Vietnam Airlines sắp mở đường bay thẳng từ Hà Nội – Milan Vietnam Airlines chuyển về Ga T3 Tân Sơn Nhất: Hành khách cần lưu ý gì? |
Giá trần lỗi thời, không còn phù hợp thực tiễn
Vietnam Airlines cho rằng mức trần giá vé máy bay nội địa hiện hành, được ban hành từ năm 2015, đã không còn phản ánh đúng biến động chi phí thực tế. Trong bối cảnh chi phí đầu vào, đặc biệt là giá nhiên liệu, tăng mạnh theo thời gian, việc giữ nguyên mức trần giá suốt gần một thập kỷ khiến các hãng bay gặp khó khăn trong việc cân đối tài chính và duy trì hiệu quả hoạt động.
Theo ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, mỗi khi giá nhiên liệu tăng thêm 1 USD/thùng, hãng phải gánh thêm khoảng 12 tỷ đồng chi phí nhiên liệu. Với tần suất bay dày đặc và độ phụ thuộc cao vào nhiên liệu, những biến động này nhanh chóng bào mòn lợi nhuận, trong khi mức giá trần cố định lại khiến doanh nghiệp không thể chủ động điều chỉnh giá bán để bù đắp chi phí tăng cao.
![]() |
Vietnam Airlines lại muốn bỏ trần giá vé, xin ưu tiên slot bay. |
Việc duy trì trần giá vé khiến Vietnam Airlines không thể linh hoạt thiết lập mức giá phù hợp với từng thời điểm, từng đường bay và nhu cầu thị trường. Điều này khiến hãng gặp hạn chế trong việc tối ưu doanh thu, khó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ hay tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh cốt lõi như nâng cấp đội tàu bay hay mở rộng mạng lưới tuyến.
Trước tình hình trên, Vietnam Airlines tiếp tục kiến nghị bỏ quy định về giá trần với vé máy bay nội địa. Hãng lập luận rằng việc tự do hóa giá vé sẽ giúp các hãng hàng không chủ động định giá theo chi phí vận hành thực tế, đồng thời khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, nâng cao dịch vụ và đa dạng hóa lựa chọn cho hành khách.
Theo quan điểm của Vietnam Airlines, trong một thị trường hàng không đang ngày càng phát triển và có sự tham gia của nhiều hãng bay, việc dỡ bỏ trần giá vé không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động hơn mà còn phù hợp với xu thế quốc tế. Quan trọng hơn, điều này sẽ tạo điều kiện để ngành hàng không nội địa phát triển bền vững hơn, thay vì bị bó buộc trong khuôn khổ giá cứng nhắc và lạc hậu. vụ và cạnh tranh lành mạnh.
Ưu tiên slot cho hãng hàng không quốc gia
Bên cạnh kiến nghị bỏ trần giá vé, Vietnam Airlines tiếp tục đề xuất được ưu tiên slot – tức khung giờ cất và hạ cánh – tại các sân bay trọng điểm như Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Hãng cho rằng, với vai trò là hãng hàng không quốc gia, việc được phân bổ giờ bay thuận lợi sẽ giúp tăng khả năng kết nối mạng lưới bay, tối ưu hiệu quả khai thác và phục vụ hành khách một cách chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, đề xuất này nhanh chóng vấp phải sự phản đối từ các chuyên gia và đại diện Bộ Xây dựng – đơn vị hiện phụ trách lĩnh vực giao thông. Họ lập luận rằng việc ưu tiên slot cho một hãng, dù là quốc doanh, sẽ làm méo mó thị trường và gây bất bình đẳng trong cạnh tranh, nhất là khi thị trường hiện đã có nhiều hãng cùng khai thác các sân bay lớn với nhu cầu slot ngày càng cao.
Các ý kiến phản biện nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW, việc dành ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước như Vietnam Airlines là không phù hợp. Thay vào đó, một sân chơi minh bạch, cạnh tranh công bằng mới là nền tảng quan trọng để thúc đẩy ngành hàng không phát triển bền vững, đồng thời tạo điều kiện để khối doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ.
Việc bỏ trần giá vé máy bay nội địa và ưu tiên slot cho hãng hàng không quốc gia là những vấn đề đang được tranh luận sôi nổi trong ngành hàng không Việt Nam. Trong khi Vietnam Airlines và một số hãng hàng không khác cho rằng đây là giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ, thì một số chuyên gia và cơ quan chức năng lại lo ngại về tác động tiêu cực đến cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng
Việc sửa đổi Luật Hàng không dân dụng Việt Nam theo hướng này sẽ cần được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của ngành hàng không trong nước.