng nhiều hơn để trả nợ, dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu. Các tính toán cho thấy nợ hộ gia đình tăng 10 điểm phần trăm sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng 0,4 điểm phần trăm.

Trên toàn khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới cho biết, chi tiêu hộ gia đình vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch. Ngược lại, xu hướng bán lẻ tại Trung Quốc hiện nay lại ổn định hơn so với trước đại dịch do giá nhà giảm, thu nhập hộ gia đình tăng trưởng yếu hơn, tiết kiệm phòng ngừa gia tăng và nợ hộ gia đình cũng như các yếu tố cơ cấu khác, chẳng hạn như dân số già đi.

Trang Anh (T/h)

Tin bài khác
Nỗ lực khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Nỗ lực khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Sau bão số 3, khu vực miền Bắc đang khẩn trương khôi phục sản xuất nông nghiệp. Các địa phương và Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều biện pháp như bơm thoát nước, thu hoạch kịp thời...
Apple tăng 20% giá sửa chữa iPhone thế hệ mới

Apple tăng 20% giá sửa chữa iPhone thế hệ mới

Việc Apple tăng giá dịch vụ thay thế pin cho iPhone 16 Pro và Pro Max được giải thích bởi cấu trúc pin mới của 2 mẫu này khiến quy trình thay thế phức tạp hơn.
Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Vĩnh Phúc tỉnh đã phân bổ 57.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cho 1.815 dự án, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng vốn.
Hiệp hội Nữ Doanh nhân thành phố Hà Nội hướng về vùng lũ ở Bắc Giang

Hiệp hội Nữ Doanh nhân thành phố Hà Nội hướng về vùng lũ ở Bắc Giang

Hiệp hội Nữ Doanh nhân thành phố Hà Nội chung tay đóng góp những phần quà gửi tặng cho người dân bị ảnh hưởng cơn bão số 3 tại phường Quang Châu, thị xã Việt Yên, Bắc Giang.
Ngành ngân hàng chung tay khắc phục hậu quả bão lũ số 3 gây ra

Ngành ngân hàng chung tay khắc phục hậu quả bão lũ số 3 gây ra

Dưới sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngành ngân hàng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp đảm bảo hoạt động và hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
lp-bank
tms-group
dic-vu-minh-tuan
sanghai-fair