Việc Mỹ ngày càng siết xuất khẩu chip AI được đánh giá sẽ giúp kích thích các công ty Trung Quốc tự chủ. Tại hội nghị East Tech West mới đây, Chloe Wang, Phó cChủ tịch Quỹ Yang Cheng có trụ sở tại Quảng Châu chia sẻ: "Chúng tôi nhận được tin rất tuyệt vời và tôi không cảm thấy ngạc nhiên về việc Mỹ tiếp tục cấm chip H100 và 800 xuất khẩu sang Trung Quốc".
Yang Cheng đã rót vốn vào một số công ty bán dẫn, AI, xe tự lái tại Trung Quốc. Ông Wang cho biết, một trong những doanh nghiệp chip AI tại Thượng Hải mà quỹ này đầu tư hiện được định giá hơn 3 tỷ USD. Một công ty chip AI khác cũng sẽ IPO trong năm nay. "Chúng tôi tin các nhà sản xuất này sẽ đóng vai trò dẫn đầu ở Trung Quốc và tạo ra hệ sinh thái của riêng mình. Và có lẽ sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống Cuda", bà nói.
Cuda là kiến trúc tính toán nổi tiếng do Nvidia phát triển. Trước đó, mẫu chip nổi tiếng của hãng này là H100 đã bị Mỹ cấm bán vào Trung Quốc. Tuần trước, Mỹ tiếp tục tăng cường lệnh hạn chế của mình lên hai dòng chip khác là A800 và H800. Đây đều là những mẫu chip tiên tiến phục vụ phát triển AI. Lý do được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra là lo ngại chúng có thể được sử dụng cho mục đích phát triển quân sự và hiện đại hóa.
Tuy nhiên, theo những nhà đầu tư công nghệ như Wang, các lệnh hạn chế này có thể trở thành động lực kích thích các công ty Trung Quốc tự phát triển.
"Tôi vẫn cảm thấy khá tin tưởng vào các doanh nhân Trung Quốc cũng như thị trường cơ sở người tiêu dùng”, bà Wang nhận định.
Công ty downstream đề cập đến các công ty hoạt động ở giai đoạn cuối của chuỗi cung ứng. Trong lĩnh vực chip, các công ty downstream có thể là các nhà sản xuất thiết bị điện tử, các công ty lắp ráp sản phẩm điện tử, nhà bán lẻ, nhà phân phối và các công ty kỹ thuật dịch vụ. Họ thường tập trung vào việc hoàn thiện và tiếp thị sản phẩm để đưa đến thị trường tiêu dùng.
Chloe Wang nói, có khoảng 1.500 công ty ở Trung Quốc tham gia thiết kế mạch tích hợp (IC) và thiếu hụt các hãng trong lĩnh vực đào tạo chip AI, với chỉ khoảng 20 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Trung Quốc muốn tăng sức mạnh tính toán lên 50% vào năm 2025, theo kế hoạch được một số Bộ của nước này công bố trong tháng 10. Làm như vậy được coi là cách quan trọng để phát triển AI, vốn cần chip tiên tiến để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ.
Gina Raimondo - Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết, lệnh cấm của chính phủ Mỹ được thiết kế để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến “bởi chúng có thể được sử dụng cho mục đích và hiện đại hóa quân sự”. Các quan chức Mỹ nói thêm rằng, không có ý định làm tổn hại đến sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Những tháng gần đây, sự chú ý lại đổ dồn vào gã khổng lồ công nghệ Huawei (Trung Quốc). Dòng smartphone Mate 60 mới nhất của Huawei sở hữu chip Kirin 9000s hỗ trợ 5G, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ đã tìm cách cắt đứt công ty Trung Quốc khỏi công nghệ này.
Kirin 9000s do SMIC (nhà sản xuất chip số Trung Quốc) sản xuất đã làm dấy lên mối lo ngại ở Mỹ và đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào điều đó có thể xảy ra. Ngoài ra, Mỹ còn xem xét kỹ lưỡng về việc liệu quy trình đang được sử dụng để tạo ra chip mới này có đủ hiệu quả trên quy mô lớn để duy trì sự trở lại của Huawei hay không.
Công ty Trung Quốc đã hứng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2019, khiến việc mua các linh kiện cần thiết để sản xuất điện thoại 5G trở nên khó khăn. Tuy nhiên, Huawei được cho là đang sử dụng các công cụ thiết kế chip của riêng mình và sản xuất chip trong nước để vượt qua những thách thức này.
Việc ra mắt điện thoại 5G mới sẽ là sự trở lại lớn của Huawei, công ty từng là một trong những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã làm giảm doanh số bán hàng của công ty, khiến họ bị Apple và Samsung bỏ xa.
Hãng nghiên cứu Counterpoint Research ước tính, chỉ riêng mẫu Mate 60 Pro sẽ đạt doanh số ít nhất 7 triệu máy, nếu "không có bất kỳ trục trặc nào về nguồn cung".
Hà Anh (t/h)